Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 23/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Những vật dụng kỳ bí của thầy mo người Thái ở Nghệ An Những vật dụng kỳ bí của thầy mo người Thái ở Nghệ An , Người xứ Nghệ Kiev
 
(Baonghean.vn) - Một thầy mo người Thái có khá nhiều những vật dụng vừa kỳ bí, vừa mang tính quyền uy.
 
Thầy mo Vi Văn Quỳnh trong trang phục và binh khí khi làm lễ. Ảnh: XuânThủy

Thầy mo giữ vai trò quan trọng trong đời sống tín ngưỡng tâm linh của đồng bào Thái ở Nghệ An. Thầy mo được xem như là "cầu nối" giữa đấng siêu nhiên và  con người.

Gần đây, chúng tôi gặp thầy mo mùn Vi Văn Quỳnh (1946) ở bản Khe Sài 2 xã Nghĩa Lộc (Nghĩa Đàn)  và được ông cho phép tìm hiểu về bộ đồ nghề bất ly thân gần 30 năm hành nghề. Người Thái có 2 ngành gọi là “mo một” và “mo môn” (mo mùn).

Mo mùn chuyên lo các việc xem giờ tốt xấu, đặt móng nhà, cưới hỏi, gọi hồn vía, xua đuổi tà ma yểm khiến trẻ con hay khóc... Khi đi làm lễ, thầy mo luôn mang theo chiếc túi đựng trong đó những đồ vật cần thiết cho buổi lễ.

Trước khi làm lễ, thầy mo đội chiếc khăn trắng được gọi là “phái chước chạng” (dây trói voi) trên đầu. Khi mang dây này, thầy mo được cho là có sức mạnh trói được voi. Đây còn là trang phục để đấng siêu nhiên nhận biết đây là thầy mo, là người làm cầu nối trong buổi lễ. Trên mâm cúng luôn có một miếng vải trắng được gọi là “phen hoóng khài”, khăn này để trải vào mâm sau đó đặt các lễ vật lên trên.

Chiếc "dây trói voi" thầy mo thường buộc trên đầu khi làm lễ. Ảnh: Xuân Thủy

Mỗi khi ngồi làm lễ, trên tay thầy mo luôn phe phẩy chiếc quạt (bì mo) để xua đuổi người khác lại gần, cũng như xua đuổi tà ma trong buổi làm lễ. Chiếc quạt được làm bằng giấy và nan tre. Trên quạt có những dòng chữ mà chỉ thầy mới biết ý nghĩa.

Chiếc quạt làm phép của thầy mo Vi Văn Quỳnh. Ảnh: Xuân Thủy
Khi bắt đầu lễ, thầy sẽ quàng chiếc khăn “mệ một" màu đỏ lên cổ. Đây là chiếc khăn được cho là của bà nội thầy mo để lại.

Trong túi còn có nhiều chiếc chén nhỏ mang theo, mỗi chén tượng trưng cho một người thầy truyền nghề của mo và một cái chén riêng của chính thầy mo. Đây là một cách để thầy mo tưởng nhớ mang ơn công lao của các “pó khu” (thầy) đã dạy dỗ truyền thụ lại cho mình thành mo. 

Trong ảnh, ông Quỳnh có 4 người "pó khu" với 4 chén và một chén của ông. Ảnh: Xuân Thủy

Trong túi còn có hai chiếc vòng bạc, hai đồng xu âm dương và sáp ong. Hai chiếc vòng bạc như là lá bùa hộ thân, hai đồng xu âm dương để xin đấng siêu nhiên có đồng ý hay là không đồng ý, còn sáp ong mang theo dùng để làm tên bắn ma quỷ và làm nến thắp trong mâm lễ.

Ông còn mang theo chiếc sáo (pi một) được làm bằng nứa phải có tiếng trầm, trên sáo được thầy mo khắc những hoa văn rất cầu kỳ. Tiếng sáo dùng để đuổi tà ma, gọi hồn trở về với thân xác trong các nghi lễ.

Cây kiếm là thứ thể hiện uy quyền, sức mạnh cũng như bản lĩnh của thầy mo. Kiếm thường được các thầy mo truyền lại cho học trò của mình. Ảnh : Xuân Thủy
Ngoài ra mo còn mang theo cây kiếm gọi là “láp mùn”. Kiếm do thầy truyền nghề truyền lại cho học trò chính của mình qua các đời. Kiếm thầy mo thường được rèn riêng bằng thép và có in hoa văn. Chuôi kiếm được làm bằng gỗ tạc hình đầu hổ, vỏ kiếm được làm bằng gỗ pơ mu trạm trổ hình rồng phượng. Chiếc kiếm được dùng để đe dọa, xua đuổi ma quỷ, thể hiện quyền uy và sức mạnh cũng như bản lĩnh của thầy mo.
 

Tất cả các đồ nghề được ông Vi Văn Quỳnh cho vào túi treo ở bàn thờ ở trong nhà. Bàn thờ được đặt trang nghiêm ở góc cao gian buồng, có chai rượu, khăn, kiếm thầy mo và áo của những người từng được ông làm lễ cho. Bên cạnh bàn thờ có chiếc cồng bằng đồng, mỗi khi có ai đến gọi ông phải đánh cồng 3 hồi 9 tiếng rồi khấn thần chú mới được cầm túi đi làm lễ.


  Các Tin khác
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Sáng tháng Năm về thăm quê Bác (16/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65123434

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July