Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 24/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Độc đáo nghề làm giấy sắc ở xứ Hà Thành Độc đáo nghề làm giấy sắc ở xứ Hà Thành , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Trong những di sản văn hoá cổ, sự tồn tại của những đạo sắc phong đặc biệt quan trọng, nó giống như một tấm "giấy chứng nhận" tính lịch sử của di sản. Trải qua mấy trăm năm, những đạo sắc vẫn ánh lên mầu vàng son lộng lẫy. Bí quyết tạo những tờ giấy gấm đó vẫn được các thế hệ con cháu dòng họ Lại tại làng Nghĩa Ðô, quận Cầu Giấy, Hà Nội kế thừa, gìn giữ...


Từ thế kỷ XI, giấy Lĩnh Nam đã được ca ngợi là một sản phẩm quý. Vua Lý đã dùng làm quà tặng cho sứ giả nhà Tống. Kể từ đó, nghề làm giấy thủ công nước ta đã có lịch sử tám, chín trăm năm, nhưng nghề làm giấy sắc cho nhà vua phong công, phong thần thì mới có khoảng hơn 300 năm nay. Sản phẩm quý hiếm ấy chỉ có dòng họ Lại ở Nghĩa Đô được làm và nhà vua cũng chỉ nhập qua nhà thầu của chính họ Lại ở Nghĩa Đô làm ra mà thôi. Ngày nay, trong dòng họ làm giấy sắc vinh quang một thời, nghệ nhân làm ra loại giấy này không còn nhiều.


Nét vàng son trên giấy gấm

Trong các dịp lễ trọng của làng diễn ra tại đình, miếu, chùa chiền nếu ai trong chúng ta được may mắn chứng kiến cảnh các bô lão thành kính thỉnh nhà thánh xin rước hòm sớ xuống, rồi cẩn trọng mở những đạo sắc ra, đều chộn rộn những cảm xúc khó tả. Ðó là sự xúc động trước không khí uy nghiêm xen lẫn sự khâm phục tài hoa của người xưa. Bởi trải qua hàng trăm năm, sắc vàng son của những hình rồng, mây trên nền giấy mịn như gấm vẫn ánh lên lộng lẫy. Trên nền giấy ấy, là chữ viết của những bậc thầy Hán học thuở xưa.

Giấy sắc có độ bền đáng kinh ngạc. Thường chúng được đựng trong hòm sớ, cất trong gian thờ chính để thờ thần linh, mà không cần một điều kiện bảo quản đặc biệt nào. Vậy mà có những sắc phong, trong điều kiện thời tiết nóng ẩm nước ta, vẫn tồn tại qua ba, bốn trăm năm, mà vẫn như mới. Thậm chí, thời trước, khi tản cư kháng chiến, nhiều làng chỉ kịp bê nguyên bộ hòm sớ chôn xuống để tránh bị quân giặc đốt mất. Hàng chục năm sau đào hòm sớ lên, bị ẩm, bị nước vào, tưởng hỏng hết, thế mà vẫn có tờ còn nguyên lành. 

Thời xưa, những đạo sắc phong, hay đạo sắc là phẩm vật Vua ban để phong quan, phong thần. Dùng vào việc quan trọng, nên bản thân những bản sắc phong ấy cũng hết sức quan trọng. Nó được viết lên một thứ giấy đặc biệt, gọi là giấy sắc. Cũng bởi tầm quan trọng ấy, chỉ có một dòng họ duy nhất trên cả nước được độc quyền làm giấy sắc. Theo gia phả dòng họ Lại, thì cụ Tổ của họ này là Lại Thế Giáp, là con rể của Thanh Ðô Vương Trịnh Tráng. Con gái của Trịnh Tráng là Phi Diệm Châu, hiệu Từ An, khi đó thấy họ nhà chồng nghèo, nhưng hết sức tài hoa và tinh thông nghề làm giấu dó, bèn tâu với Vua Lê và nhà chúa cho họ Lại được làm giấy sắc dâng vào triều đình. Sau này, họ Lại còn có cụ Lại Phú Vinh được phong đến tước Ðô Thịnh hầu, giữ chức Phụ Quốc tướng quân, Ðô ty Chỉ huy sứ, Ngự dụng giám Kim Tiên cục trông coi và quản lý nghề làm giấy sắc cho triều đình.

