ảnh minh họa
Mùa hè, mùa du lịch đã cận kề, nhu cầu đi biển và thưởng thức thủy hải sản là điều thiết yếu. Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời của hải sản, đừng quên chú ý tới những rủi ro có thể gặp khi ăn đồ biển.
1. Hải sản có thể chứa thủy ngân
Thủy ngân là kim loại nặng có độc tính cao, có thể gây tổn hại hệ thống thần kinh trung ương của trẻ em và thai nhi, làm chậm quá trình phát triển và suy giảm trí nhớ. Người trưởng thành có thể bị đau đầu, mệt mỏi, thiếu tập trung, tê bì tay chân. Nam giới trưởng thành còn có nguy cơ bị đau tim khi tiếp xúc với lượng thủy ngân lớn.
Hải sản là nguồn thực phẩm có thể chứa lượng thủy ngân lớn, hàng triệu người trên thế giới đang ăn hải sản với mức độ không an toàn của thủy ngân.
Thủy ngân hiện phổ biến trong tất cả đại dương, mặt nước trên thế giới, tích tụ bởi quá trình ô nhiễm môi trường, bởi vậy khó có thể tìm nguồn hải sản mà không chứa thủy ngân.
2. Hải sản không nấu chín có chứa nhiều vi khuẩn
Vi khuẩn trong hải sản chủ yếu là phẩy khuẩn, tương đối nóng, chỉ nhiệt độ trên 80 độ C mới diệt hết được. Ngoài vi khuẩn do nước đem lại, trong hải sản còn tồn tại nhiều trứng ký sinh trùng và mầm bệnh ô nhiễm do quá trình gia công chế biến. Thông thường, cần đun trong nước sôi 6-8 phút mới có thể tiêu diệt triệt để vi khuẩn. Hơn nữa, khi ăn các loại cua hấp, hải sản ướp xì dầu đặc biệt nên đảm bảo vệ sinh và hải sản phải tươi sống.
3.Độc tố vi khuẩn của hải sản vỏ cứng đương đối nhiều
Các loại hải sản vỏ cứng chứa tương đối nhiều khuẩn, phân giải protein cũng nhanh, một khi chết đi sẽ sản sinh ra nhiều độc tố, đồng thời axit béo không no cũng dễ oxy hóa. Những loại hải sản vỏ cứng không tươi còn có thể sinh ra nhiều gốc axit, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Các loại hải sản tươi sống không nên dự trữ trong tủ lạnh quá lâu, có một số hải sản thường có những phản ứng mẫn cảm không phải do chính hải sản mà do quá trình chế biến nấu nướng, sự phân giải protein trong hải sản gây ra.
4. Các hóa chất độc hại khác có thể chứa trong hải sản
- Clo dioxin: đây là một hóa chất công nghiệp có thể gây ung thư, được tìm thấy trong một vài quần thể cá tự nhiên hoặc cá nuôi. Các nhà khoa học khuyến cáo nên hạn chế cá hồi nuôi hoặc cá hồi Đại Tây Dương vì cơ thể chúng chứa độc tố clo dioxin ở mức cao.
- Dầu: Những sự cố dầu tràn cũng gây ảnh hưởng tới quần thể sinh thái dưới biển, và ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn thu thủy hải sản, gây những đột biến có hại cho sức khỏe.
- Thạch tín: Nước thải từ tro đốt than công nghiệp không chỉ giúp phân tán thủy ngân mà cả thạch tín vào môi trường, gây nguy hại cho hải sản. Khi tiêu thụ các loại cá nhiễm độc, con người có thể đối diện với hàng loạt nguy cơ ngộ độc gan, ung thư gan, ung thư bàng quang...
- Melamine: Không tới từ môi trường tự nhiên, melamine là biện pháp có chủ ý khi được thêm vào thức ăn cho cá của một số cơ sở nuôi trồng tại Trung Quốc, vụ việc bị phát hiện năm 2008. Melamine có thể gây tác hại về sinh sản, sỏi bàng quang hoặc suy thận và sỏi thận...