Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 23/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Nữ phục của đồng bào Thái ở Nghệ An Nữ phục của đồng bào Thái ở Nghệ An , Người xứ Nghệ Kiev
 

29/08/2016

Y phục của phụ nữ Thái miền núi Nghệ An nói chung và người Thái huyện Quỳ Châu nói riêng về cơ bản giống như y phục của người Thái các vùng khác ở Việt Nam. Bộ y phục gồm: khăn, áo, váy, dây lưng.

Trang phục truyền thống phụ nữ Thái 

Khăn đội đầu

Khăn (khắn): Trong trang phục của phụ nữ của bất kỳ dân tộc nào, các hình thức chải tóc, đội khăn, nón mũ,... rất được chú ý làm đẹp. Và mỗi dân tộc, mỗi địa phương lại mang dáng vẻ riêng toát lên tính địa phương, tính dân tộc đó. Khăn của người phụ nữ Thái Quỳ Châu cũng được chú ý trang trí và có đặc trưng riêng. Khăn không chỉ có tác dụng che nắng che mưa, làm ấm đầu khi mùa đông giá lạnh mà còn là trang sức quan trọng của người phụ nữ Thái trong các dịp đi chơi xa, du xuân, trong hội hè, đình đám.

Khăn của phụ nữ Thái được làm từ vải bông, tự dệt, được trang trí rất hài hòa, đẹp và có điểm nhấn. Chiều rộng từ 35 - 40cm, chiều dài từ 150 - 200cm. Với nền màu chàm đen, trên nền đó người phụ nữ Thái thêu, dệt các đồ án hoa văn bằng các loại chì màu (xanh, đỏ, tím, vàng,..) đã chuẩn bị từ trước, ở hai đầu khăn và cũng những sợi chỉ màu đỏ, người phụ nữ Thái đã khéo léo để dư ra một đoạn khoảng từ 5 - 10cm làm những tua xanh, vàng, tím, đỏ,... xung quanh viền hai đầu khăn. Để có một chiếc khăn hoàn chỉnh, người phụ nữ Thái phải dành một thời gian nhất định cho nó. Nếu thêu dệt liên tục, một chiếc khăn phải mất thời gian từ hai đến bốn tuần. Nhưng người phụ nữ Thái không có điều kiện để làm như vậy, họ chỉ thêu, dệt khăn trong những lúc rảnh rỗi trước khi đi làm nương, làm ruộng, những lúc đêm tối hay những lúc nông nhàn.

Các loại áo của phụ nữ Thái

Áo (xưa): Áo của người phụ nữ Thái Quỳ Châu có nhiều loại tùy vào chức năng sử dụng của nó mà có tên gọi và cấu tạo khác nhau.

“Xưa” loại áo thông dùng hàng ngày. Áo mới, đẹp và vừa thường để mặc trong các ngày hội, ngày tết, ngày cưới, khi áo đã cũ thì mặc trong lao động sản xuất, ở nhà. Loại áo này được nhuộm nhiều gam màu khác nhau như: trắng, xanh, chàm và hồng, do người pha chế màu để nhuộm. Áo cấu tạo kiểu xẻ ngực, có ống tay dài, thường trang trí hai dải vải màu đối lập thành nẹp áo ở tà áo và cổ áo như trắng - đen; xanh - trắng,... nhưng phổ biến nhất là áo nền trắng - nền đen.

Áo được cắt may rộng vừa, khi mặc ôm sát lấy thân người. Áo được trang trí bởi hàng cúc bằng các chất liệu như: bạc, đồng, xương, sừng vàng đặc biệt nhất là hàng cúc bằng sợi do tự tay tết từ những sợi màu lại với nhau mang dáng hình cách hoa, lá cây. Chúng được cấu tạo từ những bộ phận đan cài vào nhau. Khi mặc áo, hàng cúc được cài vào nhau tạo thành những bông hoa, chiếc lá trên nền của nẹp áo trông giống như hình cây, làm nổi bật trên nền của áo tạo nên “cá tính”, đặc trưng dân tộc, địa phương của chiếc áo.

Người phụ nữ Thái (là dâu) cũng đều có “xưa lồm” như nam giới. Đây là loại áo trong tang lễ để cầu phúc khi có ông bà, cha mẹ, bác, dì, của chồng qua đời. Loại áo này được nhuộm màu đỏ, cấu tạo bởi kiểu chui đầu rộng và dài xuống quá đầu gối. Cô dâu mới về nhà chồng đều phải chuẩn bị cho mình chiếc áo này.

