Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 22/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh >
  Về với nguồn cội Về với nguồn cội , Người xứ Nghệ Kiev
 

 


(Baonghean.vn) Tháng Hai, du khách thập phương nô nức hành hương về mảnh đất thiêng, nơi lưu giữ những dấu tích của người Việt cổ, của nền Văn hóa Đông Sơn, thắp nén tâm nhang thành kính dâng lên tiên tổ...

 

Truyền thuyết xưa


Thong thả rít từng hơi thuốc lào, cụ Vũ Văn Liên, thủ từ đền Làng Vạc kể lại cho khách nghe về truyền thuyết làng Vạc...


Ngày xưa, xưa lắm, Thái Hoà là một thung sâu, xanh tươi màu mỡ, bốn bề có núi bao bọc, mặt đất uốn lượn tạo ra nhiều khe, suối. Có 3 con suối lớn gặp nhau ở chân núi Đại Vạn (xã Nghĩa Hoà ngày nay). Bỗng một năm mưa lớn chưa từng thấy, nước ngập nhà, ngập cửa, 3 con suối lớn đổi dòng nhập thành con sông lớn. Sông mỗi ngày một sâu, nước chảy hiền hoà, dưới sông cơ man nào là tôm, cá, rùa... 

Từ đó, làng bản ngày một ấm no, có thêm nhiều nghề như làm gốm, đúc đồng. Dân làng biết ơn dòng sông Cả nên làm lễ tạ ơn và xin thần sông đặt tên sông là Hiếu. Các già làng họp lại để tổ chức làm lễ tạ ơn trời đất, thần linh đã phù hộ cho dân làng làm ăn khấm khá. Một đêm nọ, thần linh báo mộng cho trưởng làng tập trung dân làng bên đầm làng, ngài sẽ trao báu vật của trời đất để làng tổ chức lễ hội.Sáng ra, khi dân làng đã tụ hội đông đủ, bỗng thấy giữa đầm nổi lên chiếc vạc đồng to như một gian nhà, trong vạc to lại có 10 cạc nhỏ và cơ man nào là bát, đĩa, âu... 


Sau 3 ngày mở tiệc, dân làng làm lễ tạ ơn và trả báu vật lại cho thần linh. Con trai, con gái rước vạc về đầm, đang sụp lạy thì vạc đồng từ từ trôi ra giữa đầm rồi chìm xuống. Từ đó, để nhớ thần linh, tạ ơn trời đất, làng đặt tên đầm là đầm Vạc, rồi làng cũng được gọi tên là làng Vạc. Hằng năm, cứ đến ngày đã định, dân làng lại tổ chức lễ hội để nhớ thần sông, thần núi đã mang lại cuộc sống ấm no cho bản làng... Và lễ hội làng Vạc có từ đó...


Không chỉ chìm khuất trong sương khói huyền thoại và truyền thuyết, những cuộc khai quật khảo cổ học với những cổ vật tìm kiếm được đã chứng minh làng Vạc là nơi cư trú của người Việt cổ, là đại diện tiêu biểu cho nền văn hóa Đông Sơn trên lưu vực sông Cả.


Trải qua 5 lần khai quật (vào các năm 1972, 1973, 1980, 1990, 1991), các nhà khảo cổ học đã phát hiện được ở làng Vạc nhiều hiện vật bằng gốm, bằng đồng, kể cả trống đồng của cư dân nông nghiệp thời các Vua Hùng dựng nước. Trên diện tích 1.438m2 qua 5 lần khai quật đã phát hiện ra 347 ngôi mộ với hơn 1.228 hiện vật phong phú và đa dạng bằng: đồng, gốm, đá, thuỷ tinh và bằng sắt, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm tiêu biểu cho nền văn minh Việt cổ như: trống đồng, rìu xéo, dao găm cán tượng người, tượng voi, hổ... Làng Vạc đã trở thành tên gọi của một trung tâm văn hoá Đông Sơn lớn lên trên lưu vực sông Cả, là một di chỉ cư trú, một trung tâm luyện đồng, vừa là một khu mộ táng lớn của cư dân văn hoá Đông Sơn.


