Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 23/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Sức khỏe & Đời sống >
  Chuyên gia nói về sự tàn phá của Covid-19 khiến người bệnh "đau đớn kinh khủng, tuyệt vọng, hoang mang tột độ" Chuyên gia nói về sự tàn phá của Covid-19 khiến người bệnh "đau đớn kinh khủng, tuyệt vọng, hoang mang tột độ" , Người xứ Nghệ Kiev
 

Nguyễn Xuân Hoài | 

Trái tim và các mạch máu có thể bị hại K H Fung/ SciencePhotoLibrary

Sars-CoV-2 huỷ hoại cơ thể con người ghê gớm hơn nhiều so với tưởng tượng ban đầu. Hầu như không có cơ quan nào mà không bị vật gây bệnh tấn công.

 

Giải phẫu một sát thủ

Tác nhân gây bệnh với sức phá hoại của nó đã đi được khá xa. Mới cách đây 5 ngày ở nữ bệnh nhân này còn cho thấy những triệu chứng phổ biến của Covid-19. Vậy mà giờ đây đã hiện lên những đám mây nhỏ trên hình ảnh CT của phổi.

Christian Strassburg mô tả những thay đổi chụp cắt lớp trên máy vi tính là "mờ đục như sữa". "Mô phổi bão hoà với chất lỏng", vị giáo sư nội khoa bệnh viện trường đại học Bonn nói. "Các chất tiết ra như "thạch dừa" và các tế bào chết bám vào thành phế nang .

"Oxy rất khó chui qua cái lớp này thoát ra khỏi phổi để vào các mạch máu", vị bác sĩ giải thích, ông là người hiện nay thường thấy hình ảnh căn bệnh này. Thủ phạm là virus corona mới. Trong khi số người bị lây nhiễm Covid-19 trên thế giới sắp đạt con số 4 triệu và hiện đã có trên 250.000 ca tử vong vì căn bệnh này, thì các bác sĩ và các nhà sinh vật học cố gắng tìm hiểu kỹ hơn về tác nhân của căn bệnh này.

SARS-CoV-2 hoạt động hầu như không giống bất kỳ một tác nhân gây bệnh nào mà cho đến nay con người từng gặp. Hiện vẫn chưa có sự nhất trí về số ca bị nhiễm Covid-19 thật sự nghiêm trọng. Theo ước đoán thì khoảng 5% những người bị lây nhiễm là những bệnh nhân bị bệnh nặng. Ở những bệnh nhân này hầu như phổi luôn là trung tâm bị lây nhiễm.

Tuy nhiên cho đến nay các bác sĩ đã phát hiện virus cũng có thể tấn công các tổ chức khác và tác động cả vào các cơ – trong đó có tim, bộ não, thận và ruột. Trong trường hợp nghiêm trọng nhất thì cơ thể tự tấn công. Khi hệ thống miễn dịch vượt ra khỏi tầm kiểm soát, thì các bác sĩ nói về một "cơn bão cytokine".

Bệnh nhân chết thường vì suy đa tạng. Trên một trăm loại vacxin đang được phát triển trên thế giới, nhằm tiêu diệt SARS-CoV-2 . Nhưng trong trường hợp xấu nhất thì điều này có thể kéo dài nhiều năm trời cho đến khi tìm ra được một loại vacxin hiệu nghiệm.

Cho đến khi đó virus vẫn tồn tại. Ngay cả khi đại dịch này tạm lắng xuống phần nào, thì các nhà nghiên cứu cho rằng không lâu nữa sẽ xuất hiện một làn sóng lây nhiễm mới.

Richard Horton, tổng biên tập tạp chí y khoa The Lancet viết, thật là một sự "sai lầm nguy hiểm" khi cho rằng Covid-19 chỉ là một căn bệnh nhẹ. Bên giường bệnh người ta mới chứng kiến "sự đau đớn kinh khủng, sự tuyệt vọng và hoang mang tột độ".

Bác sỹ tim mạch người Mỹ Harlan Krumholz thì mô tả cường độ của Covid-19 trong tạp chí chuyên đề "Science" là "ngoạn mục": "Căn bệnh này có thể tấn công gần như mọi thứ trong cơ thể, với hậu quả kinh hoàng."

