Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 23/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Nhà mồ Ba Na - những giá trị văn hoá Nhà mồ Ba Na - những giá trị văn hoá , Người xứ Nghệ Kiev
 

02/07/2018

Kiến trúc nhà mồ của người Ba Na mang đầy tính giao cảm âm - dương và rất gần gũi với buôn làng. Bởi họ tin rằng, có một thế giới người chết tồn tại song hành với cuộc sống dương gian.

Vẻ đẹp nguyên sơ, mộc mạc

Theo quan niệm của người Ba Na, chết là bắt đầu cuộc sống mới ở một thế giới khác - thế giới của hồn ma. Chính vì vậy, họ tạc ra những bức tượng gỗ với nhiều hình thù khác nhau để tiễn đưa và trông coi linh hồn cho người chết.

Nhà mồ được xây dựng bằng những vật liệu và kiến trúc hoàn toàn thô sơ, chỉ có hệ thống kết nối bằng gá, buộc chứ không có hệ thống kèo, mộng. Vật liệu xây dựng chỉ có gỗ nứa, lá mà không dùng gạch; công cụ xây dựng chỉ có dao, rìu mà không có cưa… Chính điều đó tạo cho nhà mồ một dáng vẻ nguyên sơ mộc mạc với nét đẹp tự nhiên nguyên thủy.

 Độc đáo kiến trúc nhà mồ Ba Na

Ngôi nhà mồ của người Ba Na có kiến trúc như một ngôi nhà bình thường, bao gồm mái nhà, tường… người sống còn để toàn bộ vật dụng mà người chết đã từng dùng trong chính ngôi nhà mồ. Đây còn gọi là tục chia của cho người chết. Bởi theo quan niệm của người Tây Nguyên, người chết sẽ có cuộc sống riêng, họ sẽ phải trải qua 7 kiếp luân hồi để được trở về làm người, chính vì vậy nhà mồ trở thành thể hiện quan niệm triết lý về cuộc đời.

Mái nhà mồ của người Ba Na lại có cơ cấu phát triển theo chiều cao, đa số các trường hợp làm bằng tre đan có trang trí họa tiết hoa văn hình học với hai mặt phẳng chính. Mỗi một loại hoa văn với cách sắp xếp khác nhau là một gợi ý về vũ trụ luận. Có thể đó là biểu tượng của mặt trời, mặt trăng và các thiên thể. Người Ba Na gọi cột là Klao và họ quan niệm đó là đường dẫn linh hồn người chết lên trời, họ còn gọi các vật trang trí bên ngoài là mặt Nar (mặt trời), mặt Khei (mặt trăng).

Nhìn chung, trang trí cho mái nhà mồ của người Ba Na thường đi sâu vào họa tiết và không nhiều như của người Gia Rai hay không sắc cạnh thể hiện rõ đường nét như của người Cơ Tu, nhưng vẫn toát lên vẻ huyền bí và linh thiêng cho thế giới của người chết.

Độc đáo kiến trúc tượng nhà mồ

Quanh nhà mồ là một hàng rào có trang trí tượng gỗ. Những tượng gỗ này có nội dung hết sức phong phú đa dạng, phản ánh đầy đủ và chân thực cuộc sống của người Ba Na. Những tượng gỗ này đều diễn tả về sự phồn thực, ước vọng sang bên kia thế giới có được cuộc sống sung túc, phú quí. Với người Ba Na, nghi thức sinh thành cũng được quan niệm và thể hiện qua hành động giao hoan. Mặc dù, nghi thức đó hiện nay không còn nữa, nhưng theo lời kể của các cụ già trước đây, vào những đêm bỏ mả, trai gái được tự do quan hệ tình ái.

 Hệ thống tượng nhà mồ

Về kiến trúc tượng nhà mồ thì có thể chia làm hai lớp tượng. Lớp đầu tiên là hình ảnh phổ biến nhất trong tất cả các nhà mồ: tượng giao hoan, đàn bà chửa và hài nhi được thể hiện cùng một lúc trên một mặt phẳng của lối rào quanh mồ. Lớp thứ hai là hình tượng những con người, con vật như người đánh trống, cô gái, chàng thanh niên, cầu thủ đá bóng, con voi, con chim, con cú... Tất cả những hình tượng đó được đặt quanh nhà mồ và tạo thành bức tranh sinh động về cuộc sống để người chết sẽ mang đi sau lễ bỏ mả.

Tượng nhà mồ tạo nên một bảo tàng chân thực về cuộc sống của người Ba Na, trở thành những pho sử sống động có giá trị thẩm mỹ và khoa học. Tượng được gọt đẽo thô sơ, giản lược trong đường nét, hình khối, có tính gợi tả chứ không cặn kẽ chi tiết, song hết sức sinh động, mộc mạc mà chân thực, mang đậm triết lý nhân sinh, cái siêu thực và cái hiện thực đan xen hài hòa.

Với những nét biểu cảm buồn thương, vui nhộn, khắc khổ, tư lự, xa xăm… hệ thống tượng gỗ dân gian trang trí khu vực nhà mồ đã để lại nhiều cảm xúc, suy nghĩ cho người xem về kiếp nhân sinh. Qua từng bức tượng nơi những khu nhà mồ của các buôn làng người Ba Na, chúng ta thấy rõ sự phát triển nền điêu khắc dân gian của người dân tộc thiểu số ở Gia Lai.

Giá trị văn hoá nghệ thuật của nhà mồ Tây Nguyên

Tuy ngôi nhà mồ không lớn nhưng các yếu tố phụ như tượng gỗ, các cột trang trí cao thấp khác nhau bên trong, xung quanh nhà mồ, những băng chạm khắc tô vẽ trên các nẹp, mái, nóc… lại là sự phối hợp tinh tế sáng tạo làm nên vẻ đẹp độc đáo cho tổng thể kiến trúc ngôi nhà mồ.

 Kiến trúc nhà mồ Ba Na. Ảnh Quang Tuệ

Những nghệ nhân tạc tượng đã thổi được cái “hồn” vào tượng, thể hiện được những tình cảm sâu sắc, những cảm xúc đặc biệt, sự thương tiếc xót xa gửi gắm đến người đã khuất. Đến với thế giới tượng mồ, người xem cảm nhận được hơi thở của sự sống sinh hoạt quen thuộc vẫn tồn tại và diễn ra hàng ngày trong đời sống của người dân nơi đây. Qua bàn tay tài hoa của nghệ nhân đã khiến cho những bức tượng đơn sơ, hoang dã bỗng trở nên sống động, thấm đẫm linh hồn của đời sống. Bởi nghệ thuật chính là đem đến sự gần gũi thân thuộc của cuộc sống đời thường vào trong tác phẩm nghệ thuật một cách tự nhiên.

THS. Nguyễn Tuấn Anh/ langvietonline.vn

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/ban-sac-van-hoa/nha-mo-ba-na-nhung-gia-tri-van-hoa-20180702105229255.htm



  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 5
Total: 65166488

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July