Có nhiều loại nhộng được dùng làm những bài thuốc trị bệnh rất hay. Tuy nhiên chúng ta cũng phải biết cách lựa chọn để tránh ngộ độc ngoài ý muốn.
ảnh minh họa
- Nhộng ong:
Có hai loại được sử dụng là nhộng ong nuôi (ong mật) và nhộng ong bò vẽ. Nhộng ong nuôi có vị hơi ngọt, lạnh, không độc, có tác dụng sát khuẩn, chống tổn thương suy yếu nội tạng, ích khí, chống lão suy, làm nhan sắc tươi nhuận, da dẻ mịn màng. Người dân ở tỉnh Bình Thuận rất thích ăn nhộng ong nuôi dưới dạng sống hoặc tẩm bột và bơ rồi chiên vàng để làm thuốc bồi dưỡng, nâng cao thể lực. Nhộng ong nuôi 3 – 5 con, nghiền nát với ít đường trắng, ăn chữa xuất huyết; nếu phối hợp với tầng sáp 10g, sắc uống chữa ho gà.
- Nhộng ong bò vẽ:
Có thân mềm, màu trắng ngà, chứa nhiều acid amin, chất béo, vitamin, đường và muối khoáng. Dược liệu có vị ngọt, mặn, tính mát, có độc, tác dụng giảm đau, chống nôn, tăng lực, bền cơ. Nhộng ong bò vẽ 3 - 5g sắc với 200ml nước còn 50ml, uống trong ngày chữa ngực bụng đau, nôn khan.
- Nhộng tằm:
Thu hoạch ở những kén đã chín vàng, thường dùng tươi, có thể phơi hay sấy khô.
Người già yếu, thận hư, liệt dương, tiểu són, tiểu nhiều lần, táo bón cũng nên dùng nhộng tằm thường xuyên. Dạng dùng thông thường là cho nhộng vào cháo nóng, nhất là cháo nấu chim sẻ, chim cút hoặc rang nhộng với hành mỡ hay xào nhộng với lá hẹ, mộc nhĩ, ăn với cơm. Liều dùng: 50 - 100g/ngày, chia 2 - 3 lần.
Theo tài liệu nước ngoài, nhộng tằm 50g sao vàng, phối hợp với hồ đào 100g thái nhỏ, trộn đều, thêm nước, hấp cách thủy cho chín nhừ, ăn cái uống nước, chữa sa dạ dày. Nhộng tằm nấu với đường phèn còn hỗ trợ chữa động kinh.
- Nhộng ve sầu:
Còn gọi là ve sữa non, có thân mập ú, tròn múp, chưa mọc cánh và chân, căng đầy sữa non, màu nâu nhạt. Người ta thu hoạch nhộng ve sầu bằng cách tìm vào những khu vườn hoặc khu rừng ẩm có nhiều cây to, rợp bóng râm mát mẻ, đất quanh gốc cây tơi, xốp, mềm. Lấy cuốc dọn nhẹ lớp lá khô trên mặt đất để lộ ra những lỗ tròn, nhỏ, đường kính khoảng 1,5 - 2cm. Dùng thuổng xắn xung quanh lỗ đến độ sâu 30 - 40cm, rồi bứng cả cột đất lên, bắt lấy nhộng.
Một số cách dùng nhộng tằm chữa bệnh
Theo lương y Như Tá, ngoài chế biến các món ăn như: lăn bột chiên giòn, nấu cháo, làm gỏi, nhộng tằm còn dùng trong chữa bệnh như các bài thuốc dưới đây: Trường hợp bị viêm họng cấp thì dùng cương tằm (sao) 20g, cam thảo (sống) 4g. Đem tán bột, uống với nước gừng sống. Trị viêm họng gây mất tiếng, dùng: vị thuốc bạch cương tằm (nhộng tằm) 6g, khương hoạt 10g, xạ hương 0,01-0,03g, đem tán bột trộn với nước gừng uống. Chị em đi nắng bị đen sạm da mặt, có thể dùng cương tằm đem tán mịn hòa với nước bôi vào chỗ sạm. Các bà mẹ cho con bú mà sữa không thông thì dùng cương tằm, tán bột, uống 8g với rượu trắng.
Những người bị ho sau uống rượu thì lấy cương tằm sấy khô, tán bột. Mỗi lần dùng 4g pha với nước trà. Trẻ con bị lở loét trắng miệng thì dùng cương tằm (sao vàng), bỏ lông, tán bột, trộn với mật ong bôi sẽ khỏi. Để chữa đau nửa đầu, thì dùng cương tằm tán nhỏ hòa với nước chín uống. Bị đau đầu bất ngờ do thời tiết thì dùng cương tằm đem tán bột uống nước nóng.
Mới đây ở Hà Nội có 5 người bị ngộ độc phải đi cấp cứu tại bệnh viện sau khi ăn nhộng tằm. Trước đây, cũng từng có một số vụ ngộ độc tương tự. Theo lương y Vũ Quốc Trung, sở dĩ bị ngộ độc có thể do người bán đã ướp tẩm hóa chất để giữ nhộng lâu hư; hoặc dùng nhộng biến chất (do hàm lượng đạm cao, nên nhộng tằm rất dễ biến chất khi để lâu). Do vậy, nhộng mua thì cần rửa thật kỹ, và nên chọn nhộng còn tươi. Ngoài ra, trong nhộng tằm có chứa histamin, ở một số người có cơ địa không thích ứng cũng có thể dị ứng (mẩn, ngứa) sau khi ăn Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=554404#ixzz2N2uZk1dP |