Ai muốn tìm hiểu SARS-CoV-2 tốt hơn, thì tốt nhất hãy bắt đầu từ thế giới vi mô. Con virus corona chỉ khoảng 160 nanomet. Để sinh sôi nẩy nở chúng nhất thiết phải có bộ máy tế bào của một tổ chức khác.

Có lẽ virus corona mới hình thành từ virus dơi. Khi còn ở dơi có lẽ nó đã phát triển cơ chế để qua đó bám được vào tế bào người.

Một số virus dơi có khả năng gắn kết với thụ thể tên là ACE2. Phần tử này nằm trên bề mặt tế bào người và thường hỗ trợ cân bằng áp huyết. Đồng thời nó còn có một chức năng như cánh cửa để vào bên trong tế bào. Những loại virus có chìa khoá có thể thông qua con đường này để thâm nhập tế bào.

Theo ước đoán của các nhà nghiên cứu thì ở dơi có khoảng 3200 loại virus corona khác nhau. Có thể do ngẫu nhiên, vào thời điểm và cơ hội thuận lợi hình thành vật gây bệnh có khả năng nhảy sang người.

Cuộc tấn công

Vậy SARS-CoV-2 thâm nhập chính xác vào cơ thể con người như thế nào? Điều này thì bác sĩ nội khoa Strassburg biết rõ. Hiện tại vị bác sĩ này phụ trách từ 10 đến 20 bệnh nhân Covid-19 tại bệnh viện trường đại học Bonn.

Riêng trong ngày này vị giáo sư trên có 8 người bệnh đặt nội khí quản ở tại trạm của ông; họ là bệnh nhân nặng đến mức phải trợ thở. "Cũng may số người bệnh này chỉ là thiểu số", bác sĩ Strassburg nói, "phần lớn người bị lây nhiễm đều có biểu hiện bệnh nhẹ nhàng hơn".

Thời gian đầu các nhà siêu vi trùng học đều cho rằng loại virus corona mới này lây lan chậm. Bởi vì con SARS-CoV-2 này giống với loại SARS-virus corona đầu tiên, cũng phát sinh lần đầu ở Trung Quốc năm 2002 . Từ tháng 11/2002 đến tháng 7/2003 đã có gần 800 ca tử vong do hậu quả của "hội chứng hô hấp cấp tính nặng". Sau đó dịch bệnh biến mất. Nhân loại đã gặp may: vật gây bệnh tuy gây chết người nguy hiểm hơn SARS-CoV-2 nhưng nó chỉ chủ yếu tấn công phổi.

Virus sinh sôi nẩy nở sâu trong cơ thể; do đó nguy cơ lây nhiễm thấp hơn. Hơn nữa người bệnh dễ được phát hiện hơn để cách ly.

Các chuyên gia hy vọng SARS-CoV-2 cũng vậy – bé cái nhầm! Bởi lẽ con virus corona mới này không chỉ nhắm vào phổi. Lấy mẫu ở họng người bị nhiễm bệnh các nhà nghiên cứu sớm phát hiện ra rằng: vật gây bệnh trước tiên tấn công vào lớp màng nhầy ở phần trên đường hô hấp.

Điều này có lợi cho virus. Quãng đường từ cuống họng tới cuống họng ngắn hơn nhiều so với từ phổi sang phổi. "Vì thế người mang virus rất dễ lây lan", Strassburg nói. Một khối lượng lớn virus được thấy ở khu vực mũi và họng, "ngay ở những người hoàn toàn không có biểu hiện bệnh; chính vì thế vật gây bệnh lan truyền nhanh chóng ra khắp thế giới".

Cuộc tấn công vào cơ thể diễn ra trong ba bước. Đầu tiên virus corona bám trên phức hợp protein hình trụ neo đậu qua thụ thể ACE2 vào tế bào con người. Sau đó sản phẩm di truyền của vật gây bệnh thâm nhập vào tế bào ký chủ và biến bộ máy tế bào ở đây thành nhà máy sinh sản virus. Vô vàn virus con rời khỏi tế bào ký chủ đã bị thần phục này tấn công các tế bào tiếp theo.

