Có nên ăn nhiều hoa quả?
Theo Huffington Post, chuyên gia dinh dưỡng Beth Warren, đồng thời là tác giả của cuốn Living A Real Life with Real Food cho biết fructose là loại đường được chuyển hóa ở gan khi bạn ăn hoa quả.
Khi tiêu thụ quá nhiều hoa quả, gan sẽ chuyển hóa lượng đường fructose dư thừa thành triglycerides, tạo thành các tế bào chất béo trong cơ thể. Điều này gây ra sự tích tụ mỡ bụng nội tạng, liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2.
Hoa quả cũng cung cấp carbohydrates làm tăng năng lượng nhanh chóng, nhưng dung nạp quá nhiều carbohydrates trong thời gian ngắn ảnh hưởng đến lưu thông máu và tạo ra chất béo.
Đặc biệt, bạn không nên ăn các thực phẩm giàu carbohyrates như gạo, đậu, bánh mỳ, khoai tây chiên khi ăn trái cây.
Bạn nên ăn bao nhiêu hoa quả?
“Tôi khuyên mọi người nên ăn hoa quả khoảng 6 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 3 giờ. Điều đó có nghĩa là bạn có thể chọn hoa quả khi ăn nhẹ, giữa bữa sáng và bữa trưa, giữa bữa trưa và bữa tối”, Warren cho biết.
Ngoài ra, nước ép hoa quả là chất lỏng, nó không phải thông qua quá trình xử lý trước khi xâm nhập vào máu nên dễ dàng chuyển hóa thành đường hơn. Do vậy, bạn chỉ nên uống 1/3 cốc nước ép mỗi ngày.
Hoa quả sấy thường ngọt hơn thực phẩm tươi vì quá trình làm khô tạo ra nhiều calo và đường, dễ gây béo phì. Do đó, bạn cũng không nên ăn quá nhiều loại thực phẩm này.
Hàm lượng đường trong các loại hoa quả
Một số loại hoa quả có chứa nhiều đường hơn những loại khác. Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng quốc gia Mỹ USDA đã đưa ra danh sách các loại hoa quả chứa nhiều và ít đường (lượng đường có trong 100 g hoa quả).
- Ít đường: Bơ (< 1 g); nam việt quất (1 g); quả mâm xôi (4-5 g); dâu tây (4-5 g); dưa hấu (6 g); quả bưởi (7 g); đu đủ (8 g); dưa ruột vàng (8 g).
- Nhiều đường: chà là (66 g); nho (16 g); lựu (14 g); xoài (14 g); anh đào (13 g).
Theo Zing.vn
Nguồn giadinh.net.vn
http://giadinh.net.vn/song-khoe/tac-hai-khi-an-qua-nhieu-hoa-qua-20150709144531734.htm