Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 24/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Sức khỏe & Đời sống >
  Có thể đây chính là ‘cứu tinh’ giúp loài người thoát khỏi cơn khủng hoảng kháng sinh Có thể đây chính là ‘cứu tinh’ giúp loài người thoát khỏi cơn khủng hoảng kháng sinh , Người xứ Nghệ Kiev
 

Các nhà khoa học đang phát triển một phương pháp vô cùng hứa hẹn có thể giúp bạn biết chính xác lúc nào bạn cần đến những viên thuốc kháng sinh.


 Các nhà khoa học khuyến cáo các y sĩ cần kiểm soát kĩ lượng kháng sinh và tránh lạm dụng loại thuốc này khi kê đơn cho bệnh nhân của mình.
Các nhà khoa học khuyến cáo các y sĩ cần kiểm soát kĩ lượng kháng sinh và tránh lạm dụng loại thuốc này khi kê đơn cho bệnh nhân của mình.
 

Chúng ta đang ở trong cuộc khủng hoảng kháng sinh mà các chuyên gia y khoa đã cảnh báo từ vài năm trước. Trong khi được coi là thần dược của nền y học hiện đại, kháng sinh vẫn bị lạm dụng một cách vô tội vạ. Theo thống kê của các nhà khoa học Pháp, số lượng kháng sinh được sử dụng thừa lên tới 30%. Việc sử dụng bất hợp lý này dẫn tới khả năng kháng thuốc, nhờn thuốc của vi khuẩn và tạo ra những loại vi khuẩn cực nguy hiểm bởi chúng có khả năng phát triển DNA để kháng lại tất cả các loại kháng sinh hiện tại.

Để tránh tình trạng đối mặt với loại vi khuẩn không thuốc chữa, các nhà khoa học khuyến cáo các y sĩ cần kiểm soát kĩ lượng kháng sinh và tránh lạm dụng loại thuốc này khi kê đơn cho bệnh nhân của mình. Tuy vậy, khi định mức rõ ràng cho hàm lượng kháng sinh vẫn còn mơ hồ và chưa có quy định cụ thể thì việc kiểm soát không hề đơn giản.

Nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học tại Đại học Stanford (Anh) và Viện Nhi Trung ương Cincinnati (Ohio, Mỹ) đã cho thấy những dấu hiệu khả quan trong việc giải quyết vấn đề này. Theo như nghiên cứu, một bài xét nghiệm máu theo kiểu mới sẽ giúp xác định vấn đề nằm ở vi khuẩn hay nhiễm khuẩn virus. Trước đó, các nhà khoa học đã xác nhận kháng sinh chỉ có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và vô tác dụng với virus. Do đó, biết được căn nguyên bệnh sẽ giúp người sử dụng thuốc không tốn công vô ích vào kháng sinh trong trường hợp gặp vấn đề với virus.

Xét nghiệm tập trung vào việc phân tích tế bào protein trong gen. Với trường hợp vi khuẩn là nhân tố gây bệnh, 4/7 tế bào protein sẽ hiện diện trong gen, trong khi con số này ở những trường hợp virus là 3/7. Bằng việc xác định số lượng tế bào, xét nghiệm có thể cung cấp chính xác căn nguyên bệnh và giúp các nhà khoa học dễ dàng hơn trong việc lựa chọn phương án điều trị.

Kết quả nghiên cứu này đã làm các nhà nghiên cứu kinh ngạc. Tiến sĩ Timothy Sweeney, trưởng nhóm nghiên cứu chia sẻ thêm về nghiên cứu trên tạp chí Sức khỏe và Y học: Độ chính xác đã được kiểm nghiệm lại sau xét nghiệm và tỉ lệ này lên tới 95%. Đây là con số cực kì ấn tượng với việc kiểm tra chỉ 7 loại tế bào protein. 

Những nghiên cứu trước đó đã chỉ ra hàng trăm loại gen liên quan tới cơ chế hoạt động của vi khuẩn và virus. Điều này khiến các nhà khoa học lầm tưởng rằng quy trình xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân mất nhiều thời gian. Tuy vậy, bằng cách tổng hợp các kết quả trước đó, nhóm các nhà khoa học đứng đầu bởi tiến sĩ Timothy đã thu hẹp được con số này xuống còn 7 loại tế bào protein.

Xét nghiệm sẽ sớm được ứng dụng và trở thành biện pháp xác định nguyên nhân gây bệnh hiệu quả. 