Chuyên gia nói về sự tàn phá của Covid-19 khiến người bệnh đau đớn kinh khủng, tuyệt vọng, hoang mang tột độ - Ảnh 3.

Phổi là tâm chấn của bệnh dịch: Sars-CoV-2 tấn công tế bào biểu mô mong manh của phế nang.

Trong tuần đầu tiên sau khi bị nhiễm bệnh tải lượng virus rất lớn. Ban đầu các triệu chứng bệnh hầu như không biểu hiện. Thường có hiện tượng "ho khan" theo bác sỹ Strassburg. Thân nhiệt hầu như không tăng. "Ngay ở bệnh nhân nặng, nhiệt độ mà chúng tôi đo được thường không quá 38 độ". Khác với bệnh cúm: "Đặc trưng của cúm là sốt cao đột ngột và người bệnh cảm thấy rõ mình bị bệnh – ở virus corona mới không có biểu hiện đó."

Trong giai đoạn đầu tiên khi bị nhiễm bệnh hệ thống tự vệ ở người bị lây nhiễm rất quan trọng. Tế bào miễn dịch lao vào kẻ đột nhập. Nhưng do cơ thể chưa nhận biết virus nên vũ khí của tế bào tự vệ có phần bị "cùn".

Lúc đó bắt đầu một cuộc chiến dai giẳng, nó quyết định sự thành, bại. Liệu sự phòng vệ miễn dịch có chặn được sự tấn công của virus khi chúng mới tới phần trên hệ thống hô hấp? Hay vật gây bệnh vượt qua được khí quản và tiếp tục thâm nhập phổi? Đây là điều quyết định đối với tính mạng người bệnh.

Cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm được lời đáp, vì sao virus có thể tấn công ở một số người tới tận phổi trong khi ở một số người khác lại không vào nổi.

 

Dường như số lượng vật gây bệnh tấn công vào cơ thể giai đoạn đầu có ảnh hưởng nhất định. Bệnh nhân có bệnh nền với Sars-CoV-2 thì rất đáng lo ngại. Khoảng một phần tư người dân ở Trung Âu thuộc nhóm rủi ro này.

Bệnh nhân béo phì, tiểu đường và áp huyết cao thuộc diện bệnh nhân có độ rủi ro cao. Và những người hút thuốc lá: "Ở những người này niêm mạc và đường hô hấp vốn dĩ đã bị tổn thương", Strassburg giải thích. Các lông mao nhỏ nhất, thông thường chúng đẩy vật gây bệnh và chất nhầy ra khỏi phổi và đường hô hấp, nay không còn hoạt động được bình thường nữa.

Trong các trường hợp như thế này thì không có gì có thể cản trở virus thâm nhập phổi. Trọng lực của chúng đủ để đưa những vật gây bệnh li ti này đến thẳng mục tiêu. Trong các nhánh phổi mịn màng virus tiếp cận với một lớp tế bào rất dễ bị tổn thương, màng của chúng cũng có các thụ thể ACE2. Trực tiếp trong phế nang nơi oxy được đưa vào huyết quản, đây chính là nơi Sars-CoV-2 gặp điều kiện lý tưởng để phát triển. Cơ thể bị phá mãnh liệt từ trong phá ra.

Trận chiến phòng vệ

Virus tàn phá phổi như thế nào, điều này đã được bác sỹ Keith Mortman thuộc bệnh viện trường đại học ở Washington, D. C (George Washington University Hospital), chụp bằng máy vi tính thể hiện. Hình ảnh -3- D có độ phân giải cao thể hiện lá phổi của một người đàn ông cuối tuổi năm mươi. Ở nhiều chỗ trong tổ chức này thấy rõ những vệt tích tụ mầu vàng.

"Tổn thương không hạn chế tại một khu vực nhất định trong phổi", theo Mortmann. Bệnh nhân lúc đầu bị sốt và ho sau phát triển sang khó thở vì thế sau đó phải dùng máy hỗ trợ thở và cuối cùng phải gắn vào thiết bị có tên là ECMO.

Thiết bị này cung cấp cho máu oxy bên ngoài thân thể người bệnh sau đó bơm trở lại vào cơ thể. Qua đó tạo điều kiện cho phổi được hồi phục.

