Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 24/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Sức khỏe & Đời sống >
  Hoang mang chuyện bỏ hẳn đồ nhựa dùng một lần, đâu mới là giải pháp thay thế hoàn hảo? Hoang mang chuyện bỏ hẳn đồ nhựa dùng một lần, đâu mới là giải pháp thay thế hoàn hảo? , Người xứ Nghệ Kiev
 

Vấn đề nên tiếp tục hay ngừng hẳn việc sử dụng đồ nhựa dùng một lần hiện nay vẫn là một cuộc tranh luận chưa đến hồi kết.


Hoang mang chuyện bỏ hẳn đồ nhựa dùng một lần, đâu mới là giải pháp thay thế hoàn hảo?
ảnh minh họa
 

Thông tin cấm sử dụng đồ nhựa dùng một lần tại Pháp vào năm 2020

Nước Pháp mới đây đã thông qua luật cấm tất cả những loại chén, bát, đĩa, dao, thìa… được sản xuất từ đồ nhựa dùng một lần lưu hành trong cuộc sống của người dân. Luật này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ năm 2020.

Luật này thuộc Chuyển đổi năng lượng cho phát triển xanh, một dự án tham vọng giúp Pháp có nhiều biện pháp hiệu quả chống thay đổi khí hậu. Theo luật, tất cả những sản phẩm dao, chén, ly... sử dụng một lần đều phải phân hủy được và làm từ vật liệu sinh học. Trong 3 năm tới, 50% nguyên vật liệu để sản xuất những vật dụng này phải là vật liệu hữu cơ, có khả năng phân hủy. Đến năm 2025, tỉ lệ này sẽ tăng lên 60%.

Với 4,73 tỉ ly nhựa phế thải ở Pháp trong năm 2015 và khoảng 17 tỉ túi nhựa được sử dụng hàng năm trong siêu thị khắp quốc gia này, luật mới hi vọng sẽ đặt dấu chấm hết cho sự phụ thuộc của Pháp đến đồ nhựa dùng một lần.

Thông tin này khiến nhiều người và các tổ chức môi trường vô cùng hân hoan. Mặc dù vậy, luật cấm sử dụng đồ nhựa dùng một lần cũng gặp phải nhiều phản đối vì cho rằng luật này vi phạm luật tự do thương mại trong khối EU. Theo thông tin từ Independent (Anh), Pack2Go Europe - nhà sản xuất đồ đóng gói đặt tại Brussels (Bỉ) thông báo sẽ chống lại luật này tới cùng và mong muốn luật sẽ không bị lan rộng ra toàn khối EU.

Ông Eamonn Bates (Tổng thư ký của Pack2Go Europe) khẳng định: “Chưa có bằng chứng khoa học cho thấy vật liệu có nguồn gốc sinh học lại thân thiện hơn với môi trường. Việc đưa ra luật cấm sẽ làm người dân lầm tưởng về khả năng phân hủy của loại vật liệu này”. Vô tình, điều này khiến tình trạng rác thải trên thế giới trở nên tồi tệ hơn.

Nguy cơ ung thư từ đồ nhựa dùng một lầnNhẹ, bền, dễ sử dụng, đồ nhựa dùng một lần đã trở thành thói quen trong cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng. Những vật dụng này đặc biệt không thể thiếu để đựng đồ ăn nhanh, đi du lịch hay tham gia những chuyến pinic, dã ngoại... Tuy nhiên, chính vật dụng tuy nhỏ gọn, tiện lợi này lại ẩn chứa nhiều nguy hại cho sức khỏe, trong đó vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay: Sử dụng đồ nhựa dùng một lần và nguy cơ ung thư.Các nhà khoa học tại Canada cho rằng, tất cả những loại vật dụng làm thành đồ nhựa dùng một lần đều có tên là Polystyrene hay chính là nhựa mang nhãn số 6. Polystyrene (viết tắt và thường gọi là PS) là một loại nhựa khá rẻ tiền, có màu trắng, trọng lượng nhẹ, tính dẻo nên thường được sử dụng trong khâu đóng gói bao bì. Chất Polystyrene khi gặp nhiệt độ cao hoặc quá thấp sẽ sản sinh ra Styrene. Đây là một chất vô cùng độc hại, gây ung thư, có thể phá hủy DNA trong cơ thể người, gây dị tật thai nhi, rối loạn hệ thần kinh (mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ), ảnh hưởng đến nồng độ máu (lượng tiểu cầu thấp, gây đột quỵ)… Chưa hết, loại chất này lại có khả năng xâm nhập vào cơ thể cực nhanh, dù nhiễm độc với nồng độ thấp cũng gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Chưa hết, trong các sản phẩm đồ nhựa đều chứa BPA được chứng minh có khả năng gây ung thư. Thông tin được khẳng định bởi Chương trình quốc gia nghiên cứu về độc học (NTP) và Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư (IARC), tác động đến não làm chậm phát triển, gây viêm gan, rối loạn nội tiết và vô sinh. Những thông tin này làm không ít người cảm thấy vô cùng hoang mang, nhất là khi nước Pháp chuẩn bị thực hành lệnh cấm càng khiến người tiêu dùng, trong đó có người Việt Nam lo lắng, sợ hãi.Nên tiếp tục hay ngừng sử dụng đồ nhựa dùng một lần?

