Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 23/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Âm nhạc dân gian trong nghi lễ của người M’nông Âm nhạc dân gian trong nghi lễ của người M’nông , Người xứ Nghệ Kiev
 

 


Trong các lễ hội của đồng bào M’nông thì các loại hình âm nhạc dân gian được sử dụng một cách phổ biến, rộng rãi và được chia làm hai nhóm: nhóm âm nhạc nghi lễ sẽ tham gia trực tiếp vào tiến trình của nghi lễ và nhóm âm nhạc dùng trong phần hội (chỉ được sử dụng khi nghi lễ kết thúc nhằm tạo không khí vui vẻ cho lễ hội).

Điều dễ nhận thấy nhất là nhạc cụ của người M’nông tuy đơn giản, thô sơ, được chế tạo từ những nguyên liệu có trong tự nhiên như tre nứa, lồ ô, gỗ…nhưng không kém phần phong phú về chủng loại. Việc sử dụng các nhạc cụ của đồng bào M’nông luôn gắn liền với nhiều sự kiện của đời sống xã hội. Phong phú, đa dạng và chiếm một tỉ lệ khá cao là các nhạc cụ thuộc bộ gõ, chúng bao gồm từ những nhạc cụ có cấu tạo, cấu trúc âm thanh đơn giản cho đến những loại có cấu tạo phức tạp. Trong các lễ hội cổ truyền của đồng bào M’nông thì không thể vắng mặt dàn cồng chiêng. Do cồng chiêng là nhạc cụ thiêng, là “linh hồn” của dân tộc nên chỉ được sử dụng trong lễ hội lớn của cộng đồng như lễ mừng lúa mới, lễ sum họp cộng đồng, lễ kết nghĩa bon buôn...Ở đây, tiếng chiêng là lời hiệu triệu, là “linh hồn” làm nên buổi lễ, là phương tiện giúp con người giao tiếp, thỉnh cầu thần linh chứng giám lòng thành và ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu…Thậm chí, tại các nghi lễ liên quan đến voi hay nghi lễ thuộc vòng sinh trưởng của cây thì cũng có sự xuất hiện của dàn chiêng. Mặt khác, xuất phát từ quan niệm “vạn vật hữu linh” nên đồng bào M’nông cho rằng mỗi nhạc cụ đều có một vị thần trú ngụ, nên phải được sử dụng trong một không gian, ngữ cảnh nhất định. Trong các lễ hội, nghi lễ, ngoài cồng chiêng còn có sự tham gia của các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc như M’boắt, Drơn, Mló, Goong rêng…Chính những nhạc cụ này làm nên không khí vui nhộn cho lễ hội. Riêng nhạc cụ Đing gơr chỉ được sử dụng trong tang lễ.  

Có lẽ do âm hưởng của cuộc sống luôn gần gũi với môi trường thiên nhiên như tiếng cành cây, tiếng chim hót, tiếng của thân tre, nứa đập vào nhau, tiếng nước chảy róc rách…nên các nhạc cụ đã hình thành nên một hệ thống âm thanh tương ứng. Âm thanh của các loại nhạc cụ cũng phản ánh khá rõ những quan niệm của đồng bào đối với thần linh, với gia đình, dòng họ, cộng đồng, không chỉ là cơn gió mát xoa dịu những nhọc nhằn, lo toan của cuộc sống mà còn làm an lòng cộng đồng, bon làng.

Bên cạnh các loại nhạc cụ thì các hình thức nghệ thuật ca hát cũng thường xuất hiện trong các nghi lễ, lễ hội của người M’nông. Hình thức ca hát gắn bó với các lễ nghi là khấn thần (rac brah) và nó mang yếu tố hát kể, hát khóc như khóc trâu…Điều đáng nói nữa là cùng với những loại nhạc cụ, làn điệu dân ca thì ở bất kỳ một lễ hội nào của đồng bào M’nông cũng đều có sự hiện diện của những điệu múa xoang truyền thống. Có thể nói, sự góp mặt của âm nhạc làm cho không gian của lễ hội như huyền bí, linh thiêng hơn và chính âm nhạc là “phần hồn” tạo nên sự hoàn thiện cho toàn bộ nội dung của các nghi lễ. Bởi vậy, các lễ hội cổ truyền của đồng bào M’nông không chỉ mang giá trị tinh thần to lớn mà còn mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.

(Theo Daknong Online)

 

 

 

  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65157339

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July