Lúc này các bác sỹ đã biết SARA-CoV-2 tàn phá lá phổi như thế nào. Bạch cầu phát hiện virus và điều động tế bào miễn dịch đến. Các tế bào lao vào tế bào phổi bị lây nhiễm và giết chết chúng. Còn lại là chất thải tế bào, chúng gây tắc nghẽn mạch máu trong phổi. Bờ phế nang sưng lên. Nếu cơ thể không quản lý được phản ứng viêm thì có thể dẫn đến suy phổi cấp.

Nhưng do bị nhiễm trùng nên các cơ quan khác cũng có thể bị tổn thương. Càng có nhiều bệnh nhân SARS-CoV-2 được điều trị trên thế giới, càng thấy rõ, bệnh này tác động toàn diện đến mọi tổ chức trong cơ thể như thế nào:

- Các dữ liệu của Trung quốc cho thấy, khoảng 20% người bệnh ở bệnh viện có tổn thương về tim. Điều không rõ là, virus tấn công trực tiếp vào tế bào cơ tim hay làm tổn thương động mạch vành. Ngay cả sự đông máu cũng bị tổn thương, máu có thể bị vón cục. Từ đó có thể gây đau tim, tắc mạch phổi hay đột quỵ.

- Ở một bộ phận bệnh nhân điều trị nội trú có hiện tương thận bị tấn công. Máu hoặc protein trong nước tiểu là bằng chứng cho sự tấn công của virus. Do đó trong các phòng chăm sóc đặc biết thường thấy bên cạnh máy thở còn có máy lọc máu được đưa vào hoạt động.

- Các bác sỹ quan sát thấy có hiện tương viêm não và lên cơn co giật ở bệnh nhân bị lây nhiễm. Dường như virus đột nhập tới thân não. Tại đây có các trung tâm điều tiết quan trọng, thí dụ trung tâm hô hấp. Có thể virus thông qua niêm mạc ở mũi và giây thần kinh khứu giác để lên não. Điều này phù hợp, nhiều bệnh nhân chí ít là tạm thời mất khả năng khứu giác.

- SARS-CoV-2 cũng có thể tấn công vào đường tiêu hoá. Bệnh nhân có thể đi ngoài ra máu, buồn nôn và đau bụng.

- Các bác sĩ cũng báo cáo có thể có sự liên quan giữa Covid-19 và một bệnh viêm mạch máu hiếm gặp, đó là hội chứng- Kawasaki. Ở Anh có một vài trường hợp trẻ em bị nhiễm SARS-CoV-2 và bị chết vì căn bệnh này. Ở các bệnh nhân này mạch máu bị sưng tấy. Tim có thể bị tổn thương.

Giờ đây các bác sĩ đều cho rằng, SARS-CoV-2 gần như có thể tấn công các cơ và các tổ chức trong cơ thể. Covid-19 cũng có khả năng gây tổn thương lâu dài. Các nhà nghiên cứu Trung quốc đã nghiên cứu máu của người bị nhiễm bệnh. Sau khi hết bệnh một số chỉ số ở máu trong một thời gian dài không bình thường. Mặc dù các cựu bệnh nhân này không còn virus nhưng gan vẫn không bình thường.

Chuyên gia nói về sự tàn phá của Covid-19 khiến người bệnh đau đớn kinh khủng, tuyệt vọng, hoang mang tột độ - Ảnh 5.

Virus lan lên đến bộ não, gây co giật và viêm K H FUNG / SCIENCE PHOTO LIBRARY

Phổi sau một thời gian dài trải qua diễn biến nặng nề có lẽ sẽ bị tổn thương vĩnh viễn. "khi viêm không sớm được khắc phục, phổi có thể bị lên sẹo", bác sỹ người Mỹ Mortman nói.

Tuy còn thiếu kinh nghiệm đối với bệnh nhân Covid-19 nhưng các thầy thuốc đã biết về bão cytokine và suy phổi cấp tính đối với các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng khác.

Trong một bộ phận những bệnh nhân còn sống sau vụ dịch SARS đầu tiên chức năng phổi sau 15 năm vẫn bị hạn chế.