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội), vấn đề nên tiếp tục hay ngừng hẳn việc sử dụng đồ nhựa dùng một lần hiện nay vẫn là một cuộc tranh luận chưa đến hồi kết. Nếu quay trở lại thời gian ngày xưa, chúng ta sẽ thấy ông bà tổ tiên vẫn đựng thực phẩm bằng chất liệu sành, sứ rất tốt nhưng lại nặng nề, không tiện lợi trong cuộc sống và giá thành tương đối cao so với đồ nhựa dùng một lần.

“Vì thế, có thể nói, sản xuất ra đồ nhựa là một bước tiến của công nghệ, đảm bảo độ tiện lợi. Nhưng đồ nhựa nói chung cũng có nhiều nguy cơ, còn chuyện nguy cơ đến đâu, rồi chuyện đựng bằng vật liệu có nguồn gốc sinh học mới là lựa chọn hoàn hảo thì đến bây giờ vẫn là vấn đề đang còn tranh cãi”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định.

Theo vị chuyên gia này, hiện nay có quá nhiều bệnh tật tìm đến con người nên người ta mới phải tranh cãi đến chuyện cấm sử dụng đồ nhựa dùng một lần. Đặc biệt, hiện nay có những bệnh xuất hiện không phải do nhiễm trùng lây lan, tức là do chất hóa học tích tụ trong cơ thể nên càng khiến chúng ta phải suy nghĩ về những vật dụng vẫn dùng hàng ngày, trong đó có đồ nhựa nói chung. Câu hỏi đặt ra bây giờ là đồ nhựa có gây ra nhiễm độc hay không, có gây nên bệnh này bệnh kia hay không.

“Tất cả nhựa đều là polyme, được làm từ các mắt xích monome. Mắt xích không tự sinh ra trong tự nhiên mà phải trải qua quá trình nhân tạo trong tự nhiên, nối với nhau tạo thành. Chất có gây độc hại hay không hiện nay vẫn còn là cuộc tranh cãi. Mặc dù vậy, trong hiện tại, nó vẫn là cách đem lại nhiều lợi ích”, ông Thịnh cho hay.

Theo ông, nguy cơ sử dụng đồ nhựa dùng một lần với thực phẩm đặt trực tiếp vào đó thực sự không thể lý giải hết được. Nhưng cách tốt nhất là càng giảm được việc sử dụng đồ nhựa dùng một lần thì càng tốt. Đã là đồ nhựa dùng một lần thì chỉ dùng một lần rồi vứt bỏ để được thu lại và tái chế.

PGS.TS Thịnh nói: “Ở đây chúng ta cần lưu ý những loại nhựa được sử dụng một lần nếu là túi khô hoàn toàn thì không có vấn đề gì nhưng nếu túi đó bị ẩm, bị ướt thì nguy cơ thôi nhiễm ra là điều khó tránh khỏi. Và điều này thực sự gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng”. Do đó, cái gì bắt buộc đựng thì chúng ta phải có biện pháp thay thế bằng đồ sành, sứ… trong trường hợp đồ nhựa dùng một lần bị ẩm ướt.

Những loại cốc nhựa dùng một lần để ăn cháo, ăn chè hay hộp đựng cơm trưa mà dân văn phòng, sinh viên… hay mua ngoài hàng cơm là những ví dụ tiêu biểu cho việc đồ nhựa chỉ được dùng một lần mặc dù nguy hại đến đâu hiện nay các nhà khoa học cũng chưa giải thích hết được. “Độc tố có thể đi từ thực phẩm có sẵn mầm bệnh, vi khuẩn, nấm ẩn chứa sẵn trong thực phẩm hoặc có thể đi từ các mắt xích từ nhựa polyme hoặc thậm chí là son môi… cũng có thể gây nên những căn bệnh nguy hiểm chứ không hoàn toàn là từ đồ nhựa. Do đó, cái gì tránh được thì chúng ta nên tránh”, chuyên gia đưa ra lời khuyên.

