Nhiều người nhất là vùng nôngthôn, vùng sâu vùng xa có thói quen sử dụng dầu gió để chữa một số bệnh thôngthường. Hễ trong gia đình có người hắt hơi, ngạt mũi, đau bụng,… đều sử dụngdầu gió, kể cả là cho trẻ nhỏ. Vậy, dầugió dùng như nào cho đúng?
Có thể gây ngộ độc…
Khoa Cấp cứu - Hồi sức Bệnh viện Nhi đồng 1 cách đây không lâu đã cấp cứu một bé gái 14 tháng tuổi trong tình trạng hôn mê, kích thích đau không đáp ứng, có biểu hiện gồng giật các ngón tay, nhịp thở không đều và có những cơn ngưng thở khoảng 15 giây. Theo lời kể của gia đình, sau khi tắm cho bé, thấy bé có biểu hiện hắt hơi, mẹ bé lấy chai dầu gió để thoa cho bé, nhưng không chú ý nắp chai dầu đã bị lỏng. Do sơ ý, một lúc sau phát hiện bé đang cho chai dầu vào miệng, nắp chai dầu đã nằm trong miệng bé. Lúc đó mẹ không thấy dầu trong miệng bé nhưng trong hơi thở bé đã có nhiều mùi dầu gió. Lúc này bé còn tỉnh táo, đi lại chơi bình thường. Khoảng 15 phút sau, bé có dấu hiệu mệt mỏi, đứng loạng choạng mặc dù vẫn trả lời và làm theo lời của mẹ. Sau 30 phút, bé nôn 2 lần ra cháo trước đó đã ăn, không thấy màu xanh của dầu nhưng mùi dầu trong dịch nôn rất nhiều. Lúc này bé không còn đứng vững, có biểu hiện hôn mê dần, gia đình lập tức đưa bé cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 1.
Không lạm dùng dầu gió tránh nhờn thuốc và không bôi dầu gió vào vùng da bị tổn thương. Ảnh: T.L
Tại bệnh viện, bé được đặt nội khí quản, bóp bóng duy trì hô hấp, sử dụng thuốc chống co giật và hút dịch dạ dày, cho than hoạt loại bỏ độc chất. Sau 3 ngày điều trị, tình trạng suy hô hấp của bé cải thiện nhiều, được rút nội khí quản và bé tỉnh táo và được xuất viện.
Tại sao dầu gió có thể gây ngộ độc?
Dầu gió được chiết xuất từ các loại tinh dầu thảo dược từ thiên nhiên như: khuynh diệp, hồi, quế, long não. Dầu gió có vị cay, tính mát, có tác dụng hạ sốt, ra mồ hôi, giảm đau, giảm ho, sát trùng,... Đặc biệt, hầu hết các chế phẩm dầu xoa và cao xoa đều cómetyl salicylat (dầu nóng) và menthol (chiết từ tinh dầu bạc hà). Menthol bốc hơi rất nhanh, gây tê tại chỗ và cảm giác mát lạnh (do kích thích bài tiết mồhôi, làm hạ thân nhiệt) khi xoa vào da. Tuy nhiên, trong thành phần của dầu gió chứa eukalyptol và camphor, đặc biệt camphor là một chất độc đối với trẻ em nếu quá trình sử dụng không đúng hấp thu nhiều vào cơ thể qua phần da trầy xước hay vô tình nuốt phải với lượng nhiều (khoảng 1g) gây tổn thương hệ hô hấp, thậm chí ngừng thở.
Không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi
Theo khuyến cáo, dầu gió có tác dụng phụ làm tăng bài tiết mồ hôi, khiến thân nhiệt hạ thấp. Vì vậy không được dùng cho người bị lở ngứa, ra mồ hôi, sốt cao, vừa ốm dậy, người suy nhược, táo bón, tăng huyết áp. Hơn nữa, tinh dầu bạc hà có nguy cơ gây hiện tượng ức chế tuần hoàn và hô hấp dẫn đến ngừng tim và ngừng thở, vì vậy khôngdùng dầu gió cho trẻ em dưới 2 tuổi, và phụ nữ có thai, đang cho con bú.
Đối với người bình thường, cũng không nên lạm dụng, dùng quá thường xuyên sẽ dễ gây “nhờn thuốc” giảm tác dụng. Chỉ dùng trong trường hợp thực sự cần thiết như: cảm cúm, nhức đầu, sổmũi, đau khớp, đau gân, đau cơ bắp, tụ máu, thâm tím, đầy hơi, chậm tiêu, khó tiêu, chống lạnh đường hô hấp, ...
Biểu hiện khi ngộ độc
Theo các chuyên gia, lượng camphor cho phép trong các chế phẩm dầu gió chỉ khoảng 3 - 11%. Khi bị ngộ độc,camphor có thể gây tác hại với những triệu chứng xuất hiện chỉ trong vòng 5 -90 phút sau tiếp xúc, tùy vào lượng dầu nhiều hay ít. Các biểu hiện sớm là bỏng miệng, hầu họng, buồn nôn, nôn mửa, lừ đừ, sau đó là co giật, hôn mê, say hôhấp nặng. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến tử vong. Sau khi sửdụng hoặc phát hiện bé uống phải có dấu hiệu bất thường, nghi ngờ ngộ độc, người nhà cần đưa bé đến cơ sở y tế chuyên khoa nhi gần nhất càng sớm càng tốt.
Dùng sao cho đúng?
Đối với trẻ lớn trên 2 tuổi,khi dùng nhất thiết phải có sự theo dõi của người lớn. Trước khi bôi dầu cần rửa sạch tay và rửa sạch, lau khô vùng da bị đau, bôi hoặc xoa bóp một lượng vừa đủ bằng cách lấy đầu ngón tay trỏ lấy một lượng thích hợp, bôi lên chỗ đaun hức hay vết côn trùng cắn đốt. Nếu đau bụng do lạnh, khó tiêu, bôi vào vùng quanh rốn; nếu nhức đầu bôi vào thái dương. Sau đó miết nhẹ nhàng, day tròn, ấn bằng ngón tay trỏ. Chỉ dùng ngoài da, tuyệt đối không được uống.
Không dùng nhiều hơn 3 - 4lần trong ngày; không dùng cho người có tiền sử dị ứng với salicylat, menthol;không dùng thường xuyên mà phải ngừng ngay khi cơn đau đã chấm dứt; không bôilên niêm mạc, vùng mắt, vết thương hở, chỉ bôi ở điểm đau, vùng đau. Đối với một số bệnh mạn tính cần có sự tư vấn của các bác sĩ.
Theo Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng
SKĐS