Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 26/05/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Nhà ở truyền thống và tục thử đất làm nhà của người Pà Thẻn, Tuyên Quang Nhà ở truyền thống và tục thử đất làm nhà của người Pà Thẻn, Tuyên Quang , Người xứ Nghệ Kiev
 

Người Pà Thẻn rất thận trọng trong việc chọn đất làm nhà mới như: thử đất, đoán mộng, xem hướng mở cửa chính… Theo kinh nghiệm của nhiều cụ già Pà Thẻn, hướng nhà tốt nhất là hướng Nam, không phụ thuộc vào tuổi sinh tháng đẻ của gia chủ, hướng nhà phải bảo đảm nhìn được xa, phía trước có nhiều đồi núi nhấp nhô nghiêng thấp dần về phía nhà hoặc có dải đồi hay núi thoai thoải võng dần thì tốt.

 Người dân tộc Pà Thẻn bên ngôi nhà truyền thống. Ảnh: K.T

Trong truyền thống, người Pà Thẻn ở thôn Thượng Minh, Lâm Bình, Tuyên Quang và thôn Nà Luông, xã Linh Phú , Chiêm Hóa, Tuyên  Quang ở nhà đất (nhà trệt). Nhà có kết cấu theo kiểu vì kèo, mỗi vì gồm một cột cái, hai cột quân, quá giang, bộ kèo đơn, liên kết với nhau bằng ngoãm, buộc bằng dây hoặc bằng con xỏ.

Theo tập quán cổ truyền, người Pà Thẻn ở nhà nền đất nên bất kể nhà cột ngoãm chôn xuống đất hay cột kê trên đá tảng cũng phải có sự san đắp nền nhà cho bằng phẳng. Nhà của người Pà Thẻn tựa lưng vào đồi núi, thường có 3 gian, từ 2 đến 3 cửa ra vào, cửa chính hướng vào thung lũng, ít cửa sổ. Cửa chính thường được mở ở gian giữa. Đó là gian quan trọng nhất, có bàn thờ ở trên tường vách - nơi đối diện với cửa chính, có bàn ghế để tiếp khách. Hai gian hai bên là bếp và nơi ngủ. Trong gian bếp có 1 bếp nấu nướng, đồng thời cũng là nơi sinh hoạt của mọi người trong gia đình và 1 bếp lò nấu cám lợn. Trong gian liếp, đồng bào thường mở một cửa phụ để đi lại lấy nước và chăn thả gia súc, gia cầm. Gian ngủ được sắp xếp, bố trí nơi ngủ cho các thành viên trong gia đình. Nơi ngủ của vợ chồng trẻ, con gái lớn thường được ngăn vách kín đáo.

Người Pà Thẻn rất thận trọng trong việc chọn đất làm nhà mới như: thử đất, đoán mộng, xem hướng mở cửa chính… Theo kinh nghiệm của nhiều cụ già Pà Thẻn, hướng nhà tốt nhất là hướng Nam, không phụ thuộc vào tuổi sinh tháng đẻ của gia chủ, hướng nhà phải bảo đảm nhìn được xa, phía trước có nhiều đồi núi nhấp nhô nghiêng thấp dần về phía nhà hoặc có dải đồi hay núi thoai thoải võng dần thì tốt.

Đồng bào quan niệm như vậy của cải sẽ về nhiều. Thế đất tương đối bằng phẳng và rộng rãi, thuận tiện về nguồn nước sinh hoạt, có nơi làm chuồng gia súc. Khi tìm được miếng đất vừa ý về địa hình, địa lý cũng như hướng mở cửa chính, họ tiến hành thử đất để biết được các thần linh có cho phép dựng nhà và sinh sống ở đó hay không. Để cho chắc chắn, đêm hôm thử đất người ta còn chú ý xem và đoán mộng có tốt hay không. Nếu ngủ một giấc ngon lành không mơ thấy điều gì thì coi là điềm tốt. Trường hợp mơ thấy ngô lúa phát triển nhanh, nhiều trâu bò, nhiều lợn gà hoặc mơ thấy cá và được vớt cá… cũng là điềm tốt. Mơ thấy các hiện tượng như giết mổ gia súc hay gia cầm, bão lụt, sông nước lũ, cháy nhà, chặt ngả cây, người đẻ, nhện xa xuống người, con báo hoặc hổ nằm ở chỗ đất đang thử, người khác bị chảy máu… là điềm xấu. Không chỉ đoán mộng mà đêm đó nghe thấy vật nuôi của gia đình hay hàng xóm tự nhiên kêu bất thường, lợn gà trong chuồng lục đục với nhau cũng coi như điềm báo không lành, cần bỏ miếng đất đã chọn, mặc dù gạo trong đĩa vẫn nguyên vẹn.

Sau khi hoàn thành các công việc thử đất, xem hướng, người Pà Thẻn san đất làm nền nhà. Họ cho rằng ngày khởi công đào đắp nền nhà, bất kể trên đất mới hay nền đất cũ, phải là ngày mão (ta nho) hoặc ngày mùi (ta le), các ngày khác không được.