Theo trung tâm Dịch tễ học Trung ương tại Anh, có đến 1/3 trong tổng số 154 triệu đơn thuốc kháng sinh được kê ra mà không cần thiết. Những trường hợp này có thể do bác sĩ không nắm được rõ toàn bộ triệu chứng bệnh dẫn tới kê đơn sai nhưng cũng có những trường hợp không chắc chắn nguyên nhân gây bệnh và kê đơn theo tiêu chí “uống nhầm hơn bỏ sót”. Trên thực tế, tiếp nhận lượng lớn kháng sinh vào cơ thể không tốt cho sức khỏe bởi cơ thể phải thích ứng với sự xáo trộn hormone mà kháng sinh gây ra.

Theo tiến sĩ Sweeny, xét nghiệm sẽ sớm được ứng dụng và trở thành biện pháp xác định nguyên nhân gây bệnh hiệu quả. Tuy còn cần thử nghiệm thêm nhưng biện pháp này hứa hẹn sẽ cho kết quả khả quan. Tiến sĩ cũng cho biết thêm, thời gian xác định kết quả cần phải được cải tiến trong tương lai. 
Hiện tại, tổng thời gian xét nghiệm và phân tích kết quả kéo dài lên tới 4-6 tiếng. Với những trường hợp khẩn cấp, cần điều trị ngay lập tức, xét nghiệm sẽ không đảm bảo an toàn cho bệnh nhân bởi thời gian tiến hành quá lâu. Trong trường hợp xấu nhất, bệnh nhân phải chờ kết quả xét nghiệm có thể phải mắc phải nhiễm khuẩn huyết - hiện tượng xuất hiện 1 tiếng sau khi vi khuẩn xâm nhập vào máu. Một khi rút ngắn được quy trình xuống còn 1 giờ, chắc chắn phương pháp mới này sẽ giúp giảm tình trạng lạm dụng kháng sinh một cách tràn lan như hiện nay.



Tin tức nguồn: 
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1537157#ixzz4EfmJl6md 
doc tin tuc xaluan.com


  Các Tin khác
  + Khung giờ ăn sáng, ăn trưa tốt cho sức khỏe: Ai cũng nên biết sớm (17/09/2024)
  + Thêm thứ này khi hâm nóng cơm nguội bằng lò vi sóng, cơm thơm dẻo như vừa mới nấu (11/08/2024)
  + 5 loại hạt được xem như "thuốc bổ trời ban" khi ngâm thành nước uống (10/08/2024)
  + Trào lưu uống nước muối thải độc cơ thể, bạn có tham gia không? Chuyên gia nhận định gì về trào lưu này? (10/08/2024)
  + "3 không" khi ăn nhãn, biết mà tránh kẻo "rước họa" (10/08/2024)
  + 3 thực phẩm màu cam cực kỳ tốt cho sức khỏe: Nhất loại thứ 3 bổ ngang nhân sâm, tổ yến (10/08/2024)
  + Rán trứng cho thêm vài giọt này trứng nở phồng, xốp mềm, 2 quả mà như 4 quả (10/08/2024)
  + Ăn quá 7 quả trứng/tuần: Nguy cơ bệnh tật rình rập bạn không ngờ tới (10/08/2024)
  + Mẹo đơn giản giúp mít chín nhanh không cần dùng hóa chất, không độc hại (04/08/2024)
  + Loại quả xưa rụng đầy gốc, trồng cây để lấy vỏ, nay lại thành quả đặc sản nhiều người yêu thích mà khó tìm (23/07/2024)
  +   Măng khô, mộc nhĩ, nấm hương muốn ngon đừng chỉ ngâm nước lạnh, hãy làm theo cách này sẽ ngon hơn (14/07/2024)
  + Uống 2 cốc bia hoặc 5 chén rượu, mất bao lâu nồng độ cồn về 0? (14/07/2024)
  + Trộn nước xả vải với muối có tác dụng gì? (02/07/2024)
  +   Đổ bỏ nước chảy ra từ điều hòa quá phí, ai biết dùng quý hơn báu vật (02/07/2024)
  +   Nhỏ ít dầu gió lên hành tây: Mẹo hay mùa hè giải quyết nhiều rắc rối ai cũng thích (02/07/2024)
  + Mẹo diệt gián đơn giản, hiệu quả lâu dài, đuổi sạch gián trong nhà (30/06/2024)
  + Mẹo chọn mít chín cây tự nhiên, ít xơ, múi dày ngọt lịm (30/06/2024)
  + Uống nước tưởng chừng đơn giản, ai ngờ lại mắc sai lầm ‘tày trời’ này khiến hại đủ đường (21/06/2024)
  + 5 thói quen sau bữa ăn gây tàn phá sức khỏe nhưng nhiều người hay mắc, bỏ ngay kẻo tuổi trung niên hối hận (16/06/2024)
  + 4 mẹo ít người biết giúp bạn tận dụng tối đa dinh dưỡng từ trái cây (16/06/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 65198578

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July