Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 24/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Sức khỏe & Đời sống >
  Phát hiện vi rút cúm A(H7N9) biến đổi từ độc lực thấp sang độc lực cao Phát hiện vi rút cúm A(H7N9) biến đổi từ độc lực thấp sang độc lực cao , Người xứ Nghệ Kiev
 
(HNMO) - Ngày 11-5, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã ra thông báo về sự biến đổi độc lực và nguy cơ xâm nhập nước ta của vi rút cúm gia cầm A(H7N9).

Theo đó, vi rút cúm A(H7N9) hiện đã xuất hiện tại 17 tỉnh của Trung Quốc với 5 đợt dịch. Dịch đạt đỉnh vào tháng 2-2017 với khoảng 50-60 trường hợp mắc mới/tuần. Sau đó, từ tháng 3-2017 đến nay, số mắc có xu hướng giảm dần với khoảng 18-34 trường hợp mắc mới/tuần. Tuy nhiên, Trung Quốc đã ghi nhận thêm 3 địa phương thuộc khu vực Cam Túc, Tây Tạng và Thiểm Tây có trường hợp mắc mới. Gần đây, dịch có xu hướng bùng phát mạnh tại một số tỉnh phía Nam, Đông Nam của Trung Quốc, trong đó, Vân Nam, Quảng Tây - hai tỉnh giáp biên giới nước ta, đã ghi nhận trường hợp mắc bệnh.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Nông Lương của Liên hợp quốc (FAO), sự gia tăng này có thể do gia cầm đã được vận chuyển từ tỉnh Quảng Đông sang Quảng Tây, sau khi tỉnh Quảng Đông công bố đóng cửa chợ gia cầm. Các chuyên gia khuyến cáo, nguy cơ dịch cúm gia cầm xâm nhập Việt Nam trong giai đoạn này là cao nhất bởi nhiều khả năng tỉnh Quảng Tây sẽ áp dụng biện pháp đóng cửa chợ gia cầm nên gia cầm sẽ được vận chuyển vào Việt Nam nếu không có các biện pháp kiểm soát biên giới chặt chẽ.

Sau khi phân tích gen vi rút cúm ở người cũng như ở gia cầm, WHO và FAO đưa ra cảnh báo, hiện đã ghi nhận sự thay đổi của vi rút cúm A(H7N9) – chuyển từ độc lực thấp sang độc lực cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vi rút cúm A(H7N9) độc lực cao có khả năng gây chết đối với 100% số gà mắc (trong thí nghiệm) và có khả năng lây truyền nhanh hơn gấp khoảng 100 - 1.000 lần so với vi rút có độc lực thấp. Sự thay đổi này là một đặc điểm tự nhiên của vi rút cúm do quá trình tái tổ hợp. Tuy nhiên, hiện chưa có bằng chứng về sự lây truyền dễ dàng từ người sang người.

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm A(H7N9) tại Trung Quốc và những biến đổi về độc lực của vi rút, Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ vi rút cúm A(H7N9) xâm nhập nước ta. Hiện nay, công tác giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh đã được triển khai quyết liệt tại các khu vực có nguy cơ cao, khu vực buôn bán gia cầm sống, các cơ sở y tế và tại các cửa khẩu.

Bộ Y tế đã cập nhật các tài liệu hướng dẫn chuyên môn và tổ chức lớp tập huấn cho cán bộ y tế tại các tỉnh biên giới về công tác giám sát, xét nghiệm và xử lý ổ dịch. Thời gian qua, các buổi diễn tập có sự phối hợp giữa hai ngành Y tế - Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng đã được triển khai tại các địa phương, nhất là tại các địa bàn trọng điểm như Lạng Sơn, Hà Nội, Quảng Ninh... Bộ Y tế cũng đã thành lập 5 đoàn kiểm tra việc triển khai hoạt động phòng chống dịch tại các địa phương.

Để chủ động ngăn ngừa sự xâm nhập của vi rút cúm gia cầm A(H7N9), Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, người dân tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng bệnh như: Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; bảo đảm ăn chín, uống chín; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn… Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm thì phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời. 
Gia Phong
Nguồn hanoimoi.com.vn
http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Suc-khoe/868640/phat-hien-vi-rut-cum-ah7n9-bien-doi-tu-doc-luc-thap-sang-doc-luc-cao



  Các Tin khác
  + Khung giờ ăn sáng, ăn trưa tốt cho sức khỏe: Ai cũng nên biết sớm (17/09/2024)
  + Thêm thứ này khi hâm nóng cơm nguội bằng lò vi sóng, cơm thơm dẻo như vừa mới nấu (11/08/2024)
  + 5 loại hạt được xem như "thuốc bổ trời ban" khi ngâm thành nước uống (10/08/2024)
  + Trào lưu uống nước muối thải độc cơ thể, bạn có tham gia không? Chuyên gia nhận định gì về trào lưu này? (10/08/2024)
  + "3 không" khi ăn nhãn, biết mà tránh kẻo "rước họa" (10/08/2024)
  + 3 thực phẩm màu cam cực kỳ tốt cho sức khỏe: Nhất loại thứ 3 bổ ngang nhân sâm, tổ yến (10/08/2024)
  + Rán trứng cho thêm vài giọt này trứng nở phồng, xốp mềm, 2 quả mà như 4 quả (10/08/2024)
  + Ăn quá 7 quả trứng/tuần: Nguy cơ bệnh tật rình rập bạn không ngờ tới (10/08/2024)
  + Mẹo đơn giản giúp mít chín nhanh không cần dùng hóa chất, không độc hại (04/08/2024)
  + Loại quả xưa rụng đầy gốc, trồng cây để lấy vỏ, nay lại thành quả đặc sản nhiều người yêu thích mà khó tìm (23/07/2024)
  +   Măng khô, mộc nhĩ, nấm hương muốn ngon đừng chỉ ngâm nước lạnh, hãy làm theo cách này sẽ ngon hơn (14/07/2024)
  + Uống 2 cốc bia hoặc 5 chén rượu, mất bao lâu nồng độ cồn về 0? (14/07/2024)
  + Trộn nước xả vải với muối có tác dụng gì? (02/07/2024)
  +   Đổ bỏ nước chảy ra từ điều hòa quá phí, ai biết dùng quý hơn báu vật (02/07/2024)
  +   Nhỏ ít dầu gió lên hành tây: Mẹo hay mùa hè giải quyết nhiều rắc rối ai cũng thích (02/07/2024)
  + Mẹo diệt gián đơn giản, hiệu quả lâu dài, đuổi sạch gián trong nhà (30/06/2024)
  + Mẹo chọn mít chín cây tự nhiên, ít xơ, múi dày ngọt lịm (30/06/2024)
  + Uống nước tưởng chừng đơn giản, ai ngờ lại mắc sai lầm ‘tày trời’ này khiến hại đủ đường (21/06/2024)
  + 5 thói quen sau bữa ăn gây tàn phá sức khỏe nhưng nhiều người hay mắc, bỏ ngay kẻo tuổi trung niên hối hận (16/06/2024)
  + 4 mẹo ít người biết giúp bạn tận dụng tối đa dinh dưỡng từ trái cây (16/06/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 65178930

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July