Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 24/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Người Mông đón Tết Nguyên đán Người Mông đón Tết Nguyên đán , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

(Dân trí) - Mây trắng giăng phủ núi rừng, tiết trời giá lạnh là đặc trưng của xã vùng cao biên giới nhưng không làm giảm không khí náo nhiệt, vui tươi của bà con đồng bào Mông xã Nậm Cắn (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) phấn chấn đón Tết Nguyên đán.

 

 

Ông Lầu Giống Dìa làm lễ cúng vía bên bàn thời gia đình.
Ông Lầu Giống Dìa làm lễ cúng vía bên bàn thời gia đình.
 Ông Lầu Giống Dìa làm lễ cúng vía bên bàn thời gia đình.
 
Tạm gác bộn bề công việc nương rẫy, trai gái xúng xích trong trang phục truyền thống trẩy hội vui xuân. Ngày Tết cũng là dịp để con cháu, anh em họ hàng sum họp, gặp gỡ cùng chúc nhau một năm mới an lành, mùa màng bội thu…
 
Gia đình ông Ông Lầu Giống Dìa, già làng ở ở bản Trường Sơn (xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn) năm nay đón Tết vui lắm. Lúa, khoai, ngô, gừng gia đình ông trồng trên rẫy được mùa nên năm nay cả nhà đón Tết no đủ hơn. Ngày đầu năm mới gia đình ông Lầu Giống Dìa lúc nào cũng tấp nập người ra vào, bà con trong bản đến chung vui mừng năm mới. Địa bàn biên giới nên thời tiết ở Nậm Cắn lúc nào nhiệt độ thấp hơn những vùng khác nên mùa đông nhà nào cũng nhóm bếp lửa sưởi ấm trong nhà.
 
Ngồi quay quần bên bếp lửa, mọi người cùng nhìn lại một năm qua đã làm được gì và những gì chưa đạt, dự tính trong một năm mới. Tết của người Mông mang đậm bản sắc của bản làng vùng cao. Bên bếp lửa hồng, ông Lầu Giống Dìa chia sẻ với chúng tôi: “Trước đây người Mông ở huyện Kỳ Sơn đón tết riêng, nhưng từ khi thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, vận động người Mông ăn tết cùng với Tết cổ truyền của cả nước, thời gian ăn tết cũng được rút ngắn hơn. Tuy nhiên, không vì thế mà nhiều nét riêng độc đáo của đồng bào Mông bị mất đi”.
  
Sau khi làm lễ tế, con gà được đem cắt tiết.
Sau khi làm lễ tế, con gà được đem cắt tiết.
 
và lấy những giọt máu làm vía cửa vào nhà.
và lấy những giọt máu làm vía cửa vào nhà.

Sáng 30 Tết cả dòng họ đều tập trung làm cây “nêu’’(theo tiếng Mông gọi là Gô Cay) để làm lễ giải xui xua đi những điều không may mắn, cầu mong những điều tốt lành sẽ đến trong năm mới. Ngày tết, người Mông không gói bánh chưng, bánh giày mà gói bánh Mông (bánh đặc trưng của đồng bào Mông). Thứ bánh được làm bằng nếp nương. Nếp được hông chín, sau đó thanh niên trai tráng giã nhuyễn rồi đem gói vào lá dong. Bánh có thể để được hàng tháng trời, khi ăn có thể đem hấp nướng hoặc rán lại. Với người Mông ở Nậm Cắn (Kỳ Sơn) bánh Mông là thứ hết sức có ý nghĩa nó tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời, nguồn gốc sinh ra vũ trụ và loài người.

Bàn thờ của người Mông ở Nậm Cắn được đặt giữa gian thứ 2 của nhà và bày biện đơn sơ. Đêm giao thừa mỗi gia đình thường chuẩn bị 3 con gà. Hai con gà được dùng để làm vía, một con được dùng để cúng tổ tiên. Trước khi làm thịt gà, thầy cúng làm lễ với trứng gà. Số lượng trứng gà thường bằng số người trong gia đình cộng thêm 3 quả để gọi hồn vía của tổ tiên, gia súc gia cầm và hồn vía hoa màu về ăn tết.

Sau khi gà được luộc chín, thầy cúng lại làm lễ một lần nữa. Phần lễ cúng được tiến hành rất bài bản. Người Mông quan niệm rằng 3 con gà được cúng sẽ bảo vệ cho gia đình họ suốt năm. Bên cạnh bàn thờ họ cũng đặt các dụng cụ sản xuất thường dùng trong năm cũ như quốc, cào, liềm…. Lễ cúng năm mới được giao cho người đàn ông trụ cột trong gia đình.Sau khi cúng xong mâm cỗ được hạ xuống để cả nhà sum vầy chung vui.
 Biểu diễn khèn Mông không thể thiếu mỗi khi Tết đến xuân về.
 Biểu diễn khèn Mông không thể thiếu mỗi khi Tết đến xuân về.
 
 Hay như trò chơi ném pao.
 Hay như trò chơi ném pao.

Trong 3 ngày đầu của năm mới người Mông ở Nậm Cắn- Kỳ Sơn thường kiêng không giết thịt gia súc gia cầm và không tiêu tiền, họ quan niệm tiêu tiền trong những ngày đầu năm mới cả năm sẽ không giữ được tiền. Ông Lầu Giống Dìa cho chúng tôi biết thêm về ý nghĩa của mâm cỗ ngày tết: “Tết đến người Mông ở Nậm Cắn- Kỳ Sơn thường làm thịt 3 con gà để cúng, làm lễ cúng là mong cho một năm sung túc, mời gọi tổ tiên về ăn tết, mong cho năm sau nhiều vật nuôi hơn, hoa màu tươi tốt hơn”.

