Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 24/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Tết với nét đẹp chùa Huế Tết với nét đẹp chùa Huế , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

 Ảnh minh họa/Internet

Từ mồng 1 Tết, các con đường lên chùa ở Huế như Trần Phú, Điện Biên Phủ... đông nghịt người. Sau một năm làm ăn bận rộn, người Huế lên chùa để lắng lòng mình, đồng thời cầu cho sức khỏe, may mắn và làm ăn thịnh vượng. Trong đó, cũng không thiếu những du khách tham quan, vãn cảnh chùa ngày xuân, thưởng thức trà bánh, xin chữ đầu năm, tạo thành nét đặc trưng của chùa Huế. Những ngôi chùa Huế chính là nơi gửi gắm tâm linh, mang trong mình bao nét văn hoá của vùng đất cố đô. Chùa Huế với không gian tĩnh tại, linh thiêng nhưng cũng ngập tràn sắc xuân của đất trời.

Huế được xem là kinh đô phật giáo và là thành phố có nhiều chùa nhất nước, khoảng hơn 100 ngôi chùa lớn, nhỏ, nhiều ngôi nguy nga do có sự đóng góp công sức của triều đình, tầng lớp quý tộc ngày trước, nhưng cũng không ít ngôi chùa mộc mạc gắn với làng quê của dân gian. Số lượng tăng ni, phật tử ở Huế cũng khá đông, chiếm gần 1/3 dân số thành phố Huế. Nếp chùa Huế về cơ bản vẫn tiếp nối truyền thống ngôi chùa Việt, nhưng tinh tế, không đồ sộ, khoa trương, ít rườm rà, không nhiều gian. Ngôi chùa thường là ngôi nhà rường bình dị, thân thiết, gần gũi dân gian. Chánh điện thường chỉ khiêm tốn có 3 - 5 gian, 2 chái, cắt mái 2 tầng nên nhẹ nhàng, thanh thoát hơn mái chùa nặng nề phía Bắc. Chái nhà hai bên dành cho Phương trượng, Trụ trì, Giám tự. Tiếp theo Chánh điện là chiếc sân trong bao quanh bởi Thiền đường, Tăng xá. Vườn Chùa trồng cây ăn trái, bố trí Tháp mộ các vị Tổ, Trụ trì, Tăng chúng. Sau vườn là khu canh tác, trồng hoa màu. Nội thất chùa bình dị, cân đối và không trang trí sặc sỡ.

Cách trung tâm thành phố chưa đầy 5km, chùa Từ Hiếu tọa lạc tại thôn Dương Xuân, xã Thủy Xuân, Tp Huế trên một ngọn đồi được bao bọc xung quanh bởi rừng thông xanh mướt, đường sá đi lại dễ dàng và khí hậu trong lành, mát mẻ nên lượng người lên chùa viếng cảnh thường rất đông. Tương truyền, chùa Từ Hiếu ban đầu chỉ là một cái am nhỏ có tên là An Dưỡng Am là do nhà sư Nhất Định lập ra để phụng dưỡng mẹ già. Cảm động trước tấm lòng hiếu kính của nhà sư, vua Tự Đức đã ban tặng tấm biển "Sắc tứ Từ Hiếu Tự", từ đó chùa có tên là Từ Hiếu. Các vị thái giám trong cung nội thường xuyên ghé thăm và góp tiền công đức để tu sửa và mở rộng ngôi chùa. Theo thời gian, mặc dù đã bị tàn phá nhiều nhưng nhìn chung, kiến trúc tổng thể của ngôi chùa hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Cấu trúc của chùa bao gồm nhiều phần: cổng chùa, sân vườn, chính điện, hậu điện. Cổng chùa được xây dựng theo kiểu vòm cuốn, bước qua cổng du khách sẽ bắt gặp một hồ nước hình bán nguyệt nuôi cá cảnh và trồng hoa sen. Trong những ngày nắng ấm, hồ sen tỏa hương thơm ngát, đàn cá bơi lội tung tăng tạo nên khung cảnh yên bình nơi cửa Phật. Chính điện được xây dựng theo kiểu ba gian hai chái, phía trước thờ Phật Tổ Như Lai, phía sau thờ Tả quân đô thống Lê Văn Duyệt và nhiều vị thần khác. Trong khuôn viên của chùa có nhiều cây trái sum suê và hồ nước uốn quanh xen lẫn tháp mộ của các vị thiền tăng đời trước. Đặc biệt, chùa Từ Hiếu còn là nơi chôn cất các phi tần triều Nguyễn và gần 30 ngôi mộ của các vị thái giám thời xưa... Chính vì thế, du khách đến đây không chỉ để chiêm nghiệm cửa Phật, mà còn để tìm hiểu một di tích lịch sử, văn hóa gắn liền với triều đại phong kiến nhà Nguyễn.

Chùa Huế cũng phát xuất ra các món ăn chay Huế khá phong phú. Cơm chay Huế vì thế là một trong những nghệ thuật nấu ăn lâu đời và nổi tiếng. Cơm chay giữ vị trí chủ đạo trong chùa và trong không ít gia đình đạo hữu thường tổ chức vào những ngày cúng kỵ và ăn chay kỳ hàng tháng (ngày rằm và mồng một). Nghệ thuật nấu cơm chay tồn tại và không ngừng được phát triển, nâng cao cùng với sự phát triển của đạo Phật ở Việt Nam nói chung và ở Huế nói riêng. Các thế hệ đầu bếp Phật tử nối tiếp nhau đã bổ sung và làm cho các món ăn chay ngày càng thêm phong phú. Các gia đình Phật tử ở Huế mời bạn bè ăn một bữa cơm chay là sự thể hiện lòng quý mến và trân trọng. Làm một bữa tiệc chay cho sang trọng thật khó, những người nội trợ Huế coi đó là cơ hội để họ trình diễn tài khéo léo của mình. Từ cách nấu các món ăn cho tới cách trình bày đẹp, hấp dẫn tạo cảm giác thích thú, ngon miệng không kém gì ăn mặn, trong khi nguyên liệu chỉ đơn thuần bằng phù trúc, đậu khuôn, đậu xanh, bánh tráng, nấm mèo...

Có người đã ví, đến Huế mà chưa từng tới một ngôi chùa nào thì cũng coi như chưa đến Huế. Chùa Huế có đặc điểm là thường có không gian rất rộng với vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng và kì vĩ, xung quanh chùa là cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và hoa nở bốn mùa. Một số ngôi chùa có đông người đến viếng thăm ở Huế ngày Tết là chùa Thiên Mụ, chùa Từ Đàm, chùa Từ Hiếu, chùa Diệu Đế, chùa Huyền Không Sơn Thượng…

Theo TTXVN


  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65179869

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July