DÂN TỘC KINH (Việt): thuộc nhóm văn hóa ngôn ngữ Việt- Mường
Có trên 70 triệu người, chiếm 86 & dân số cả nước, người Tày -Thái goi người Kinh là "Cần Keo, côn Keo" ( Keo= Giao...). Người Giao Chỉ khác người Hán ở chỗ tầm vóc thấp nhỏ hơn, lăn lẳn thân mình (gắm) chứ không to béo.
Họ và Tên: theo Sử sách thì người Kinh đã có Họ và Tên từ Thế kỷ thứ 2 trước Tây lịch.
Đó là các nhân vật lịch sử như An Dương Vương - Thục Phán, Cao Lỗ, Đào Nồi, Lý Thân (Lý Ông Trọng) ... trong 1 thời gian dài, họ tên người Kinh chỉ có 2 tiếng, sau thêm "Thị" để phân biệt giới tính như Lê Thị Đoan (mẹ của 2 Bà Trưng), Triệu Quốc Đạt (anh trại Bà Triệu). Người Kinh thướng có tên "Nôm" (Cu Tèo, cái Hĩm) lúc nhỏ gọi thông thường, và tên "Chữ" khi làm giấy tờ, đi học. Điều thú vị là: có những trường hợp người Kinh đặt tên không theo "tiêu chí" nào? với các cái tên vô nghiã (không có trong Tự Điển) như Đặng Thị Tèo, Trần Văn Đuống, Trạch Văn Đoành , Nguyễn Thế Cởng...
Ngoài tên do cha mẹ đặt (giấy khai sinh), còn có họ tên do Vua ban cho như : Nguyễn Trãi= Lê Trãi (Quốc tính), Lê Danh Phương = Lê Quí Đôn...
Tên do chính mình tự đặt: Hồ Chí Minh (Nguyễn Sinh Cung), Lê Duẩn (Lê Văn Nhuận), Trường Chinh (Đặng Xuân Khu)...
Họ và tên người Kinh ngày càng có nhiều "từ": trước 1945, trong số 448 nhân vật lịch sử chỉ có 1 người có họ tên 4 chữ là Lương Thị Minh Nguyệt (tức Kiến Quốc Phu Nhân thời Vua Lê Thái Tổ). Việc đặt tên thường tránh tên "húy" (tên cúng cơm ông bà cha mẹ, tên kỵ húy do Triều Đình quy định.)
Người Kinh có trên 300 họ, trong đó: họ Nguyễn chiếm 38 % dân số cả nước; họ Lê 9,5 %; họ Trần 11%, họ Phạm 5 %, họ Vũ/ Võ 3,9 %, họ Ngô 1,3 % rồi đến các họ Lý, Khúc, Trịnh, họ Hồ 1,3 %, họ Đinh, họ Đặng 1 %, họ Phùng, họ Tưởng...
Họ Mạc: Xuất sắc có Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Thái tổ Mạc Đăng Dung... sau do biến loạn phải đổi ra các họ là: Bế, Hà, Nguyễn, Vũ, Lê, Hoàng, Thạch, Thái, Mai, Cát, Chử, Đặng, Đoàn, Đỗ, Phạm, Phan, Bùi, Dương, Lều, Hoa, Ma, Đào, Khương, Tô...
CÁCH ĐẶT TÊN rất đa dạng:
- Giới trí thức thường đặt tên theo "chữ Hán" (bộ thủ), theo các tích trong sách sử...
-Bình dân: theo tên nôm na bằng các "từ" thuần Việt, sau lớn lên lại đổi như: Hồ Thơm = Nguyễn Huệ, Phạm Thị Gáo = Phạm Thị Loan (gáo với Lon)...
- Cách đặt tên theo âm vần: Biên (cha),- Bình, Bồng, Bưởi, Bắc (con); Mít (mẹ) - Xơ, Múi, Hột (con)...Tên cha/ con đồng âm: Đỗ Đại Đồng/ Đỗ Đại Định
Nói Lái tên cha mẹ thành tên con như Tiến (cha)/ Giang(mẹ) = Giáng Tiên (con). Ghép tên cha mẹ thành tên con: Lê Hồng Phong (cha)/Nguyễn Thị Minh Khai (mẹ)= Lê Hồng Minh (con). Tên ghép theo sự liên tưởng: Hội (cha)/ Nghị (con).
Đặt theo nghề: Sĩ, Nông, Công, Thương... Đặt theo dụng cụ: Chàng, Đục, Cưa, Bào... Đặt theo tên các nước: Nga, Mỹ, Nhật, Pháp... theo địa danh lịch sử: Việt Bắc, Điện Biên, Sông Lô... theo thời cuộc: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến...
Theo can chi: Tí, Sửu... theo mùa: Xuân, Hè... theo tưởng vọng các triều đại: Đường, Tống, Minh, Thanh... Theo ước vọng: Phúc, Đức,Vinh, Hoa...