Giữa cái sống và cái chết

Tại sao lại có một số người gần như tai qua nạn khỏi sau mọi sự tàn phá, tại sao lại có những người không vượt qua nổi? Cho đến nay các nhà nghiên cứu chưa có câu trả lời cho câu hỏi này. Có dấu hiệu cho thấy, có những virus – tương tự như virus gây bệnh AIDS – có thể tấn công những loại bạch cầu nhất định và qua đó làm giảm khả năng tự vệ của cơ thể, đáng ra những bạch cầu này có nhiệm vụ chặn đứng sự xâm nhập của vật gây bệnh.

Phải chăng có những bệnh nhân nhạy cảm hơn so với những bệnh nhân khác bởi yếu tố di truyền? Doanh nghiệp-Công nghệ sinh học 23andMe ở Kalifornia dự kiến tới đây xem xét vật di truyền của 10 triệu khách hàng qua chuỗi DNA, từ đó có thể tiên đoán diễn biến của Covid-19.

Cho đến lúc này, cái còn lại đối với người bệnh là niềm hy vọng; và nhận ra rằng, phần lớn bệnh nhân thoát hiểm một cách nhẹ nhàng. "Ngay cả những trường hợp bị bệnh nặng, nếu không có bệnh nền thì cơ may sống sót là khoảng 80%", bác sỹ nội khoa Strassburg cho biết. Tuy nhiên lúc này chưa phải lúc để báo an, vị bác sỹ này nói, nhất là vào thời điểm này khi các hạn chế tiếp xúc đang được nới lỏng dần. "Nguy cơ vẫn rất lớn, rất có thể lượng bệnh nhân điều trị nội trú bất thình lình tăng lên."

Đến lúc đó áp lực với các bác sĩ và nhân viên phục vụ sẽ rất nặng nề. Vì có thể chỉ nội trong vài ngày tình trạng của một số bệnh nhân xấu đi rõ rệt.

Nếu xảy ra tử vong thì nhiều khi không phải nguyên nhân do virus mà do hệ thống miễn dịch ở người bệnh. Khi có sự phản ứng quá quyết liệt thì có khi sự phản ứng đó lại nhằm trúng vào bản thân mình.

Trong trường hợp đó một khối lượng lớn của cái gọi là Cytokine sẽ được giải phóng. Phân tử tín hiệu của cơ thể sẽ tạo ra một loạt phản ứng sinh hoá trong bộ máy và tác động đến cả hệ thống miễn dịch. Sốt cao làm tăng quá trình trao đổi chất và virus sẽ bị tiêu diệt. Thành mạch máu có nhiều lỗ nhỏ li ti để cho loại tế bào "háu ăn" thâm nhập dễ dàng hơn và tấn công tiêu diệt những kẻ đột nhập. Tim phải làm việc ở cường độ cao nhất.

"Thực ra đây là một phản ứng có ý nghĩa", bác sỹ nội khoa Strassburg nói. Khi bị viêm nặng hệ thống miễn dịch có thể phản ứng "quá đà" và tạo ra "cơn bão cytokine".

"Từ đây xảy ra một phản ứng thoạt trông như một ca nhiễm trùng máu nặng , mặc dù không phải vậy", theo Strassburg. Khi đó có thể xẩy ra tình trạng một loạt cơ quan đồng loạt bị tê liệt. "Khi phản ứng miễn dịch quá đà diễn ra quá lâu và quá mãnh liệt đối với vật gây bệnh, phản ứng đó có thể giết chết cơ thể."

Đến lúc đó nhà bệnh lý học chỉ còn có thể quan sát, đánh giá chiến trường. Johannes Friemann là giáo sư tại phòng khám Lüdenscheid và bản thân đã giải phẫu tử thi nạn nhân Covid-19. Trong phế nang phổi của người chết ông phát hiện chất thải từ các chất protein trong máu thấm qua thành mạch máu bị thủng lỗ chỗ – điển hình cho bệnh do virus – tế bào nhiều nhân hoặc nhân tế bào bị phình to.

Tường của phần lớn phế nang phổi thường "rộng ra gấp bội", theo Friemann, phổi của Covid-19 "phát triển không đủ" . Điều này gây khó cho việc tiếp nhận oxy.

