ảnh minh họa
Thực phẩm có chứa caffeine
Thực phẩm có chứa caffeine như cà phê, trà đậm, sô cô la, soda... Các loại thực phẩm sẽ làm giảm lưu lượng máu trong não và trong nhiều cơ quan trong cơ thể con người, gây ra tình trạng mất nước trong não do đó ảnh hưởng đến khả năng tư duy. Các chuyên gia khuyến cáo các bậc cha mẹ, trẻ em dưới 12 tuổi nên tránh xa cà phê. Lý do bởi chức năng trao đổi chất của thận trẻ em chưa phát triển đầy đủ, caffeine sẽ không thể dễ dàng bị trục xuất ra khỏi cơ thể và nó sẽ khiến cho trẻ bị đãng trí và ảnh hưởng đến học tập.
|
Đường tinh luyện
Đường là một loại carbohydrate, có thể dễ dàng bị phân hủy bởi cơ thể. Điều này có thể làm cho mức độ đường trong máu dao động, ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng của não.
Các chất phụ gia nhân tạo
Các chuyên gia chứng mình rằng, các chất phụ gia nhân tạo như màu thực phẩm và chất thay thế đường là rất có hại cho não. Đối với trẻ em, nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng học tập, và dẫn đến các triệu chứng tăng động, giảm chú ý. Chất này thường có trong các lon nước ép trái cây, hay bánh, kẹo...
Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, một bữa sáng bổ dưỡng và lành mạnh đóng một phần quan trọng cho sức khỏe của não. Do vậy, để có bộ não khỏe mạnh,chúng ta hãy chú ý đặc biệt đến đến chế độ ăn sáng.
Cá ngừ
Các nghiên cứu chỉ ra rằng thủy ngân tỏa ra từ ô nhiễm (các dự án than đốt là nguồn lớn nhất gây ô nhiễm thủy ngân, không khí và nước) và lượng thủy ngân có trong cá đều cao trong chuỗi thức ăn như cá ngừ, cá mập, cá kiếm, cá kình,.v.v. có thể gây những ảnh hưởng tiêu cực lâu dài tới bộ não của bạn. Hạn chế ăn những loại cá này gấp 2 lần 1 tháng và chú ý nhiều hơn tới các loại cá như cá hồi, cá hương, và nhiều loại cá nhỏ khác để giảm thiểu hàm lượng thủy ngân của bạn.
Bánh mì
Trong cuốn sách gây chấn động “Wheat Belly”, bác sĩ William Davis đưa ra tranh luận rất thuyết phục rằng lúa mì chứa chất gây nghiện cho não. Lúa mì chứa hợp chất “exorphins” gây ảnh hưởng tới não bộ giống như thuốc gây mê. Điều này giải thích vì sao mọi người phải rất khó khăn trong việc từ bỏ bánh mỳ, ngũ cốc, mì pasta, và các loại bánh nướng bởi những thực phẩm này đều có thể từ từ gây nghiện.
Thực phẩm chiên
Các a xít béo thể trans (trans fats)– gây viêm nghiêm trọng cho toàn bộ cơ thể, bao gồm cả việc phá hủy các màng tế bào ở tất cả các bộ phận. Tránh dùng những dầu ăn đã bị hydro hóa trong chế biến thức ăn và rán đồ ăn quá kĩ. Đặc biệt tránh đồ ăn như khoai tây chiên, xúc xích...
|
Thực phẩm quá mặn
Những loại thực phẩm chứa quá nhiều muối sẽ gây ra bệnh cao huyết áp, xơ cứng động mạch, hơn nữa còn làm tổn thương huyết quản, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho các tổ chức ở não, gây ra tình trạng thiếu máu, thiếu dưỡng khí ở tế bào não, dẫn đến trí nhớ bị giảm sút, phản ứng chậm chạp.
Đối với người trưởng thành, chỉ cần dùng dưới 7g muối/ngày, trẻ em nên giới hạn trong khoảng dưới 4g/ngày. Trong bữa ăn cho trẻ, cần hạn chế những loại thực phẩm nhiều muối như cải muối, cà muối, thịt muối, cá khô, mắm, chao, tương hột…
Mì chính
Mì chính gây hại đối với trí não của trẻ ngay từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ. Trong thời kỳ mang thai, nếu người mẹ dùng nhiều mì chính, não của trẻ sẽ chậm phát triển, thậm chí có thể dẫn đến trường hợp bị thiểu năng.Trong vòng 1 tuổi, không nên dùng bột ngọt trong đồ ăn của bé. Ngay cả với những bé lớn hơn, dùng mì chính trong thực đơn cũng là một điều nên tránh.
|
Ngay cả người lớn cũng không nên lạm dụng mì chính |
Nước ngọt
Các nhà khoa học Úc phát hiện uống nước ngọt có thể tác động không tốt đến não bộ khi làm thay đổi protein trong não.
Nghiên cứu ở loài chuột, chuyên gia Jane Franklin tại Đại học Macquarie ở Sydney nhận thấy những con chuột được cho uống nước đường thay đổi 285 loại protein khác nhau trong não bộ, vài protein trong số đó có nhiệm vụ phục hồi ADN và chuyển hóa carbohydrate. “Nước ngọt cũng liên quan tới nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có béo phì, bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, hen suyễn và các vấn đề về sức khỏe tinh thần”, tiến sĩ Zumin Shi thuộc Đại học Adelaide (Úc) bổ sung.