Giấy sắc có hai loại, loại dùng để phong quan (phong chức, hoặc tặng thưởng) và loại dùng để phong thần (phong cho nhân thần, thiên thần được dân gian thờ phụng tại các miếu, đình làng xưa). Loại giấy sắc phong quan có ba hạng. Giấy hạng nhất, chung quanh khung có vẽ tám con rồng nhỏ, mặt trước vẽ một con rồng lớn, ẩn trong mây, mặt sau vẽ tứ linh (long, ly, quy, phượng). Giấy hạng nhì, chung quanh khung vẽ mây hoặc họa tiết hồi văn, mặt trước vẽ một con rồng, mặt sau vẽ nhị linh (hai con vật trong tứ linh). Giấy hạng ba, chung quanh in triện gấm, mặt trước vẽ một con rồng ở giữa và bốn góc in hình năm ngôi sao, mặt sau vẽ bầu rượu, túi thơ. Giấy sắc phong cho thần cũng có ba hạng, cũng được vẽ gần giống như giấy phong quan, để phân biệt cao thấp khác nhau. 

Cũng chính nhờ độ bền tốt của giấy sắc mà nhiều tư liệu lịch sử về các địa danh và con người đã được lưu lại và là nguồn sử liệu quý cho việc nghiên cứu lịch sử cha ông trước đây thông qua văn tự trên giấy sắc.

Bí quyết tạo sự bền, đẹp của những tờ giấy sắc

Với phương thức làm giấy thủ công từ xa xưa, tại sao giấy sắc lại có độ bền tới vài trăm năm như thế? Câu trả lời đã hé mở. Đó là sự tài hoa và dụng công của người thợ thủ công làng nghề Nghĩa Đô xưa.
Vật liệu để làm nên giấy sắc là cây dó, nhưng phải là dó Thao (dó trồng ở vùng đất Lâm Thao, Phú Thọ), các công đoạn kỹ thuật làm giấy sắc cơ bản giống như làm các loại giấy dó khác, song kỹ hơn và có thêm một số các công đoạn kỹ thuật mà các loại giấy khác không có.


Giấy sắc ban đầu cũng được làm như giấy dó bình thường, trước hết người ta đem vỏ cây dó ngâm trong nước lạnh, rồi trong nước vôi, sau đó đưa vào vạc nấu chín bằng hơi, đưa ra tách bóc thành phần ruột, phần vỏ, lấy phần ruột trắng ngâm kỹ trong bể rồi đem rửa, đem chọn kỹ hết đầu mặt, hết vẩy đen, đem ngâm rồi giã, đãi, kết hợp với phèn chua và gỗ mò đánh tan đều trong một cái bể lớn gọi là kéo tầu. Tiếp theo là công đoạn seo. Người thợ thủ công ở công đoạn này hòa bột giấy trong bể lọc - gọi là tàu seo, dùng khuôn seo, trên đặt liềm seo - là loại mành rất nhỏ để lọc nước đi, giấy ở lại. Người thợ tiếp tục vục nước vào khuôn, đung đưa cho nước róc hết, lột tờ giấy ướt trên seo đặt chồng lên nhau thành xếp. Đây là công đoạn đòi hỏi nhiều người cùng làm trên một khuôn seo. Rồi đén công đoạn ép cuốn. Lúc ép uốn phải bóc liền ba tờ hoặc năm tờ tùy theo độ dầy mỏng của từng loại giấy nhằm bảo đảm độ dai cho giấy. Ngoài ra, trong công đoạn giã bìa khi làm giấy sắc người ta giã bìa bằng tay chứ không giã bằng chày dận chân ba hoặc bốn người giã. Chày giã bằng tay cao hơn đầu người, mặt chày phải phẳng không để lồi mặt gương để lực xuống phân đều không làm cho các sợi tơ đó gãy vụn ra. Có vậy mới đảm bảo được độ dai của tờ giấy. Ngoài các công đoạn như trên, để có được tờ giấy sắc có độ bền và đẹp thì người thợ thủ công phải thêm một số công đoạn. Trước hết, giấy muốn đanh, bóng thì phải nghè. Nghè là một hình thức dùng lực nện nén đều tờ giấy cho đanh lại. Khi nghè giấy người ta đặt tờ giấy trên mặt đá đanh phẳng, một người dùng chày giã đều tay, một người kéo tờ giấy cho lực phân đều nhiều lượt, khi nào nghe tiếng chày giã trên tờ giấy đanh và chắc tay là được.

