ảnh minh họa
Thông thường chúng ta thường cho rằng ô nhiễm môi trường ở bên ngoài mới ảnh hưởng đến sức khỏe. Có rất nhiều cảnh báo về tình trạng ô nhiễm môi trường với khói bụi, nhất là các thành phố lớn hay khu công nghiệp. Thậm chí nhiều trẻ em, người già và những người có bệnh về đường hô hấp được cảnh báo không nên ra ngoài mà chỉ nên ở trong nhà để tránh bị ô nhiễm.
Nguồn ô nhiễm không khí từ trong nhà
Tuy nhiên, theo cảnh báo từ Tổ chức Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), “không khí trong nhà cũng có thể bị ô nhiễm và gây hại hơn cả không khí ngoài trời”.
Theo các chuyên gia thì môi trường không khí trong nhà thường bị ô nhiễm hơn môi trường không khí ngoài nhà. Bởi không khí trong nhà thường ít lưu thông hơn, và nó còn bị tác động bởi các nguồn khí thải trong nhà như khói thuốc lá, khí thải đun nấu, mùi hôi từ toilet, hóa chất tẩy rửa, nấm mốc, hay hóa chất từ các đồ gia dụng trong nhà...Thậm chí các chuyên gia còn cho rằng ô nhiễm trong nhà tác động rất lớn đến người gia, trẻ nhỏ vì họ ít khi đi ra ngoài và rất dễ nhạy cảm với ô nhiễm không khí.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết có khoảng 900.000 trẻ nhỏ bị tử vong do viêm phổi vì ô nhiễm không khí trong nhà. Đặc biệt ở các nước có thu nhập thấp, có khoảng 4% người già bị các bệnh về hô hấp, có nguy cơ bị mất trí nhớ cũng do tình trạng ô nhiễm không khí ở trong nhà.
Ở những thành phố lớn, dân cư đông đúc, những người thu nhập thấp không có điều kiện thuê nhà rộng hoặc có phòng ngủ riêng nên càng dễ bị mắc các bệnh về hô hấp. Với những căn phòng trọ hai ba chục mét vuông, tất cả sinh hoạt hàng ngày gói gọn trong bốn bức tường đó. Hơi xăng dầu bốc ra từ xe máy cùng với các chất tẩy rửa trong nhà vệ sinh, bụi bẩn, ẩm mốc từ giường, đệm và các thiết bị khác thì nguy cơ về sức khỏe lại càng đáng lo ngại.
Những tác nhân gây ra ô nhiễm không khí gia đình và làm ảnh hưởng trực tiếp đến những thành viên trong gia đình mà ai cũng biết đến như mùi thuốc lá, độ ẩm không khí quá cao, khói do đun nấu, máy điều hòa không sạch, khói bụi ô nhiễm từ không khí bên ngoài… Các vật liệu phát sinh từ nhu cầu sống như các loại sơn, các chất tẩy rửa, nước xịt phòng, các chất có trong các loại gỗ công nghiệp, gỗ ép, các loại rèm và thảm làm bằng sợi nhân tạo.
Một tác nhân quan trọng không thể bỏ qua phải nói đến là ô nhiễm sinh học như các loại nấm, mốc, vi khuẩn, virus và bụi bám trên các đồ vật trong nhà mà hàng ngày chúng ta vẫn hít thở. Không khí ô nhiễm sẽ gây ra các loại bệnh về đường hô hấp như ho, hen suyễn, dị ứng, viêm phế quản thậm chí là ung thư. Một số trường hợp còn tử vong do bị ngạt thở khi đốt sưởi trong nhà kín.
Thông thoáng, thoát khí, giảm độc
Phương pháp đơn giản để tránh ô nhiễm trong nhà là phải đẩy khí bẩn ra. Theo các chuyên gia thì ngoài việc phải thường xuyên mở cửa để thúc đẩy không khí trao đổi giữa trong nhà và ngoài nhà, bạn nên thiết kế một đường ống thông gió chuyên dụng.
Bạn có thể lắp đặt quạt thông gió ở những nơi thải ra khí ô nhiễm trong nhà như khu bếp, khu vệ sinh. Hút mùi ở bếp hay thoát khí ở khu vệ sinh sẽ dẫn hết đường khí độc ra khỏi nhà bạn, giúp nhà bạn trở nên thông thoáng hơn.
Ngoài ra, trồng cây trong nhà cũng là một cách làm giảm ô nhiễm không khí trong không gian sống của bạn vì cây hấp thụ CO2 rất tốt, hút khi độc do đun nấu hay các chất gây ô nhiễm khác gây ra