Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 24/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Những phong tục đầu xuân năm mới ở Nghệ An Những phong tục đầu xuân năm mới ở Nghệ An , Người xứ Nghệ Kiev
 

Thứ Hai, 08/02/2016

(Baonghean) - Từ đồng bằng đến miền biển, miền núi, người dân Nghệ An có những phong tục đầu xuân đặc sắc...
 
Lễ cầu ngư đầu năm
 
Đầu xuân năm mới, ngư dân các huyện miền biển Quỳnh Lưu, TX. Hoàng Mai, Nghi Lộc, Diễn Châu, TX. Cửa Lò... trang trọng tổ chức lễ cầu ngư, cảm tạ các vị thần đã bảo vệ cho những chuyến ra khơi vào lộng trong năm được bình an và nguyện cầu năm mới tôm cá đầy khoang.  
 
Lễ hội cầu ngư tại TX Cửa Lò
Lễ hội cầu ngư tại TX Cửa Lò

 Lễ thường tổ chức từ ngày mùng 4 Tết. Bà con ngư dân trong vùng khoác lên mình lễ phục trang trọng nhất, nối nhau thành đoàn rước rộn ràng trong tiếng trống lễ, rước quanh mọi con đường trong xóm rồi tiến ra biển. Lễ vật gồm cỗ xôi, con gà (hoặc cái thủ lợn), trái cây, hương hoa, được những ngư dân khỏe mạnh, trai tráng đưa xuống thuyền dâng cúng thần sông, thần biển. 

Ngoài lễ riêng tại mỗi thuyền, các ngư dân còn tham gia lễ cầu ngư chung do địa phương tổ chức. Lễ cầu ngư giúp không khí vui xuân của bà con thêm vui tươi, tạo động lực để ngư dân tiếp tục yên tâm vươn khơi, bám biển.
 
Quang gánh gợi nhớ cội nguồn
 
Với những người dân huyện Yên Thành, ngày Tết thiêng liêng với ý nghĩa đoàn tụ gia đình, tưởng nhớ công ơn tổ tiên, khắc ghi truyền thống dòng tộc. Buổi chiều ngày cuối năm, các gia đình ở quê lúa đều sum vầy bên nhau, làm lễ rước “ông bà, ông vải” và những người đã khuất về vui Tết cùng con cháu. Lễ cúng nhất thiết phải có bát gạo mới và chiếc bánh chưng được bỏ vào 2 chiếc thúng, lồng chiếc đòn gánh đặt ở bên cạnh bàn thờ tổ tiên. Đôi quang gánh đó cũng được sử dụng trong việc gánh cỗ cúng họ ngày đầu năm... 
 
Buổi sáng đầu tiên của năm mới, mọi thành viên trong gia đình cùng dậy sớm, bày biện mâm cỗ và sắp lễ bỏ vào đôi thúng. Những người phụ nữ đảm nhận việc gánh lễ đến nhà thờ họ.
Đôi quang gánh có mặt trong ngày Tết như một biểu tượng cho tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”, rèn dạy, nhắc nhở cháu con và tri ân những giá trị truyền thống.
 
Khai bút đầu xuân
 
Lễ khai bút đầu năm mới ở Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu) xưa nay là phong tục đẹp, được chính quyền và nhân dân địa phương gìn giữ, phát huy. Vào sáng mùng 3 Tết hàng năm, người có học vấn hoặc thứ bậc cao nhất trong gia đình sẽ thực hiện lễ khai bút. Việc khai bút đã trở thành nghi thức thiêng liêng. 

Ngày nay, lễ khai bút đầu năm ở Quỳnh Đôi có nhiều đổi mới, phát triển thành phong trào sôi nổi trong toàn xã. 

Lễ khai bút đầu xuân tại Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu)
Lễ khai bút đầu xuân tại Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu)
Ngay sau thời khắc giao thừa, hội khuyến học xã vận động mỗi gia đình hướng dẫn con em mình trong độ tuổi đi học khai bút đầu năm. Sáng mùng 2 Tết, đông đảo người dân tập trung ở đình làng để làm lễ khai bút. Ai cũng có quyền được tham gia. Giấy bút được phát và đề bài được ban tổ chức nêu, thông thường là viết một đoạn văn xuôi hay bài thơ ca ngợi về cảnh đẹp quê hương, đất nước hôm nay bằng chữ Quốc ngữ. Sau khi viết xong, nộp lại cho ban tổ chức, sau đó ban tổ chức sẽ chấm điểm “văn hay, chữ tốt” và phát phần thưởng. 
 
