Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 24/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Lễ hội chọi trâu Hải Lựu: Vẹn nguyên giá trị dân gian Lễ hội chọi trâu Hải Lựu: Vẹn nguyên giá trị dân gian , Người xứ Nghệ Kiev
 
 
 
Dù lịch sử đã trải qua hơn 2000 năm nhưng những dấu ấn đẹp của Lễ hội chọi trâu Hải Lựu vẫn còn nguyên, đang được người dân nơi đây phục dựng, bảo tồn và phát huy.

 


 

Lễ hội chọi trâu Hải Lựu: Vẹn nguyên giá trị dân gian
ảnh minh họa

 

Để tưởng nhớ, suy tôn ông Thành hoàng làng - Thừa tướng Lữ Gia, hằng năm vào ngày 16, 17 tháng Giêng, nhân dân các tỉnh thành lân cận lại có dịp hội tụ về Hải Lựu (Sông Lô, Vĩnh Phúc) để tham dự lễ hội đặc sắc này. Mỗi dịp Xuân về, người dân vẫn truyền nhau câu ca: Dù ai đi đâu, ở đâu/ Tháng giêng mười bảy chọi trâu thì về/ Dù ai buôn bán trăm nghề/ Tháng giêng mười bảy nhớ về chọi trâu.

Lễ hội cổ xưa
Chúng tôi về Hải Lựu trong không khí mưa xuân lất phất, lòng đầy háo hức. Các cụ trong làng kể lại rằng, lễ hội đã có từ cách đây rất lâu đời. Tương truyền, thế kỷ 2 TCN, quân Hán xâm lược nước ta, nhà Triệu tan vỡ, Thừa tướng Lữ Gia bèn lui quân về vùng núi Hải Lựu để tổ chức đánh giặc. Sau mỗi trận thắng, Lữ Gia lại cho tổ chức chọi trâu để động viên quân sĩ, trâu sau khi chọi được giết để khao thưởng ba quân.
Trải qua mấy nghìn năm, với biết bao biến cố, thăng trầm của lịch sử,  đã có những lúc lễ hội bị gián đoạn, những tưởng sự quên lãng về một lễ hội dân gian truyền thống sẽ bị chôn vùi theo lớp bụi thời gian. Thế nhưng sự thức tỉnh về những giá trị văn hoá mang tính truyền thống của người dân đã góp phần đưa lễ hội trở thành một tập tục không thể thiếu vào mỗi dịp xuân về.  Năm 2002, Lễ hội Chọi trâu Hải Lựu đã chính thức được khôi phục lại. Nó đã góp phần tô thắm thêm giá trị lịch sử - văn hóa hào hùng của người dân Hải Lựu nói riêng, cả nước nói chung.
Lễ hội Chọi trâu Hải Lựu mang đậm nét văn hóa truyền thống gắn liền với những truyền thuyết, sự tích lịch sử về Lữ Gia và nghĩa quân. Lễ hội là nét văn hóa tiêu biểu của quê hương Vĩnh Phúc, mang đầy đủ hai yếu tố lễ và hội. Sau lễ trình trâu, lễ rước và lễ dâng hương là phần hội. Các "ông cầu” (trâu chọi)  đại diện cho các thôn, các hội và các đoàn thể trong xã tham gia vào vòng đấu loại trực tiếp. "Ông cầu” thắng sẽ đi tiếp vào vòng sau.
Các "ông cầu” thi đấu quyết liệt
Tuyệt  kỹ chọn "ông cầu”
Có lẽ nét văn hoá độc đáo của chọi trâu Hải Lựu là việc các "ông cầu” được các tập thể liên gia cùng tham gia nuôi dưỡng, huấn luyện (Mỗi tập thể thường là các xóm, thôn hoặc họ tộc, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, hội nông dân...). Hằng năm, khoảng tháng 7, tháng 8, mỗi thôn, làng lại cử người lên mạn Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Điện Biên... để tuyển trâu, tìm những giống trâu khoẻ đẹp, mông nở để mua về. Sở dĩ dân săn trâu Hải Lựu thích trâu ở những nơi đó vì những vùng này có nhiều đồi núi, trâu thường được sử dụng để kéo gỗ nên rất khỏe. Sau khi tậu về, trâu chọi được chăm sóc hoàn toàn khác với trâu thường, vì trâu chọi cần một chế độ thức ăn, chăm sóc công phu để đạt được sức khỏe tốt nhất và tuyệt đối không được dùng trâu để kéo cày.