Theo danh nhân, nghệ sĩ: Quang Trung, Tố Uyên... theo thứ tự : Một, Hai, Ba, Bốn...
Theo cây cối: Lý, Đào , Mộc, Lan, Huệ... theo con vậ : Long, Lân, Quy, Phượng
Đặt theo lấy tên "người tình" xưa để tưởng nhớ; theo tên "kẻ thù" để chửi cho bõ tức...
Đăt kèm tên Tây cho "sang" như : Vũ Thị Nô En, Nguyễn Lê Na, Phạm Bá Rose...
Hỗn danh: Năm Sài Gòn, Tài Chó, Chí Phèo...
Các tên hiệu của Nho sĩ: Nguyễn Du, tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên; Phan Bội Châu/ Sào Nam. Nguyễn Trãi /Ức Trai... Bút danh: Tô Hoài / Nguyễn Sen, Tố Hữu /Nguyễn Kim Thành... Xước danh: Phù Thăng/ Thằng Phu (Lục Văn Phu).
Pháp danh: Thích Trí Quang. Đạo hiệu: Vạn Hạnh Thiền Sư...
Tên thánh: Phê rô Phạm Văn Tĩnh... Biệt danh: Thắng cụt, Bảy Sẹo...
Tên theo chức vị: Hồ Chủ Tịch, Ngô Tổng Thống...
TỔNG LUẬN VỀ CÁCH DÙNG HỌ VÀ ĐẶT TÊN
Nước Việt Nam ta có 54 dân tộc (Tộc người), xưa chia làm nhiều Bộ lạc sống gần gũi với thiên nhiên nên tên các con vật, thực vật thường dùng để đặt Họ và Tên để phân biệt dòng giống... sau giao lưu với người Hán, người Việt ta đã tiếp thu thêm một số Họ nữa.
Một số dân tộc thiểu số không có Họ thì do giao lưu với người Kinh hoặc do Nhà Vua ban cho các Họ... Họ và tên là để phân biệt Người này với người khác, cùng với chúc năng thẩm mỹ (hay về ý, đẹp về âm).
Xưa kia con người không có tên, chính nhờ đặt tên (mệnh danh) thì loài người mới có sự khai mở trời đất, làm cho vạn vật thoát khỏi sự hỗn mang ban đầu. Họ và tên trở thành một bộ phận quan trọng (như số kiếp) trong cuộc đời mỗi con người, gắn bó máu thịt của chúng ta (con vật chết để lại bộ xương, con người chết đi còn để lại: lưu danh muôn thưở (tiếng thơm) hay lưu xú (tiếng xấu) nghìn thu là thế?
Khi đã có tên là con người đã được Xã Hội Hóa (công nhận) đặt cho một dấu ấn và chỉ định cho một thân phận (như một số phận của định mệnh, mà số phận của mỗi người là do chính người đó, qua sự điều khiển vô thức mà hình thành nên (đức năng thắng số/ mưu sự tại nhân-thành sự tại thiên?)
Do những bối cảnh lich sử văn hóa, xã hội khác nhau của các dân tộc khác nhau nên KẾT CẤU HỌ VÀ TÊN (toàn bộ các bộ phận cấu thành Họ Tên và các mối quan hệ giữa các bộ phận đó) cũng khác nhau :
Nói chung có 3 loại kết cấu Họ Tên khác nhau:
-Các dân tộc có Họ đặt trước Tên như Trung Quốc,Việt Nam, Triều Tiên...
-Các dân tộc có tên đặt trước như Anh, Mỹ, Pháp, Italia, Nga, Tây Ba Nha, Bồ Đào Nha. Ba Lan, Đức... ở Việt Nam có tộc người Ê ĐÊ...
-Những dân tộc chỉ có Tên mà không có Họ như người Tây Tạng, tộc ở Myanma (Miến Điện). ở VN có dân tộc Xơ Đăng, Ơ Đu...
Ở Việt Nam hiện nay có trên 1020 họ...
MÔ HÌNH ĐẶT TÊN :
Việt: Họ - tên đệm- tên chính ( Nguyễn Văn Linh )
Anh, Mỹ: tên đầu-tên giữa-họ ( Stuart E. Eizenstat)
Nga: Tên - tên cha- họ ( Alexander Obrenovic Puskin)
Ba Lan: Tên- tên thứ nhì-họ (Sylwia Katarzyna Kucharska)
Người Ê ĐÊ ; Nam-tên-họ-chi họ (Y Ly Niê Kđăm)
Viết tại Góc thành nam Hà Nội, xuân 2006
NGUYỄN KHÔI
(Nguyên Phó vụ trưởng Vụ Dân Tộc (chuyên viên cao cấp) - Văn Phòng Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Ủy viên BCH Hội VHNT các Dân tôc thiểu số Việt Nam (khóa 2), Hội viên Hội Dân Tộc Học Việt Nam).
|