Trang chủ Liên hệ       Thứ tư, Ngày 25/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Bảo tồn không gian làng Việt Bảo tồn không gian làng Việt , Người xứ Nghệ Kiev
 

(Baohatinh.vn) - Khác với các mối quan hệ trong xã hội phương Tây được C.Mác hình dung như một bì khoai tây rời rạc, người Việt hình thành xã hội từ làng mà xuất phát là mối quan hệ cộng cư, cộng canh bền chặt. Bởi vậy, ứng xử đối với làng, nhất là với không gian làng, trở thành một vấn đề quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Hài hòa được không gian làng hiện đại với không gian truyền thống, với những giá trị muôn đời, đó mới là hướng đi bền vững.

Không gian làng sau gần 30 năm đổi mới

Nói đến không gian làng là nói đến toàn bộ cấu trúc từ cảnh quan đến cơ sở vật chất chung (cổng làng, miếu, đình, giếng), kết cấu nhà ở, vườn tược, đường làng, ngõ xóm, kể cả không gian sản xuất (đồng ruộng, vườn)… Nhìn một cách tổng thể, sau gần 30 năm đổi mới, cấu trúc không gian làng quê Hà Tĩnh đã thay đổi theo hướng tiện ích, phù hợp với nhu cầu thiết thực trong đời sống. Nhà ở trước đây khá tạm bợ, chủ yếu được làm từ vật liệu có sẵn trong vườn (gỗ, tre, lợp lá cọ hoặc rơm), bây giờ, đa phần bằng bê tông, có nhiều nhà đến 2, 3 tầng.

Bảo tồn không gian làng Việt

Thanh bình làng quê Cương Gián (Nghi Xuân). Ảnh: Quang Vinh

Không gian giếng nước được xích lại với sinh hoạt gia đình, không còn cảnh cả làng dùng chung một giếng. Đường làng được đầu tư, làm mới bằng bê tông, gần như chấm dứt cảnh đường đất lầy lội về mùa mưa, bụi bặm về mùa hè. Cổng làng được làm kiên cố, kích thước cao, rộng, đảm bảo cho các phương tiện qua lại dễ dàng. Nhà văn hóa được đầu tư với khuôn viên rộng, thuận lợi cho việc tổ chức các sinh hoạt cộng đồng. Vườn đã được đầu tư theo hướng hàng hóa, xóa bỏ vườn tạp, đem lại lợi nhuận kinh tế cao. Hàng rào quanh vườn đã được làm mới bằng bê tông hoặc hàng rào xanh theo tiêu chuẩn NTM, hạn chế tình trạng bị mất trộm. Không gian cánh đồng đã có nhiều thay đổi, nhiều cánh đồng mẫu hút tầm mắt được hình thành, khác với không gian manh mún gắn với tập tục canh tác lạc hậu trước đây. Toàn bộ, đấy là cấu trúc không gian vật chất của làng Việt trong thời kỳ hiện đại, sau gần 30 năm đổi mới.

Cùng với không gian vật chất, không gian sinh hoạt văn hóa của cư dân nông thôn cũng có nhiều thay đổi. Người dân đã có nơi tập trung để sinh hoạt văn nghệ, duy trì các CLB dân ca, chơi thể thao, trong đó có các môn mới du nhập như bóng bàn, bóng chuyền, cầu lông. Người dân cũng được đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tế lễ tại các đền, chùa khi các di tích được quan tâm đầu tư, phục dựng.

Mai một không gian làng truyền thống

Gắn với nỗ lực đầu tư cơ sở vật chất, làng quê ngày nay đang lấy bê tông làm chủ đạo. Nhà ở bê tông, sân, giếng, bể nước, chuồng trại, tường rào, đường… tất cả đã tạo nên một khối lượng lớn bê tông trong không gian ở, sinh hoạt, sản xuất. Bên cạnh tạo ra sự sạch sẽ và bền vững, mặt trái của vật liệu bê tông là sự tích tụ nhiệt, ảnh hưởng đến sinh thái.

Ngôi nhà truyền thống trước đây được dựng lên rất gần gũi với tự nhiên, khuất lấp trong tự nhiên, nhà 3 gian “ngăn” mà không “cách” với bên ngoài, mùa đông thì khép kín, mùa hè mở toang, các vật liệu không hấp thụ nhiệt. Nhà nông thôn hôm nay xây cất bằng gạch, bê tông với kết cấu “khối hộp”, phẳng tứ bề, bốn mùa tách biệt với tự nhiên, vừa hấp thu nhiệt mùa nóng, vừa tạo độ ẩm về mùa lạnh. Đáng nói, với tâm lí “hơn đời”, nhà nhà thi nhau xây nhà thật to, thật cao, lấy các kiểu nhà đô thị làm chuẩn đã tạo cho không gian làng quê sự lộn xộn, thiếu thống nhất về kiến trúc, phá vỡ không gian làng Việt .

Cùng với nhà ở, giếng, khu chăn nuôi được các gia đình nông thôn đầu tư theo hướng tiện lợi nhưng đáng tiếc vì quy hoạch chung và quy hoạch từng gia đình kém nên hệ thống xử lý nước thải không đảm bảo. Ngay cả khi xây dựng NTM, vấn đề này cũng nhức nhối ở nhiều nơi. Người ta mới nhìn thấy ô nhiễm môi trường nông thôn ở rác thải chứ chưa nhìn thấy nước thải và khí thải nên hầu hết làng không có mương dẫn nước đến nơi xử lí, rác thì hình thành điểm tập kết rồi đốt, thải khí độc vào bầu không khí. Cũng có nơi vứt bừa bãi xuống bờ mương hoặc các lối đi ra ruộng.