Những điều thấy trong phòng mổ của Friemann cũng được xác nhận bởi báo cáo của các bác sỹ ở Hamburg, Thuỵ sỹ hay Hoa kỳ: Phần lớn những người bị chết đã bị ốm trước khi bị lây nhiễm Sars-CoV-2. Friemann đề cập đến xơ gan, xơ vữa động mạch nghiêm trọng và "huyết áp tăng".

Vậy thì những người này chết vì Sars-CoV-2 – hay do các bệnh khác ở họ? "Bởi với một cái phổi như vậy thì người ta không thể sống nổi; tôi buộc phải coi nguyên nhân chết là do nhiễm trùng do virus ", Friemann nói, "nếu không bị nhiễm trùng thì có thể nhiều người vẫn còn sống."

Thật đáng ngờ với lập luận phần lớn những người chết vì Covid-19 là những người đàng nào cũng sắp chết, điều này cũng thể hiện trong một tính toán gần đây của các nhà dịch tễ học người Anh: theo đó các nạn nhân corona là nữ mất bình quân 11 năm của cuộc đời, ở nam giới thậm chí 13 năm .

Theo spiegel.de

 
 
 

  Các Tin khác
  + Khung giờ ăn sáng, ăn trưa tốt cho sức khỏe: Ai cũng nên biết sớm (17/09/2024)
  + Thêm thứ này khi hâm nóng cơm nguội bằng lò vi sóng, cơm thơm dẻo như vừa mới nấu (11/08/2024)
  + 5 loại hạt được xem như "thuốc bổ trời ban" khi ngâm thành nước uống (10/08/2024)
  + Trào lưu uống nước muối thải độc cơ thể, bạn có tham gia không? Chuyên gia nhận định gì về trào lưu này? (10/08/2024)
  + "3 không" khi ăn nhãn, biết mà tránh kẻo "rước họa" (10/08/2024)
  + 3 thực phẩm màu cam cực kỳ tốt cho sức khỏe: Nhất loại thứ 3 bổ ngang nhân sâm, tổ yến (10/08/2024)
  + Rán trứng cho thêm vài giọt này trứng nở phồng, xốp mềm, 2 quả mà như 4 quả (10/08/2024)
  + Ăn quá 7 quả trứng/tuần: Nguy cơ bệnh tật rình rập bạn không ngờ tới (10/08/2024)
  + Mẹo đơn giản giúp mít chín nhanh không cần dùng hóa chất, không độc hại (04/08/2024)
  + Loại quả xưa rụng đầy gốc, trồng cây để lấy vỏ, nay lại thành quả đặc sản nhiều người yêu thích mà khó tìm (23/07/2024)
  +   Măng khô, mộc nhĩ, nấm hương muốn ngon đừng chỉ ngâm nước lạnh, hãy làm theo cách này sẽ ngon hơn (14/07/2024)
  + Uống 2 cốc bia hoặc 5 chén rượu, mất bao lâu nồng độ cồn về 0? (14/07/2024)
  + Trộn nước xả vải với muối có tác dụng gì? (02/07/2024)
  +   Đổ bỏ nước chảy ra từ điều hòa quá phí, ai biết dùng quý hơn báu vật (02/07/2024)
  +   Nhỏ ít dầu gió lên hành tây: Mẹo hay mùa hè giải quyết nhiều rắc rối ai cũng thích (02/07/2024)
  + Mẹo diệt gián đơn giản, hiệu quả lâu dài, đuổi sạch gián trong nhà (30/06/2024)
  + Mẹo chọn mít chín cây tự nhiên, ít xơ, múi dày ngọt lịm (30/06/2024)
  + Uống nước tưởng chừng đơn giản, ai ngờ lại mắc sai lầm ‘tày trời’ này khiến hại đủ đường (21/06/2024)
  + 5 thói quen sau bữa ăn gây tàn phá sức khỏe nhưng nhiều người hay mắc, bỏ ngay kẻo tuổi trung niên hối hận (16/06/2024)
  + 4 mẹo ít người biết giúp bạn tận dụng tối đa dinh dưỡng từ trái cây (16/06/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65117093

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July