Đọc bài viết này xong nhà bạn sẽ tức khắc trồng cây trầu không - cùng tìm hiểu ngay!
Cây trầu không đã là loại cây gắn liền với cuộc sống của người phụ nữ
Từ xưa, cây trầu không đã là loại cây gắn liền với cuộc sống của người phụ nữ, đặc biệt là với những chị em hay ăn trầu. Lá trầu còn có nhiều công dụng đa dạng như: làm hương liệu, kháng khuẩn, chống nấm, chữa một sốbệnh phụ khoa, cải thiện tiêu hóa, giảm stress,...
Chữa viêm da cơ địa
Dùng lá trầu không chữa trị viêm da cơ địa rất đơn giản. Các bạn chỉ cần dùng lá trầu rửa sạch, vò nát rồi chà xát lên vùng da bị bệnh hàng ngày mỗi khi tắm.
Hoặc bạn có thể dùng lá trầu đem nấu nước tắm, phần bã cũng dùng để chà xát cho vùng da nhiễm bệnh hàng ngày. Với cả 2 cách dùng này, các bạn có thể thêm vào đó một chút muối giúp kháng khuẩn, làm sạch da và dưỡng ẩm cho da hiệu quả.
Trị nám da
Lá trầu không chứa rất nhiều protein, chất xơ, carbohydrate, nước và nhiều khoáng chất như kẽm, canxi,... Những thành phần này chính là vũ khí bí mật giúp lá trầu có khả năng đẩy lùi các hắc tố gây sạm da, tàn nhang và chống oxy hóa. Với giá thành rẻ và phổ biến ở Việt Nam, bạn có thể dễ dàng chế biến cho mình một loại “thần dược” trị nám chỉ với vài ngàn đồng mà không phải tốn nhiều chi phí với nhiều loại kem trị nám khác nhau.
Một lý do nữa mà bạn nên trị nám bằng lá trầu không chính là vì những thành phần của nó hoàn toàn không gây kích ứng cho da. Bạn sẽ không phải lo lắng về dị ứng hay mẩn ngứa khi sử dụng lá trầu không để trị nám.
Suy nhược thần kinh
Khi đau dây thần kinh hay mệt mỏi, suy nhược thần kinh, lấy nước cốt vắt từ vài lá trầu không với một thìa mật ong. 1 thìa hỗn hợp này chia làm 2 lần uống trong ngày.
Bảo vệ sức khỏe răng miệng
Nhai lá trầu không có thể đánh bay mùi hôi miệng. Chúng còn góp phần làm dịu các cơn đau răng. Tuy nhiên, bạn đừng quên đánh răng sau khi nhai lá trầu không. Ngoài ra, cũng có thể đun sôi lá trong nước rồi lọc lấy nước súc miệng hàng ngày để giữ vệ sinh cho răng miệng và giúp hơi thở luôn thơm mát.
Đau họng
Khi đau họng, dùng trầu không sẽ rất công hiệu. Lấy lá trầu không và ít hoa quả xay nhuyễn lấy nước, trộn thêm mật ong rồi ngậm thật lâu, nếu uống được thì càng tốt, sẽ giảm các kích thích gây ho.
Làm thuốc giảm đau
Tác dụng giảm đau hiệu nghiệm của lá trầu không giúp làm dịu các cơn đau nhanh chóng. Bạn có thể dùng loại lá này để giảm đau trong các trường hợp bị trầy, rách hay xước da, phát ban hay sưng viêm (cả bên trong lẫn bên ngoài), khó tiêu, táo bón… Chỉ cần lấy một vài lá trầu không giã nát rồi đắp lên chỗ đang bị đau. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhai nát lá trầu không, nhấp lấy phần nước tiết ra rồi nhả bả để làm dịu những cơn đau có nguồn gốc từ bên trong cơ thể.