Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 24/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Sức khỏe & Đời sống >
  Đừng chủ quan với… đồ chơi Đừng chủ quan với… đồ chơi , Người xứ Nghệ Kiev
 

Có nhiều thứ tưởng như là “vô thưởng vô phạt” không nguy hại đến sức khỏe nhưng thực chất lại cực độc hại đối với con người. Đơn cử như đồ chơi cho con trẻ, ai cũng nghĩ rằng, không ăn được nên họa không thể từ “miệng mà vào”. Tuy nhiên, sự thật ngược lại hoàn toàn, nhất là đối với cơ thể non nớt, sức đề kháng còn kém như của đối tượng chuyên chơi đồ chơi - trẻ con.

Khảo sát các bậc phụ huynh có con đang độ tuổi học mẫu giáo, tiểu học thì hầu như tất cả họ đều mua đồ chơi Trung Quốc với lý do hợp túi tiền, màu sắc sặc sỡ, “bắt mắt” con trẻ, còn lại chẳng ai quan tâm tới điều gì khác, ngay cả chất lượng, nguyên liệu… Thế là đồ chơi Trung Quốc ngập tràn thị trường trên cơ sở tâm lý tiêu dùng đó. Đi qua các phố Lương Văn Can, Hàng Mã những khu vực chuyên cung cấp đồ chơi cho con trẻ ở Thủ đô rặt thấy đồ chơi Trung Quốc, nhiều đến nỗi “đánh bạt” cả những “shop” đồ chơi “hạng sang” nhập từ các nước châu Âu.

Tất nhiên, những đồ chơi này có giá đắt gấp hàng chục, trăm lần so với đồ chơi Trung Quốc, chỉ đơn cử, 1 con thú “Chima” mô phỏng theo nhân vật trong một bộ phim hoạt hình mà thiếu nhi rất mê, bé chỉ bằng 2 ngón tay ghép lại, nguyên liệu bằng nhựa, nhập của Đan Mạch thế mà 400 nghìn đồng/con. Trong khi với giá tiền ấy, có thể mua được bao nhiêu đồ chơi Trung Quốc khác. Tuy nhiên, điểm khác nhau giữa hai đồ chơi này là chất lượng an toàn cho trẻ - đồ chơi của Đan Mạch đạt tiêu chuẩn châu Âu, còn đồ chơi Trung Quốc thì chẳng có một sự kiểm định chất lượng nào.

Đồ chơi độc hại tràn ngập thị trường
Đồ chơi độc hại tràn ngập thị trường

Cũng cần phải nói thêm, đồ chơi Trung Quốc đề cập ở đây là loại nhập lậu bán ở Lương Văn Can, Hàng Mã… Còn đồ chơi được nhập khẩu chính thức thì được kiểm định. Nhưng điều đáng nói là loại đồ chơi của Trung Quốc nhập khẩu theo hình thức này rất… hiếm nếu như không muốn nói là không có. Bởi chỉ cần cầm lên bất cứ một đồ chơi nào trong số đồ chơi được bán ở các phố ấy lên, sẽ không thấy có tem hoặc dấu ấn nào cho thấy đã được kiểm định chất lượng. Trong khi, các đồ chơi có xuất xứ châu Âu bao giờ cũng có tem ấy.

Từ đó cho thấy một vấn đề nổi cộm: đồ chơi nhập khẩu, nhất là của Trung Quốc ai là người quản lý? Theo đúng phân cấp của Nhà nước thì cơ quan quản lý chính lĩnh vực này là Bộ Khoa học và Công nghệ, khi đồ chơi lưu hành trên thị trường bất kể sản xuất trong nước hay nhập khẩu đều phải có dấu hợp chuẩn, hợp quy (CR) mới được bày bán. Tuy nhiên, công tác này không biết thực hiện như thế nào để rồi hầu hết chủ cửa hàng bán đồ chơi ở các phố đều cho biết: “Tôi bán hàng bao nhiêu năm nay, chưa bao giờ có người đến hỏi về quy định kiểm định chất lượng, chỉ trừ lần đầu tiên và duy nhất nhất vừa diễn ra đầu tháng 9”. Còn chủ một cửa hàng khác thì nói: “Tôi chỉ biết lên Lạng Sơn để lấy hàng. Còn hàng của cơ sở nào sản xuất hay sản xuất ở đâu, tôi không hay”.

Hóa ra, đây là lĩnh vực bị buông lỏng quản lý từ lâu, mặc dù đồ chơi là sản phẩm hàng hóa thuộc nhóm 2, tức là nhóm có có nguy cơ mất an toàn cao, phải kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trong quá trình sản xuất và nhập khẩu. Theo ông Trần Minh Dũng, Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đợt thanh kiểm tra đồ chơi trên toàn quốc trong hai tháng 8 và 9 vừa rồi là lần đầu tiên cơ quan chức năng tổ chức và đó cũng là đợt kiểm tra “nhân” Nghị định 80 của Chính phủ: “Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa”. Còn trước đó chưa bao giờ có cuộc kiểm tra nào, kể cả ở quy mô nhỏ. Ông Dũng cũng cho báo giới biết thêm trong đợt kiểm tra từ tháng 8 đến ngày 10-9, đã phát hiện các sai phạm chủ yếu về nhãn mác, gắn dấu hợp quy CR… Tựu chung lại là các vấn đề về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng an toàn của đồ chơi…