Tục ướm “vết chân tiên”
 
Những ngày giáp Tết, người dân xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu thường kéo đến đền Mạo Sơn xếp hàng để được đặt bàn chân mình vào “vết chân tiên” trên tảng đá cầu sang năm mới may mắn. Đó là một hòn đá rộng khoảng 10m2 nằm ngay dưới chân núi. Trên tảng đá có in hình bàn chân phải nằm chính giữa, rộng bằng bàn chân của người lớn, 5 ngón chân hiện rất rõ. Câu chuyện truyền ngôn của người xưa đều cho rằng dấu chân trên hòn đá nhất định là “bàn chân tiên” vì đơn giản đá cứng như thế, không có chân người thường nào in dấu lên được.
 
Họ ướm bàn chân mình vào “bàn chân tiên” trên tảng đá với hy vọng lấy lộc đầu năm, mong theo bước chân tiên để xin được thông minh, học hành giỏi giang và khỏe mạnh. 
 
Lễ Hạp Kỳ của người Mông 
 
Trong phong tục Tết của người Mông, nổi bật có lễ Hạp Kỳ (lễ gọi vía) cho người già, tương tự như lễ mừng thọ ở miền xuôi. Trong lễ gọi vía bắt buộc phải có một đôi gà 1 trống, 1 mái và 1 con lợn. Sau khi giết thịt gà trống bày lễ cúng, chân và đầu gà sẽ được những bậc trưởng lão hoặc thầy mo xem xét, đoán định những sự kiện may, rủi trong tương lai. Lễ Hạp Kỳ là phong tục đẹp của đồng bào Mông xứ Nghệ, thể hiện tấm lòng hiếu thảo, trân trọng người lớn tuổi trong gia đình.
 
Tắm suối cầu sức khỏe
 
Đây là phong tục truyền thống của đồng bào dân tộc Thổ được tiến hành sau thời khắc giao thừa. Mọi thành viên trong gia đình từ người già đến thanh niên, trẻ nhỏ đều ùa ra suối tắm. Không nhất thiết phải tắm cả người, mà chỉ cần chạm vào dòng nước suối trong những giờ phút đầu năm mới là được. Người Thổ quan niệm đây là lúc nước trong lành nhất, các nàng tiên ở trên trời cũng xuống tắm. Vì vậy, ra tắm lúc này sẽ gặp nhiều may mắn, khỏe mạnh suốt cả năm. Hiện, trước nhiều đổi thay của đời sống kinh tế - xã hội, nhà cửa của người Thổ dần ở xa sông, suối, phong tục này không còn được nhiều người thực hiện mà chỉ còn trong trí nhớ của người già. 
 
Lễ gọi hồn, làm vía 
 
Đồng bào Thái có tục gọi hồn, làm vía cho các thành viên trong gia đình vào tối 28, 29 hoặc 30 Tết. Chủ nhà sẽ thịt 2 con gà, 1 con để cúng tổ tiên, 1 con dùng để gọi hồn cho mọi người trong gia đình. Để gọi hồn, thầy mo lấy của mỗi người 1 chiếc áo, bó lại một đầu với nhau, vắt lên vai, tay thầy cầm một thanh củi đang cháy, rồi mang ra đầu làng gọi hồn hai, ba lần, sau đó về chân cầu thang lại gọi một lần nữa. Xong việc, thầy mo đích thân buộc một sợi chỉ đen vào cổ tay mỗi thành viên gia đình để trừ tà, sợi chỉ đó phải để tự đứt, nếu làm đứt thì chủ nhân dễ bị ốm hoặc gặp chuyện không hay.
 
Thành Chung - Phương Chi
(tổng hợp)
Nguồn baonghean.vn
http://baonghean.vn/xa-hoi/201602/nhung-phong-tuc-dau-xuan-nam-moi-o-nghe-an-2664280/



  Các Tin khác
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Sáng tháng Năm về thăm quê Bác (16/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65174418

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July