Theo ThS.BS Diệp Hữu Thắng, trưởng khoa giác mạc bệnh viện Mắt Tp.HCM: Bệnh đau mắt đỏ do vi-rút gây nên, được biểu hiện bằng mắt đỏ và có ghèn, thường đỏ một mắt trước sau đó lan qua mắt thứ hai. Đa số tự khỏi sau 7 – 14 ngày. Bệnh hiện vẫn chưa có thuốc nhỏ ngừa.
ảnh minh họa
Theo ThS.BS Diệp Hữu Thắng, trưởng khoa giác mạc bệnh viện Mắt Tp.HCM: Bệnh đau mắt đỏ do vi-rút gây nên, được biểu hiện bằng mắt đỏ và có ghèn, thường đỏ một mắt trước sau đó lan qua mắt thứ hai. Đa số tự khỏi sau 7 – 14 ngày. Bệnh hiện vẫn chưa có thuốc nhỏ ngừa.
Đau mắt đỏ lây qua đường hô hấp, qua tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh như nước bọt, ghèn mắt, nước mắt… do dùng chung khăn mặt với người bệnh hoặc tay người nào đó có dính dịch tiết đau mắt đỏ đụng vào mắt người khác; qua những hạt tiết tố nhỏ li ti khi bệnh nhân ho hoặc nhảy mũi; qua những vật dụng nhiễm nguồn bệnh (tay nắm cửa, điện thoại, khăn…); qua nước bị nhiễm khuẩn (ví dụ nước hồ bơi)...
Bởi lây theo đường hô hấp, nên việc một người đau mắt đỏ lây cho cả nhà hay cả cơ quan là rất phổ biến. Bệnh đau mắt đỏ có miễn dịch ngắn hạn nên chỉ sau thời gian ngắn người bệnh khỏi có thể vẫn bị tái nhiễm.
Do đó, khi bệnh nhân bị đau mắt đỏ thì tuyệt đối không nên đến những nơi công cộng để tránh dịch bệnh lây lan.
Ngay khi phát hiện có dấu hiệu đau mắt đỏ, hãy lấy bông gòn nhúng nước ấm lau sạch, sau đó đi khám bệnh. Sau khi khám bệnh hãy tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ như uống thuốc và nhỏ mắt theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, trong 2 giờ liền, cứ 5 phút lại dùng nước ấm vệ sinh mắt . Đặc biệt không được dụi mắt vì sẽ gây tổn thương mắt cũng như gây nhiễm trùng cho mắt.
Nếu bệnh nhân là trẻ em thì nên dỗ dành bé, và để người lớn chăm sóc. Cho bé nghỉ 3 ngày theo như khuyến cáo của nhà trường. Tăng cường cho bé uống nước cam và ăn sữa chua để đảm bảo vitamin.
Khi bị đau mắt đỏ, ngoài các thuốc đặc trị, bác sĩ còn khuyên bệnh nhân reo kính râm. Theo Theo Ths.BS Huỳnh Thị Thu Ba, trưởng khoa mắt bệnh viện An Sinh, "Đeo kính khi đau mắt nhằm bảo vệ mắt khi ra đường, để chống bụi, chống gió cho đỡ khó chịu, tránh bệnh diễn biến nặng hơn. Ngoài ra, đeo kính còn có mục đích thẩm mĩ, giúp bản thân người bệnh tự tin khi tiếp xúc người khác chứ không có tác dụng ngăn bệnh. Tuy nhiên, dù mục đích sử dụng tạm thời cũng tránh sử dụng loại kính mà khi đeo mình cảm thấy nhức mắt, chóng mặt".