Theo PGS.TS Hồ Sơn Lâm, Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tất cả các loại đồ chơi bằng vật liệu nhựa, vải, da, kim loại.. khi sử dụng để sản xuất đồ chơi phải được kiểm soát nghiêm ngặt vì chúng dễ dàng trở thành nguồn phơi nhiễm như các thành phần kim loại có trong vật liệu, chỉ trừ gỗ là không có. Các chất chì, coban, màu sắc sơn phủ lên đồ chơi… Vì về bản chất, màu sơn chính là do các hóa chất tạo nên, chẳng hạn, oxit sắt tạo thành màu nâu đỏ, oxit titan tạo màu trắng, oxit niken tạo màu xanh. Sự phơi nhiễm của các chất màu này thường có nồng độ lớn, đi qua đường ruột hoặc phổi gây bệnh cấp hoặc mạn tính… Ở giai đoạn phân hủy tức là trải qua một thời gian sử dụng, chúng càng có nguy cơ phơi nhiễm cao.

Cụ thể ở con thú nhún, có chất dẻo Dibutyl phthalate hy Dioctyl phthalate tiếp xúc lâu dài có khả năng gây ung thư, làm mất khả năng sinh sản của các em.

Để giải quyết thực trạng đồ chơi nhập lậu, độc hại ngập tràn thị trường, thì các nhà quản lý đang rất hy vọng vào Nghị định 80 của Chính phủ do chế tài xử phạt đối với những trường hợp vi phạm rất cao: thấp nhất là 50 triệu đồng và cao nhất là 100 triệu đồng. Ông Nguyễn Hồng Bảo, Phó chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết: “Với chế tài xử phạt này thì những vi phạm về hàng hóa, dấu hợp chuẩn, hợp quy sẽ bị xử lý nghiêm với mức phạt lên tới 100 triệu đồng. Như vậy, mới hy vọng đủ sức răn đe đối với những cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em không chấp hành quy định pháp luật. Qua đó loại bỏ được những sản phẩm không đủ tiêu chuẩn lưu hành trên thị trường, nhằm bảo đả các sản phẩm an toàn cho trẻ nhỏ”.

Liệu “ước mơ này có thành hiện thực không”, tất cả đang trông chờ vào cơ quan quản lý!

Theo Nguyễn Bách
Petrotimes

  Các Tin khác
  + Khung giờ ăn sáng, ăn trưa tốt cho sức khỏe: Ai cũng nên biết sớm (17/09/2024)
  + Thêm thứ này khi hâm nóng cơm nguội bằng lò vi sóng, cơm thơm dẻo như vừa mới nấu (11/08/2024)
  + 5 loại hạt được xem như "thuốc bổ trời ban" khi ngâm thành nước uống (10/08/2024)
  + Trào lưu uống nước muối thải độc cơ thể, bạn có tham gia không? Chuyên gia nhận định gì về trào lưu này? (10/08/2024)
  + "3 không" khi ăn nhãn, biết mà tránh kẻo "rước họa" (10/08/2024)
  + 3 thực phẩm màu cam cực kỳ tốt cho sức khỏe: Nhất loại thứ 3 bổ ngang nhân sâm, tổ yến (10/08/2024)
  + Rán trứng cho thêm vài giọt này trứng nở phồng, xốp mềm, 2 quả mà như 4 quả (10/08/2024)
  + Ăn quá 7 quả trứng/tuần: Nguy cơ bệnh tật rình rập bạn không ngờ tới (10/08/2024)
  + Mẹo đơn giản giúp mít chín nhanh không cần dùng hóa chất, không độc hại (04/08/2024)
  + Loại quả xưa rụng đầy gốc, trồng cây để lấy vỏ, nay lại thành quả đặc sản nhiều người yêu thích mà khó tìm (23/07/2024)
  +   Măng khô, mộc nhĩ, nấm hương muốn ngon đừng chỉ ngâm nước lạnh, hãy làm theo cách này sẽ ngon hơn (14/07/2024)
  + Uống 2 cốc bia hoặc 5 chén rượu, mất bao lâu nồng độ cồn về 0? (14/07/2024)
  + Trộn nước xả vải với muối có tác dụng gì? (02/07/2024)
  +   Đổ bỏ nước chảy ra từ điều hòa quá phí, ai biết dùng quý hơn báu vật (02/07/2024)
  +   Nhỏ ít dầu gió lên hành tây: Mẹo hay mùa hè giải quyết nhiều rắc rối ai cũng thích (02/07/2024)
  + Mẹo diệt gián đơn giản, hiệu quả lâu dài, đuổi sạch gián trong nhà (30/06/2024)
  + Mẹo chọn mít chín cây tự nhiên, ít xơ, múi dày ngọt lịm (30/06/2024)
  + Uống nước tưởng chừng đơn giản, ai ngờ lại mắc sai lầm ‘tày trời’ này khiến hại đủ đường (21/06/2024)
  + 5 thói quen sau bữa ăn gây tàn phá sức khỏe nhưng nhiều người hay mắc, bỏ ngay kẻo tuổi trung niên hối hận (16/06/2024)
  + 4 mẹo ít người biết giúp bạn tận dụng tối đa dinh dưỡng từ trái cây (16/06/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 65166893

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July