Di chỉ làng Vạc được phát hiện đã minh chứng, cách đây trên 2.000 năm, thị xã Thái Hoà là nơi quần tụ của người Việt cổ và là nơi phát triển rực rỡ của nền văn hoá Đông Sơn. Làng Vạc đã được Nhà nước công nhận là một trong những nơi khởi nguồn của nền văn hoá Đông Sơn, là cơ sở để công nhận nguồn di sản tâm linh gắn với truyền thuyết làng Vạc trong dân gian. Chính điều đó càng làm tăng thêm tính hấp dẫn, kỳ thú cho Khu Di chỉ khảo cổ học làng Vạc.


Hướng về nguồn cội


Với những giá trị tâm linh cũng như giá trị văn hóa, lịch sử đó, Khu Di tích khảo cổ làng Vạc có vị trí đặc biệt trong tâm thức của người dân Thái Hòa nói riêng và đồng bào các dân tộc Phủ Quỳ nói chung.


Cùng với việc bảo vệ khu di chỉ khảo cổ học, những năm qua, UBND xã Thái Hòa đã đầu tư xây dựng nhiều công trình, hạng mục quan trọng như: nhà bia; cụm đền thờ làng Vạc; sân lễ hội; nhà trưng bày hiện vật khảo cổ học... Đồng thời bằng nhiều hình thức khác nhau tuyên truyền, kêu gọi người dân nêu cao ý thức bảo vệ khu di chỉ khảo cổ. 



                            Hoàn thành công viên Tứ linh phục vụ lễ hội


Đặc biệt, trong năm 2011, Thị xã đã chỉ đạo UBND Thị xã Nghĩa Hòa mở đợt vận động nhân dân cung tiến các hiện vật khảo cổ để trưng bày, lưu giữ ở nhà tưng bày tại đền thờ làng Vạc. Sau gần 1 năm phát động đến nay đã có khoảng 20 gia đình cung tiến hàng trăm hiện vật cổ có giá trị. Tiêu biểu như gia đình anh Tạ Khắc Công, Nguyễn Xuân Vinh (xóm 4); Đinh Trọng Tuất (xóm Đông Hòa)... Đây thực sự là việc làm có ý nghĩa của người dân xã Nghĩa Hòa đối với việc bảo tồn các giá trị truyền thống. 

Anh Đinh Trọng Tuất (xóm Đông Hòa) cung tiến, cho ban quản lý đền mượn trên 20 hiện vật cho biết: "Đó là những hiện vật mà trong quá trình lao động, sản xuất chúng tôi tìm thấy. Có nhiều người săn đồ cổ tìm đến nhà mua với giá cao, nhưng gia đình nhất quyết không bán. Hưởng ứng cuộc vận động của xã, gia đình đã đem hiện vật đến cung tiến để trưng bày tại đền làng Vạc. Mong rằng, qua những cổ vật đó, du khách được tìm về với nguồn cội, với nền văn minh của ông cha xưa..."


Tri ân tiên tổ, thể hiện trách nhiệm của lớp hậu thế với những người khai công mở cõi, nhiều người dân ở Thái Hòa tự nguyện góp sức mình vào trông coi, quét tước đền. Đã nhiều năm nay, ông Vũ Công Hội (65 tuổi), Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Nghĩa Hòa chia sẻ: "12 năm qua, năm nào tôi cũng tự nguyện tham gia làm bồi tế cho đội tế trong lễ hội; cùng với anh em trong ban quản lý đền trông coi, quét tước, chăm sóc đền. Mọi việc làm đều bắt nguồn từ tâm niệm tri ân người đi trước, đạo lý "uống nước nhớ nguồn"...Trường tiểu học Nghĩa Hòa đăng ký với Phòng Giáo dục, Phòng Văn hóa huyện nhận chăm sóc đền. Hàng tuần, cô, trò đều đặn đến đền lau dọn bàn thờ, quét tước sân, nhổ cỏ, dọn dẹp... 


Như một lẽ tự nhiên, đạo lý uống nước nhớ nguồn, tri ân tiên tổ đã trở thành nét đẹp của người dân nơi đây. Và tiếp nối truyền thống đó, ngày nay, người dân làng Vạc, Thái Hòa nói riêng và đồng bào các dân tộc nói chung vẫn lặng lẽ làm những điều hay, việc thiện hướng về nguồn cội với niềm thành kính thiêng liêng...

 

Duy Nam 


  Các Tin khác
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Sáng tháng Năm về thăm quê Bác (16/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65083270

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July