Sáng mồng một Tết, các già làng và chức sắc trong bản sẽ đến từng gia đình chúc tết. Nam thanh nữ tú thì kéo nhau ra sân tụ họp. Đám đứng tán chuyện, đám chơi ném po po. Lũ trẻ con thì chơi kéo co đẩy gậy. Đây là dịp để nam nữ thanh niên tìm hiểu nhau. Những cô gái Mông xúng xính trong bộ váy sặc sỡ đủ màu, e ấp đôi má ửng hồng như đóa hoa rừng mới nở.
 
Không khí xuân rộn ràng với một hương sắc thật riêng của núi rừng. Hòa chung với niềm vui đón tết của bà con người mông, Anh Lầu Bá Chày - Bí thư xã Nậm Cắn phấn khởi cho biết: “Từ khi đón Tết Nguyên đán cùng người dưới xuôi thì tết vui hơn vì có các phương tiện truyền thông đại chúng đưa tin, rất sôi nổi. Tết đến các cấp ủy chính quyền cũng quan tâm, tặng quà cho các gia đình chính sách, hộ nghèo để họ có thể đón tết đầy đủ”.
Những bếp lửa cùng nồi bánh được đun lên để ấm cúng cùng mọi người.
Những bếp lửa cùng nồi bánh được đun lên để ấm cúng cùng mọi người.

Chúng tôi, ghé thăm gia đình anh Lầu Bá Rê ở bản Trường Sơn, có khách quý đến chơi, gia đình anh làm cơm mời khách theo phong tục đón năm mới của người Mông. Bên chén rượu thắm nồng tình nghĩa ngày xuân, niềm vui no ấm lại càng được nhân lên như bếp lửa hồng luôn cháy đỏ trong mỗi căn nhà của người Mông ở Nậm Cắn.

Cùng với gia đình Lầu Bá Rê, nhiều gia đình ở Nậm Cắn đã thoát nghèo nhờ biết biết ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi theo phương thức mới, có thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm. Trong niềm vui hân hoan đón chào năm mới, ông Hờ Giống Nhìa- Chủ chủ tịch UBND xã Nậm Cắn cho biết: “Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng bằng sự đóng góp công sức của nhân dân, nhiều công trình an sinh xã hội phục vụ nhân dân ở Nậm Cắn ngày càng khang trang, hiện đại hơn.

Bên cạnh đó, từ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và huy động công sức của nhân dân, xã đã hoàn thành và đưa vào sử dụng đường giao thông từ trung tâm xã đến hai bản Huồi Pốc và Pà Ca với tổng chiều dài 13 km. Cùng với đó, lưới điện hạ thế cũng được đầu tư xây dựng cho một số bản trong xã. Đến thời điểm này đã có trên 60% hộ gia đình có điện thắp sáng. Không chỉ phục vụ sản xuất, điện về còn giúp bà con mở mang tầm nhìn, tiếp cận nhiều cách làm ăn mới thông qua xem truyền hình, nghe đài... Bà con đón cái Tết đầm ấm, vui tươi hơn”.

Ở Nặm Cắn, phát triển KT-XH còn gắn với nhiệm vụ bảo vệ an ninh biên giới quốc gia. Nậm Cắn có đường biên giới dài 17km giáp với huyện Noọng Hét, tỉnh Xiêng Khoảng CHDCND Làocó cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn đóng trên địa bàn. Hàng năm, lưu lượng khách và hàng hóa xuất nhập, quá cảnh khá nhiều; các đối tượng buôn lậu, buôn bán hàng giả, gian lận thương mại... lợi dụng sơ hở để hoạt động thu lợi bất chính.
Những bếp lửa cùng nồi bánh được đun lên để ấm cúng cùng mọi người.
Bánh Mông là thứ hết sức có ý nghĩa nó tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời, nguồn gốc sinh ra vũ trụ và loài người.
 
Ngày Tết người Mông quay quần bên mâm cơm đầm ấm.
Ngày Tết người Mông quay quần bên mâm cơm đầm ấm.
 
Chính vì vậy, công tác gìn giữ an ninh trật tự, bảo vệ an ninh biên giới được chính quyền địa phương hết sức quan tâm. Là một xã biên giới trọng điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, với sự phấn đấu nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân, sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo các cấp từ huyện đến tỉnh, Nậm Cắn trở thành điểm sáng vùng biên của huyện biên giới Kỳ Sơn.

Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng trong mấy ngày Tết đến xuân về, người Mông ở Nậm Cắn huyện Kỳ Sơn gác lại mọi bồn bề, lo toan. Họ vui chơi thoải mái để chuẩn bị tinh thần cho một năm lao động mới. Tết ở miền xuôi đang ngày càng mất đi hương sắc cổ xưa thì ngược lên vùng đồng bào Mông người ta vẫn cảm nhận được một cái tết đơn sơ mà ấm cúng với những nét truyền thống bao đời được đồng bào lưu giữ.

Một mùa xuân mới đã về. Sắc xuân đang ngập tràn khắp mọi nẻo trên vùng biên cương của Tổ quốc. Và trên các bản làng ở xã vùng biên Nậm Cắn - Kỳ Sơn, mùa xuân năm nay sẽ càng ấm áp hơn, yên vui hơn với những thành quả mà người dân nơi đây đã nỗ lực giành được.

Cùng với sự đoàn kết, vươn lên vượt mọi khó khăn, thách thức, đời sống đồng bào các dân tộc miền biên giới này sẽ ngày càng ổn định, góp phần bảo vệ vững chắc từng tấc đất chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.

Nguyễn Phê - Lê Thanh

 

 


  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65178204

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July