Thùy Linh (Theo BoldskyTăng cân
Nếu bạn không ngủ ít nhất 6 tiếng mỗi đêm, quá trình chuyển hóa chất béo của cơ thể sẽ bị xáo trộn, có xu hướng tăng lên.
Bên cạnh đó, khi ngủ muộn bạn cần phải ăn thêm, nên lượng thức ăn không được tiêu hóa hết. Lâu dần, điều này sẽ dẫn gây ra mô mỡ dày trong cơ thể, gây tăng cân, béo phì.
Hệ thống miễn dịch suy yếu
Ngủ muộn phá hủy các tế bào máu trắng, gây hại đến khả năng miễn dịch cơ thể. Vì vậy những người thức khuya thường xuyên sẽ dễ bị mắc các bệnh như cảm cúm, dị ứng hơn người được ngủ sớm.
Bệnh tim mạch
Ngủ quá muộn vào ban đêm có thể làm đảo lộn nhịp sinh học, thậm chí gây mất ngủ. Khi bạn có ít thời gian để nghỉ ngơi, nó sẽ gây áp lực lên tim, dẫn đến ngừng tim và đột quỵ.
Bệnh tiểu đường
Ngủ muộn phá hỏng sự cân bằng nội tiết tố của cơ thể. Điều đó khiến bạn không dung nạp được glucose bằng lượng insulin, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Nhức đầu
Mỗi khi bạn ngủ muộn, bạn sẽ có cảm giác choáng váng vào sáng hôm sau do bộ não đã bị chấn thương nhỏ. Thông thường bộ não được trang bị để đối phó với những cú sốc nhỏ như thức khuya, nhưng trong khoảng thời gian dài, nó sẽ dẫn đến tổn thương não, gây nhức, đau đầu.
Lão hóa nhanh
Việc ngủ quá muộn sẽ làm cho hoạt động điều tiết tế bào da thất thường, ảnh hưởng đến chức năng của tế bào biểu bì, từ đó đẩy nhanh quá trình lão hóa da, xuất hiện các nếp nhăn, xỉn màu.
Gây hại mắt
Thức đêm thường xuyên có thể dẫn đến các vấn đề về mắt, nhức mỏi mắt, thâm quầng, giảm thị lực...