Theo nghiên cứu của GS. Ngô Ứng Long (học viện Quân y), rễ đinh lăng chứa rất nhiều chất saponin giống như ở nhân sâm, các vitamin B1, B2, B6, C và 20 acid amin cần thiết cho cơ thể. Còn theo TS. Nguyễn Thị Kim Hương (trung tâm sâm và dược liệu TPHCM), rễ đinh lăng có thể tăng cường thể lực, kích thích các hoạt động của não bộ, giải tỏa lo âu, mệt mỏi, chống oxy hóa, bảo vệ gan, kích thích miễn dịch.
Trong rễ đinh lăng có chứa nhiều saponin có tác dụng gần như nhân sâm, nhiều sinh tố B1. Tuy nhiên, do thành phần saponin có nhiều trong rễ đinh lăng, chất này có thể làm vỡ hồng cầu. Vì vậy cần lưu ý khi sử dụng đinh lăng không được dùng với liều lượng cao, sẽ gây ra hiện tượng say và kèm theo cảm giác mệt mỏi, choáng váng, nôn mửa, tiêu chảy.
Ngoài ra, rễ đinh lăng lâu năm không có tác dụng chữa bách bệnh như nhiều người đồn đoán, thời điểm dùng tốt nhất là cây được trồng từ 5 đến 10 năm tuổi. Vì, theo nguyên lý tự nhiên, những cây quá lâu năm có thể không còn tốt bởi các chất trong rễ cây đã bị lão hóa, không còn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nữa.
Do thành phần Saponin có nhiều trong rễ đinh lăng, chất này có tính huyết tán sẽ làm vỡ hồng cầu, vì vậy chỉ dùng khi cần thiết và phải dùng đúng liều và đúng cách. Loài cây này còn chứa chất Ancaloit, khi dùng nhiều sẽ dẫn đến hoa mắt chóng mặt.
Do vậy, sử dụng đinh lăng làm thuốc chỉ nên dùng đúng liều lượng (Ví dụ: Rễ đinh lăng mỗi lần dùng chỉ từ 10 -20g rễ đã sao khô, sấy khô là đủ).
Sau đây là một số lời khuyên của bác sĩ y học cổ truyền:
- Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao, vì sẽ bị say thuốc và xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy. Đặc biệt, khi sử dụng rễ đinh lăng phải dùng những cây đã có từ 3 - 5 tuổi trở lên.
- Người bị bệnh gan không nên sử dụng cây đinh lăng.
- Phụ nữ mang thai cũng không nên sử dụng.
- Người bệnh khi sử dụng cây đinh lăng cần hỏi ý kiến của thầy thuốc.