1. Mồ hôi quá nhiều
Mồ hôi là thủ phạm chính gây ra mùi cơ thể, đặc biệt là mùi hôi chân. Cơ thể chúng ta được bao bọc bởi tuyến mồ hôi làm mát cơ thể. Bàn chân là một trong các bộ phận cơ thể tập trung nhiều tuyến mồ hôi nhất.
Để vi khuẩn phát triển, môi trường cần các điều kiện là: nhiệt độ; oxy và tế bào da chết ở chân. Vi khuẩn phân hủy da chết và mồ hôi sinh ra mùi khó chịu.
Các chuyên gia y tế khuyên bạn thường xuyên thay tất, giữ đôi chân khô ráo, thông thoáng để hạn chế mùi hôi khó chịu.
2. Căng thẳng
Áp lực, căng thẳng khiến cơ thể tiết nhiều mô hôi hơn. Nhiều người mắc chứng bệnh ra mồ hôi chân, tay mỗi khi căng thẳng. Mồ hôi khiến cơ thể luôn ẩm ướt và tạo điều kiện cho các vi khuẩn hoạt động mạnh.
Để hạn chế tình trạng này, bạn nên sử dụng loại tất thấm hút tốt, thông thoáng và các sản phẩm khử mùi để hạn chế tình trạng đôi chân ẩm ướt.
3. Thay đổi nội tiết tố
Nồng độ hormone cũng tác động đến quá trình bài tiết mồ hôi của cơ thể. Phụ nữ mang thai, phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh, hay người trong độ tuổi dậy thì thường gặp vấn đề với tuyến mồ hôi nhiều hơn
4. Nhiễm nấm
Bạn thường xuyên đi giày khiến đôi bàn chân hầm, bí. Các kẽ ngón chân luôn trong tình trạng ẩm ướt sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm nấm, gây mùi khó chịu.
Quy tắc đầu tiên là giữ vệ sinh và khô thoáng cho bàn chân. Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ.