ảnh minh họa
Tuy nhiên, theo thời gian, không phải lúc nào chúng cũng phát huy được các chức năng vốn có trong cơ thể.
Nhà bác học Charles Darwin từng chỉ ra những dấu tích giải phẫu ở người và nhiều động vật khác với tư cách là bằng chứng của quá trình tiến hóa. Dưới đây là 5 bộ phận được liệt vào danh sách “có thì thừa mà không có cũng… chẳng thiếu”.
1. Ruột thừa
Đó là cái túi nhỏ gắn với ruột già, không hề có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và cứ 20 người thì lại có 1 người phải cắt bỏ. Tuy nhiên, ở những loài động vật có xương sống chuyên ăn cây cỏ thì nó lại là một phần không thể thiếu của hệ tiêu hóa. Một nghiên cứu năm 2009 chứng minh ruột thừa không hẳn là vô dụng khi được cho là nơi quan trọng chứa các loại vi khuẩn có lợi ngăn chặn cơ hội phát triển của bệnh tiêu chảy.
2. Xương cụt
Tổ tiên loài người từng có một cái đuôi, tuy vậy nó đã biến mất từ rất lâu. Trải qua quá trình tiến hóa, hiện dấu tích còn sót lại chính là phần được gọi là xương cụt. Đối với nhiều loài động vật có vú, đuôi có tác dụng giữ thăng bằng cho cơ thể. Vì vậy, khi con người bắt đầu tập đi bằng 2 chân thì đuôi cũng từ đó mà trở nên vô dụng.
3. Núm vú nam giới
Có thể bạn sẽ ngạc nhiên nhưng sự thật là núm vú nam giới hình thành ngay từ những ngày đầu trong bụng mẹ. Lúc này, giới tính thai nhi vẫn chưa rõ ràng vì về cơ bản, mỗi bào thai ban đầu đều mang giới tính nữ và sẽ dần phát triển thành bé trai hay bé gái phụ thuộc vào lượng testosterone. Đó là lý do tại sao một số nam giới lại có khả năng tiết ra sữa và nguy cơ ung thư vú cũng không hề nhỏ.
4. Lớp sợi cơ mỏng erector pili và lông
Với nhiều loài sinh vật, khi cần thiết, các lớp cơ sợi mỏng erector pili sẽ khiến lông dựng đứng lên, làm chúng trông có vẻ to lớn hơn. Tuy nhiên, điều đó chỉ thực sự tác dụng với những loài thú có lông chứ không phải là con người.
5. Răng khôn
Tuy cũng có vai trò cụ thể chứ không hề vô dụng nhưng nhắc đến răng khôn là người ta nghĩ ngay đến những cơn đau đớn. Theo thời gian, quai hàm ở người trở nên nhỏ hơn và vì thế mà răng khôn không có chỗ để phát triển. Ngoài ra, việc vệ sinh răng miệng cũng là một phần nguyên nhân bởi khi còn nhỏ, con người từng phải nhổ đi khá nhiều răng, răng vĩnh cửu mọc lên sau đó đã chiếm hết “đất sống” của răng khôn.