Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 23/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Thế nào là “dân Hà Nội”? Thế nào là “dân Hà Nội”? , Người xứ Nghệ Kiev
 

  (HNHN) Cụm từ dân Hà Nội là một "đẳng cấp". Cái "đẳng cấp" ấy được khẳng định, được cấp "thương hiệu",  được OTK bằng câu ca dao nổi tiếng: "Không thơm cũng thể hoa lài (nhài)/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An". Thế nhưng thế nào thì được coi là dân Hà Nội luôn là câu hỏi rất khó phân định.


Thứ nhất, xin lấy tiêu chí về địa lý. Trên lý thuyết, những người nào có hộ khẩu do Công an thành phố Hà Nội cấp thì đương nhiên được coi là công dân Hà Nội. Thế nhưng Hà Nội luôn luôn mở rộng. Nếu trước đây, Hà Nội chỉ gồm 36 phố phường thì giờ đây, sau khi sáp nhập cả Hà Tây vào, Hà Nội trải dài từ chân huyện Lương Sơn (Hòa Bình) tới cầu Đa Phúc, giáp tỉnh Thái Nguyên. Khoảng cách của hai địa danh này đường chim bay thì không biết bao nhiêu km nhưng "đường chim không bay" thì cỡ khoảng 80 cây số.

Chợt nhớ dạo mới sáp nhập, mình về ba xã thuộc huyện Lương Sơn gặp mấy mệ (mẹ) người Mường, hỏi một mệ: “Được làm công dân Thủ đô, mệ thấy thế nào. Người con gái mệ cười, nói: “Nhà báo ơi, mệ em nói tiếng Kinh chưa sõi”.

Trở lại câu chuyện địa lý, có người giới hạn "dân Hà Nội" phải là công dân những quận nội thành. Nhưng khổ nỗi, nhiều quận nội thành hiện nay trước kia là huyện như Long Biên, Cầu Giấy chẳng hạn. Lại có người lấy sông Hồng và đê La Thành (đường Trần Khát Chân  đê La Thành) làm giới hạn. Nhưng như thế có vẻ không ổn bởi sẽ bỏ qua các làng "rất Hà Nội" như khu vực làng Mọc, Bạch Mai, Tương Mai… Lại có người chặt chẽ hơn, nhất quyết "dân Hà Nội" phải là công dân phố cổ, tức là người của 36 phố phường Hà Nội.  Vì vậy, cái tiêu chí dùng địa lý xem ra không ổn.

Tiêu chí thứ hai, xin lấy thời gian làm tiêu chí. Hay nói cách khác, những người ở Hà Nội bao nhiêu lâu, mấy đời thì được coi là dân Hà Nội? Lại sinh ra rất nhiều ý kiến khác nhau. Có người "thoáng", tuyên bố rất hùng hồn rằng cứ hộ khẩu Hà Nội là công dân Hà Nội. Công dân Hà Nội thì đúng rồi nhưng "dân Hà Nội" như thế thì không ổn. Vả lại, rất nhiều người thuộc Hà Tây cũ không muốn điều này. Một số người không muốn "thấy người sang bắt quàng làm ho"ồ. Một số khác thì vốn đã đầy niềm tự hào với nền văn hóa Xứ Đoài rồi nên với họ, ba tiếng "dân Hà Nội" chả có nhiều ý nghĩa.

Xu hướng thứ hai, "trung dung" hơn, cứ ai sinh ra ở Hà Nội, lớn lên học hành ở Hà Nội thì được coi là "dân Hà Nội". Quan niệm này vẫn khó được chấp nhận bởi số người như vậy vẫn qúa đông, có lẽ chiếm đến 70-80%. Có người lại quy chuẩn cứ phải 3 đời trở lên mới được coi là "dân Hà Nội". Ui cha cha… Thật rắc rối.

Ý kiến thứ ba có lẽ là tiêu chí chuẩn xác nhất nhưng cách đánh giá lại quá mơ hồ. Đó là bỏ qua tất cả yếu tố địa lý, thời gian mà lấy cách sống, tức là văn hóa làm nền tảng. Này là anh sinh ở đâu? ở Hà Nội bao nhiêu năm? Ngoại thành hay huyện lị không quan trọng. Miễn là anh có chất thanh lịch của người Tràng An. Thế nhưng tiêu chí để đánh giá thế nào là người thanh lịch Tràng An thì lại rất mơ hồ, cảm tính.

Tuy còn có những tiêu chí đánh giá khác nhau nhưng không thể không công nhận một điều là lối sống Hà Nội dù đã trải qua nhiều thăng trầm, biến cải với sự xâm lăng của văn hóa nhiều vùng miền nhưng cho đến thời điểm này, sự thanh lịch Tràng An với “sức đề kháng” mạnh mẽ vẫn đang tồn tại mãnh liệt. Nó như một mạch ngầm âm ỉ cháy từ thế hệ này sang thế hệ khác, bất biến trước sự xô bồ, xáo động của lối sống lai tạp. Nhưng nó sẽ còn kháng cự được bao lâu nữa trước công cuộc nông thôn hóa Thủ đô đang ngày càng mạnh mẽ hiện nay.?

Theo Nguoiduatin


  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65113795

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July