Váy Thái

Váy (xin): Cũng như nhiều nhóm Thái ở các vùng khác và nhiều dân tộc thiểu số khác ở nước ta, người phụ nữ Thái Quỳ Châu – Nghệ An cũng mặc váy. Tuy nhiên, váy Thái Quỳ Châu có những nét đặc biệt của nó. Váy Thái Quỳ Châu được tạo bởi hai mảnh vải thổ cẩm ghép lại thành hai phần gồm thân váy và chân váy.

Thân váy là một tấm thổ cẩm nhuộm chàm đen. Riêng thân váy nhóm Man Thanh có cạp váy, đó là thân váy được can thêm một miếng vải màu khác vào. Chân váy là một tấm thổ cẩm được trang trí hoa văn rất sặc sỡ.

Váy Thái đầy đủ gồm hai chiếc. Một váy mặc lót bên trong có nền màu trắng và sọc đen, một váy ngoài có thân màu chàm đen, chân váy trang trí nhiều hoa văn. Chân váy nhóm Tày Mường thường trang trí hoa văn chính là hình rồng, rắn, mặt trời còn nhóm Man Thanh thường trang trí các hoa văn hình học như hình thoi, hình quả trám và các hoa văn phụ họa đủ màu sắc rất hài hòa những cũng rất sặc sỡ. Việc trang trí các hoa văn khác biệt đó tạo nên giá trị thẩm mỹ riêng cũng như thị hiếu thẩm mỹ và tâm lý, quan niệm sống của hai nhóm Thái này. Cùng với chiếc áo, khi váy được mặc vào người, nó làm tăng thêm dáng vẻ dịu dàng của người phụ nữ Thái. Khi mặc, đầu váy quấn chặt lấy thắt lưng, đoạn thừa gấp nếp về phía trước. Cách mặc này vừa đơn giản vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng, phù hợp với chức năng cử động của hai chân khi đi lại.

Trong nếp sống truyền thống, phụ nữ Thái mặc váy chấm gót chân. Lối mặc váy tha thướt này chỉ thấy ở nhóm Thái Tày Mường, còn nhóm Man Thanh lại mặc cao hơn, ngắn gọn hơn. Trong những công việc khác nhau, phụ nữ Thái cũng có những kiểu mặc váy riêng. Khi đi làm trong nhà họ mặc áo dài đến mắt cá chân, khi lao động ở ruộng nước, bùn sâu... họ lại mặc theo lối quấn váy lên cao cho gọn và không bị bẩn và thuận tiện trong quá trình lao động. Trong các dịp lễ, tết, hội hè, người phụ nữ Thái mặc váy chùng xuống chấm gót chân, với dáng đi thướt tha, uyển chuyển cùng đồ trang sức băng bạc lóng lánh.

Riêng chân váy để tang của người phụ nữ Thái không trang trí hoa văn. Điều này thể hiện tâm trạng buồn đau, mất mát của người vợ, người con đối với người đã khuất.

Nếu như trong bộ áo quan của người nam giới Thái không thể thiếu “mù hăm” và là yếu tố tiên quyết linh hồn của người quá cố có được siêu thoát hay không thì người phụ nữ lại không thể thiếu và quyết định lại là: “xin lai máy”. Đó là chiếc váy có cấu tạo, trang trí khác với váy thường mặc. “Xin lai máy” có thân nền màu trắng, được trang trí sọc màu đen và màu đỏ, chân váy trang trí hoa văn và các hình ngang, hình dọc đủ màu sắc, được chuẩn bị sẵn và mặc cho người chết khi nhập quan.

Dây lưng của phụ nữ Thái

Dây lưng (sải hượt): Dây lưng là bộ phận không thể thiếu được trong bộ nữ phục người Thái. Nó được chú ý làm đẹp và đã tạo nên hình thức độc đáo của mình. Dây lưng hai nhóm Thái Quỳ Châu khác nhau, nhóm Man Thanh có dây lưng làm bằng sợi, để màu trắng tự nhiên của sợi hoặc nhuộm màu. Mỗi một dây lưng gồm từ 2 - 3 con sợi.

Tố Oanh (LVO)

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/ban-sac-van-hoa/nu-phuc-cua-dong-bao-thai-o-nghe-an-20160809143622821.htm



  Các Tin khác
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Sáng tháng Năm về thăm quê Bác (16/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65159807

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July