Mỗi con trâu mua về được giao cho một gia đình tiêu biểu nuôi dưỡng, các gia đình khác có nghĩa vụ góp thức ăn nuôi trâu. Mua được các "ông cầu” đã không đơn giản, nhưng việc chăm sóc và huấn luyện càng khổ công hơn. Những người vinh dự được làng cử đi tìm và nuôi "ông cầu” phải là những người có uy tín trong làng xóm, có kinh nghiệm huấn luyện, gia đình phải thuận hòa, con cháu hiếu thảo. Thức ăn của trâu chọi ngoài cỏ voi, rơm, cây ngô, còn phải bổ sung thêm mật mía, lúa xay nát, thuốc B1 và thậm chí một số chủ trâu còn cho trâu uống cả… bia. Anh Nguyễn Tiến Cử - một tay luyện trâu cho hay: Nuôi trâu rất kén người chăm. Bản tính của trâu chọi rất hung dữ, đặc biệt là khi trâu được chăm sóc đầy đủ nên sẽ rất "sung”. Khi nhìn thấy đối thủ khác, trâu có thể chọi đến chết nên bất cứ mỗi khi trâu đi ra khỏi nhà, chủ trâu cũng cần phải quan sát trước sau cẩn thận mới dám dắt trâu đi.
Chen nhau để ngắm các "ông cầu”
Theo thông lệ hằng năm, cuộc so tài sẽ giành cho 24 "ông cầu” được chia thành 12 cặp đấu vòng loại, 12 trâu thắng sẽ tiếp tục tham gia vòng loại thứ hai, 6 trâu thắng sẽ tiếp tục vào vòng 3, 3 trâu thắng ở vòng loại thứ 3 sẽ đấu vòng tròn để tranh thứ hạng Nhất, Nhì... Năm nay, lễ hội có 28 "ông cầu” của 19 thôn và 9 tổ chức, đoàn thể trong xã Hải Lựu tham gia thi đấu, được mua về từ mọi miền đất nước.
Theo ông Hà Hữu Hoa - Phó BTC Lễ hội Chọi trâu Hải Lựu năm 2013, bên cạnh việc thành lập các Ban chỉ đạo, BTC, các tiểu ban phục vụ lễ hội, địa phương đã có những bổ sung cần thiết chỉnh sửa quy chế cho phù hợp với sự phát triển của lễ hội; các phương án bảo vệ sới chọi đã được chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm bảo đảm sự an toàn tuyệt đối cho du khách đến xem. Người dân Hải Lựu tin rằng, làng nào giành thắng lợi thì năm đó mùa màng bội thu, người dân mạnh khỏe, may mắn. Chính vì thế, ai cũng mong "ông cầu” của làng mình giành chiến thắng.
Thịt của trâu thắng hay thua cũng đều được bán với giá cao
Giá trị trường tồn
Sau những trận tranh hùng quyết liệt, trâu thắng hay thua đều được giết thịt. Miếng thịt trâu chọi sẽ làm món quà quý giá đầu năm cho những du khách về thăm lễ hội. Với quan niệm ăn thịt trâu chọi sẽ khỏe mạnh, may mắn cả năm, trong ngày đầu lễ hội (16 tháng Giêng), bên đường dẫn tới sới chọi, hàng trăm du khách đã chen nhau mua cho bằng được dù chỉ vài lạng. Nhiều người còn vào tận khu mổ trâu để đặt mua trước. Các chủ trâu cũng được dịp đội giá để kiếm lợi nhuận cao với giá bán từ 500.000 -700.000 đồng/kg. Năm nay, giải Nhất với tiền thưởng là 40 triệu đồng thuộc về "ông cầu” số 10 (của chủ trâu Đỗ Duy Hùng tại thôn Đồng Chủ) có bộ sừng hàm rết với các chiêu lật trái và móc mắt đối phương. Giá bán khi thịt của trâu thắng trận lên tới 3 triệu đồng/kg. Giải Nhì và Ba lần lượt nhận tiền thưởng là 35 triệu và 15 triệu đồng.
Lễ hội Chọi trâu Hải Lựu hằng năm thu hút hàng vạn người tham gia, không bó hẹp ở Vĩnh Phúc mà còn mở rộng ra các tỉnh khác như Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Nội,... Tất thảy mọi người về tham dự lễ hội để hòa nhập vào không gian sôi động, cầu một năm mới làm ăn phát đạt, mùa màng no ấm.


Nguồn đọc thêm: 
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=546171#ixzz2MCGrEvpH 
http://www.xaluan.com


  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65185754

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July