Khi dựng nhà, người Pà Thẻn chọn ngày lành tháng tốt, kiêng làm nhà vào ngày, tháng, năm thân (ta chô), dần (ta nghe pốc). Người Pà Thẻn cho rằng làm nhà vào ngày, tháng hoặc năm con hổ hoặc năm con khỉ thì khi sống trong ngôi nhà đó những người trong gia đình sẽ hay bị ốm đau, vì đồng bào quan niệm rằng con người không khỏe bằng những con vật đó. Ngoài ra, đồng bào còn kiêng ngày tý, bởi họ quan niệm rằng làm nhà ngày đó thì sẽ bị chuột đến phá hoại thóc lúa, cắn rách quần áo… Họ còn kiêng làm nhà vào ngày, tháng, năm sinh của vợ chồng gia chủ. Theo người Pà Thẻn, nếu chọn được ngày, tháng và năm sửu (ta vại), mùi (ta le), hợi (ta bế) hoặc thìn (ta rưng) là tốt nhất.

Người Pà Thẻn thường chọn ngày con dê (ta le) và ngày con rồng (ta rưng) để vào nhà mới. Đồng bào cho rằng bếp lửa là nơi duy trì và thể hiện cuộc sống. Bởi vậy, việc đốt lửa vào nhà mới là nghi thức quan trọng, cho nên người Pà Thẻn phải chọn người đốt lửa vào nhà mới, người đó phải là đàn ông ngoài dòng họ, có uy tín, khá giả về kinh tế, khéo ăn nói, gia đình vẹn toàn, hạnh phúc.

Ngày nay, người Pà Thẻn cơ bản vẫn duy trì kiểu dáng, kiến trúc và cách bài trí trong nhà như truyền thống, nhưng vật liệu làm nhà vững chắc và kiên cố hơn. Hầu hết các ngôi nhà của người Pà Thẻn đều làm từ gỗ, cột đục lỗ có mộng, chân cột kê trên đá tảng; xà, kèo, đòn tay, đòn nóc… được cưa xẻ cẩn thận; phần lớn các ngôi nhà đều lợp ngói hoặc lá cọ, xung quanh thưng bằng ván hoặc phên nứa; có ít nhất 2 cửa sổ để trong nhà thông thoáng. Về khung mái, cho đến nay, bất kể nhà gỗ hay dạng nhà xây tường có lợp mái vẫn được làm từ tre và gỗ. Đòn nóc, đòn tay được làm từ gỗ, rui, mè có thể làm từ tre đã ngâm để chống mọt.

Do có sự giao thoa và ảnh hưởng văn hóa nên người Pà Thẻn ở thôn Khuổi Hóp, xã Linh Phú (Chiêm Hóa) cư trú theo từng khu, xóm, ở chân núi, gần nguồn nước, thuận tiện cho việc canh tác lúa nước, chuyển sang ở nhà sàn với cách bài trí trong nhà và sinh hoạt như đồng bào dân tộc Tày ở vùng lân cận. Tuy nhiên, từ truyền thống đến hiện tại, những tập quán tốt đẹp liên quan đến làm nhà vẫn được người Pà Thẻn ở Tuyên Quang duy trì, tạo nên bản sắc văn hóa riêng, độc đáo.

Việt Thanh/ Báo Hà Giang

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/ban-sac-van-hoa/nha-o-truyen-thong-va-tuc-thu-dat-lam-nha-cua-nguoi-pa-then-tuyen-quang-20180709163908529.htm



  Các Tin khác
  + Chủ tịch Hồ Chí Minh và nghệ thuật dùng người tài: Giao việc là tin trọn vẹn (19/05/2025)
  + Sáp nhập tỉnh Thái Bình, Hưng Yên thành công, đây là tỉnh có ông vua duy nhất của xứ Nhãn, nhà Trần làm nghề đánh cá mà phát vương (19/05/2025)
  + Chiến thắng lịch sử 30/4 tạo nguồn cảm hứng, sức bật mới cho Việt Nam (02/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Trái tim rực lửa tự hào! (01/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Đại lễ của lịch sử (01/05/2025)
  + Vũ khí và khí tài tối tân tại lễ diễu binh 30.4 ở TP.HCM (30/04/2025)
  + LỄ DIỄU HÀNH MỪNG 50 NĂM NGÀY HỘI NON SÔNG 30.4. 1975- 30.4.2025 (30/04/2025)
  + Pháo thủ trên xe tăng 390 kể khoảnh khắc húc đổ cổng Dinh Độc Lập (28/04/2025)
  + Gieo mầm sáng tạo trên nền giấy xưa (27/04/2025)
  + Vẻ đẹp xuyên thời gian của TPHCM qua ''50 khoảnh khắc'' (23/04/2025)
  + Hồi ức ngày 30/4 của nữ biệt động duy nhất đánh vào Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân (22/04/2025)
  + Chương trình nghệ thuật "Đất Nước trọn niềm vui" kỷ niệm ngày thống nhất đất nước 30.4.1975 (22/04/2025)
  + Ký ức “những năm bom Mỹ trút trên mái nhà” (20/04/2025)
  + Không cần đi xa, Hà Nội cũng có mùa hoa vàng như mơ (15/04/2025)
  + Thân thương bánh giò Hà Nội (12/04/2025)
  + Nhộn nhịp du khách về thăm khu di tích địa đạo Củ Chi (08/04/2025)
  + Bầu trời Việt Trì rực sáng 15 phút, dân đổ về chiêm ngưỡng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (07/04/2025)
  + Hội truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam Sư đoàn 470 kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập (06/04/2025)
  + Nữ đại tá tình báo giỏi nhất Việt Nam, được đặt tên cho 2 con đường là ai? (02/03/2025)
  + 50 năm Chiến thắng Tây Nguyên, nghệ thuật quân sự trong tác chiến chiến dịch (28/02/2025)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 13
Total: 70476933

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July