Khâu thứ hai sau nghè là phết keo cho tờ giấy tăng thêm độ dai, giảm độ hút ẩm, tránh mối mọt. Keo phết chế biến từ da trâu và một số nguyên liệu khác. Sau khi phết keo, người ta nhuộm giấy bằng cách phết phủ lên tờ giấy mấy nước hoàng liên tạo cho tờ giấy có mầu vàng tươi rồi vẽ rồng trên một mặt có in hình con triện, mặt kia vẽ hình vật linh yểm sau tờ giấy. Khâu tiếp theo là vẽ phủ một lớp vàng quỳ óng ánh lên trên, tăng vẻ đẹp và mầu sắc lung linh huyền ảo cho tờ giấy- đây cũng là điều góp phần tạo nên độ bền của tờ giấy sắc theo thời gian. Khâu vẽ rồng mây là khâu tốn công và đòi hỏi người thợ là người thợ rất khéo tay. Xưa, mực vẽ được làm từ vàng quỳ, bạc quỳ (vàng, bạc thật được dát mỏng) trộn với keo da trâu. Có lẽ vì thế giấy sắc đã đẹp lại quý. Quý vì trên mỗi nét vẽ hoa văn lại có vàng mười tô điểm lên lóng lánh. Và người ta còn quan niệm đây còn là lộc vua, lộc nước nhuần thấm trong mỗi đạo sắc là sự kết tinh bền vững, trường tồn của bàn tay lao động người thợ thủ công trong mỗi sợi tơ tạo nên tờ giấy. 

Những khâu nghè giấy, nhuộm vàng và nấu keo da trâu, mỗi khâu đều có những công thức bí truyền. Khi hoàn thành, khổ giấy sắc thường có kích cỡ 150 x 80cm, lớn hơn nhiều so với giấy thường.
Mặc dù ngày nay, giấy sắc không còn được sử dụng như ngày xưa, nhưng con cháu của dòng họ Lại vẫn tiếp tục duy trì bí quyết làm giấy sắc của cha ông để lại như một truyền thống của dòng họ. Hiện nay chị Lại Thu Hà được người cha là nghệ nhân cuối cùng của dòng họ - cụ Lại Thế Bàn - truyền cho bí quyết giữ nghề. Dù chẳng còn tấp nập người ra kẻ vào, sắc phong cũng chỉ còn là nét văn hoá cổ xưa của triều đại phong kiến nhưng chị Hà vẫn dành tâm huyết để giữ nghề truyền thống tổ tiên để lại. 

Năm 2003, Trung tâm hợp tác nguồn nhân lực Việt-Nhật (VJCC) đã phối hợp với Viện nghiên cứu Hán Nôm, Khoa sử học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Quốc tế KIBI do Sứ quán Nhật Bản tài trợ đã tổ chức hội thảo, triển lãm giấy Sắc, gọi giấy Sắc là tinh hoa của kỹ thuật làm giấy Việt Nam và mong khôi phục lại nghệ thuật làm giấy cổ truyền quý hiếm này.

Làng nghề sản xuất giấy dó, giấy sắc truyền thống ở nước ta nói chung, Hà Nội nói riêng đã có một bề dày lịch sử. Giấy sắc với các chỉ tiêu chất lượng đặc biệt mà các loại giấy thông thường khác không có được, là một sản phẩm mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam. Sự ra đời, phát triển và hoàn thiện của nghề làm giấy  sắc gắn bó mật thiết với dân tộc, với Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn hiến, thể hiện sinh động khả năng lao động sáng tạo, đức tính cần cù chịu khó của nhiều thế hệ nghệ nhân, thợ thủ công làng nghề thủ công truyền thống. Do đó, việc khôi phục lại nghề làm giấy sắc tại Hà Nội là rất cần thiết để vừa duy trì một nghề đã có lâu đời, vừa phục vụ cho một số nhu cầu tu bổ, phục chế các đạo sắc và tài liệu lưu trữ.

Cảnh Tiên
(tổng hợp)

                      Theo Quehuongonline.vn

  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65174547

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July