ảnh minh họa
Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm mà các bác sĩ khuyến cáo không nên kết hợp với thịt lợn.
- Thịt bò: Theo cuốn Ẩm thực đời nhà Thanh truyền lại thì thịt lợn và thịt bò không nên chế biến trong cùng một món ăn. Thịt lợn tính hàn còn thịt bò lại tính ôn, ích khí chính vì vậy chúng tương khắc nhau, hạn chế thế mạnh của nhau, làm giảm giá trị dinh dưỡng của mỗi loại thực phẩm.
- Gan (đặc biệt là gan dê): Người xưa có câu: “Thịt lợn mà có gan dê. Não tâm hư khí khó lòng hấp thu”. Gan, đặc biệt là gan dê có mùi gây, hơi hôi khi xào cùng thịt lợn sẽ khiến cho mùi vị món ăn càng trở nên khó chịu, gây phản cảm với người thưởng thức món ăn.
- Đậu tương: Theo quan niệm của các nhà dinh dưỡng hiện đại cho rằng, thịt lợn và đậu tương không nên cùng kết hợp khi chế biến món ăn. Đậu tương là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60 – 80% là phốt pho. Nguyên tố này rất thích hợp khi kết hợp với protein (trong trứng) tuy nhiên nếu kết hợp đậu tương với các thực phẩm như thịt lợn, thịt cá thì chúng lại có ảnh hưởng không có lợi tới những loại thực phẩm đó.
Cụ thể khi kết hợp chế biến đậu tương với thịt lợn trong cùng một món ăn, hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc.
- Rau thơm: Rau thơm tính ôn, hao khí trong khi thịt lợn ích khí, chính sự tương khắc này khiến cho hai loại thực phẩm khó kết hợp chế biến.
Món ăn - bài thuốc từ thịt lợn
Canh thịt lợn, kỷ tử: Thịt lợn nạc 200g, kỷ tử 15g, đương quy 20g, đại táo10 quả, thêm nước gia vị nấu thành canh, vớt bỏ bã đương quy. Dùng cho các trường hợp đau đầu hoa mắt chóng mặt, cơ thể suy nhược, huyết hư thiếu máu, sau khi bị bệnh dài ngày, mỏi mệt gầy yếu (bổ âm, bổ huyết, bổ can thận).
Nước thịt lợn hầm: Thịt lợn tươi 500g thái lát to cho nước, đun to lửa, hớt bỏ váng bã, gạn lấy nước, thêm muối tiêu, gia vị, để nguội cho uống. Dùng cho bệnh nhân bị nhiệt bệnh sốt cao mất nước.