Ông cũng cho biết thêm, nếu là những loại chai nhựa dùng vài ba lần để uống nước lọc cũng không vấn đề gì cả. Nhưng nếu đó là chai đựng dầu, sữa… nói chung là loại chai nhựa chứa chất béo thì sẽ có khả năng hòa tan vào nước những chất khác, chất nhựa có cơ hội thôi nhiễm ra, gây ảnh hưởng sức khỏe con người.

“Thêm nữa, nguyên tắc của đồ nhựa dùng một lần để đựng thực phẩm là sau lần dùng đầu tiên, đồ nhựa đó được thu lại và không được dùng để tái chế lại dùng trong công nghệ thực phẩm nói chung nữa. Nếu cứ tiến hành đựng thực phẩm trong đồ nhựa tái chế thì nguy cơ bị bệnh từ đồ nhựa là cực lớn. Vấn đề này phải được nhà nước phối hợp cục vệ sinh an toàn thực phẩm kiểm soát gắt gao mới tránh được bệnh tật sinh ra từ mối nguy này”, ông Thịnh cho biết thêm.


nguồn bài: afamily.vn


Tin tức nguồn: 
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1594959#ixzz4L4p82Old 
doc tin tuc xaluan.com


  Các Tin khác
  + Khung giờ ăn sáng, ăn trưa tốt cho sức khỏe: Ai cũng nên biết sớm (17/09/2024)
  + Thêm thứ này khi hâm nóng cơm nguội bằng lò vi sóng, cơm thơm dẻo như vừa mới nấu (11/08/2024)
  + 5 loại hạt được xem như "thuốc bổ trời ban" khi ngâm thành nước uống (10/08/2024)
  + Trào lưu uống nước muối thải độc cơ thể, bạn có tham gia không? Chuyên gia nhận định gì về trào lưu này? (10/08/2024)
  + "3 không" khi ăn nhãn, biết mà tránh kẻo "rước họa" (10/08/2024)
  + 3 thực phẩm màu cam cực kỳ tốt cho sức khỏe: Nhất loại thứ 3 bổ ngang nhân sâm, tổ yến (10/08/2024)
  + Rán trứng cho thêm vài giọt này trứng nở phồng, xốp mềm, 2 quả mà như 4 quả (10/08/2024)
  + Ăn quá 7 quả trứng/tuần: Nguy cơ bệnh tật rình rập bạn không ngờ tới (10/08/2024)
  + Mẹo đơn giản giúp mít chín nhanh không cần dùng hóa chất, không độc hại (04/08/2024)
  + Loại quả xưa rụng đầy gốc, trồng cây để lấy vỏ, nay lại thành quả đặc sản nhiều người yêu thích mà khó tìm (23/07/2024)
  +   Măng khô, mộc nhĩ, nấm hương muốn ngon đừng chỉ ngâm nước lạnh, hãy làm theo cách này sẽ ngon hơn (14/07/2024)
  + Uống 2 cốc bia hoặc 5 chén rượu, mất bao lâu nồng độ cồn về 0? (14/07/2024)
  + Trộn nước xả vải với muối có tác dụng gì? (02/07/2024)
  +   Đổ bỏ nước chảy ra từ điều hòa quá phí, ai biết dùng quý hơn báu vật (02/07/2024)
  +   Nhỏ ít dầu gió lên hành tây: Mẹo hay mùa hè giải quyết nhiều rắc rối ai cũng thích (02/07/2024)
  + Mẹo diệt gián đơn giản, hiệu quả lâu dài, đuổi sạch gián trong nhà (30/06/2024)
  + Mẹo chọn mít chín cây tự nhiên, ít xơ, múi dày ngọt lịm (30/06/2024)
  + Uống nước tưởng chừng đơn giản, ai ngờ lại mắc sai lầm ‘tày trời’ này khiến hại đủ đường (21/06/2024)
  + 5 thói quen sau bữa ăn gây tàn phá sức khỏe nhưng nhiều người hay mắc, bỏ ngay kẻo tuổi trung niên hối hận (16/06/2024)
  + 4 mẹo ít người biết giúp bạn tận dụng tối đa dinh dưỡng từ trái cây (16/06/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65194392

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July