Bảo tồn không gian làng Việt

Đông - Tây kim cổ trong cảnh quan kiến trúc làng quê

Tường rào trước đây bằng cây cối (giới, cọ, tre...) nên “cách” mà không “ngăn”, nhà này có thể nói chuyện từ xa với nhà khác dễ dàng, tình làng nghĩa xóm vì thế được kết dính. Thời kỳ kháng chiến, tại nhiều làng, địch lùng bắt cán bộ nhưng cán bộ vẫn được an toàn vì không gian từng gia đình vừa cách, vừa thoáng, không bưng bít, giới hạn như bây giờ. Ngày nay, nhà nhà làm tường rào bằng bê tông, ngăn cách tuyệt đối không gian giữa các gia đình, buộc họ phải thu về trật tự nhỏ, ít nhiều ảnh hưởng đến tính cộng đồng ở quê.

Cánh đồng, vườn tược đã được đầu tư theo hướng sản xuất hàng hóa. Để có năng suất, sản lượng, người dân sử dụng các giống mới, phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật… gây tác hại đến môi trường và sức khỏe. Mặt khác, cánh đồng, vườn tược được đầu tư theo hình thức mới đã làm cho bóng dáng một số cây trồng mang sắc quê bị mai một như: cau, tre, mít, khế, cọ, trầu không và các loại cây thuốc nam. Không gian làng Việt trước đây còn gắn với cách bố trí theo hướng trước nhà có ao, có vườn để tự túc thực phẩm. Giờ đây, ao đa phần đã được lấp để làm vườn hoặc đầu tư sân bãi, có khi là sân bóng chuyền để kinh doanh. Sự hài hòa giữa màu nước, cây, ngôi nhà, ngõ lối đã dần mai một.

Cùng với không gian vật chất, không gian sinh hoạt văn hóa cũng thay đổi theo. Các làn điệu dân ca giờ đây không gắn với tính diễn xướng mà tách khỏi đời sống khá cơ học. Đa phần, các làn điệu dân ca được hát qua micro, thậm chí thu băng, đĩa, hát trong hội diễn, các cuộc thi văn nghệ (kể cả quan họ, ca trù). Đặc biệt, không gian tâm linh, gắn với thờ tự, tế lễ có sự mai một đáng kể. Đình trước đây là trái tim của làng giờ đã không còn ở nhiều nơi. Nhiều điểm thờ tự thành hoàng, các vị thần có giai đoạn bị đập phá, nhiều nơi chưa phục dựng. Đặc biệt, hệ thống miếu ở ngoài đồng, ở những nơi linh thiêng bên bờ sông, bờ vực, bên cây đa cổ thụ… đã bị hư hao theo năm tháng, trở nên khuất lấp, hoang phế, cô đơn giữa đời sống người dân. Các tín ngưỡng dân gian đã không thuần khiết như trước đây, tâm lí vụ lợi, “hối lộ” thần thành, phô trương đã bộc lộ nhiều nơi khi tổ chức lễ hội, xây dựng các cơ sở thờ tự. Đám cưới, ma chay đã trở nên xô bồ hơn, tổ chức tốn kém và thiếu thống nhất trong cộng đồng.

Đáng buồn nhất là một bộ phận giới trẻ lãng quên truyền thống văn hóa ông cha, chạy theo lối sống đua đòi, lai căng, quần áo, đầu tóc xanh đỏ, ăn nói thô tục, xa rời các sinh hoạt cộng đồng.

Cần sự định hướng, kết hợp hài hòa

Vẫn biết văn hóa phải nhìn ở trạng thái động, song làng ngày nay đã không khép kín, hướng vào trong mà mở rộng, hướng ra bên ngoài, phản ánh ước vọng làm giàu của người dân. Đấy là hai mặt của một vấn đề mà các nhà hoạch định chính sách cần phải tính đến để định hướng. Năm 1948, Bác Hồ, với nhãn quan thông tuệ đã nhắc nhở các kiến trúc sư phải tìm cách định hướng cho người nông dân xây dựng nhà. Đấy là cái nhìn mang tầm tư tưởng lớn, bởi Người hiểu, nhà ở vừa là tiện nghi, vừa là vốn văn hóa. Tiếc rằng, đến nay, dẫu có quy định về nhà ở nhưng chưa thấy có một mẫu nhà nào dành cho nông thôn như mẫu nhà chung của cha ông thời phong kiến. Dĩ nhiên, ngày nay, làm nhà từ vật liệu tự nhiên là khó khăn vì giá thành đắt, nhưng như thế, chúng ta lại phải tự trách mình khi khai thác rừng bừa bãi, không trồng cây lấy gỗ trong vườn, không coi nhà gỗ là hình mẫu.

Thiết nghĩ, đã đến lúc, công tác hoạch định phát triển nông thôn cần tính đến những vấn đề căn bản: thứ nhất, nông thôn chú trọng sự hài hòa, lấy tự nhiên làm trọng; thứ hai, không gian nông thôn là cách tổ chức đời sống theo hướng lưỡng trị, cân bằng giữa đóng và mở, chia mà không cắt, hẹp mà lại rộng, đủ mà không thừa; thứ ba, nông thôn lấy thói quen, nếp sống làm trọng (gọi là lệ), không lấy cái mới lạ làm đầu, càng không chấp nhận sự phô trương, xộc xệch. Để vi phạm cả 3 điều trên thì làng không còn là làng theo nghĩa truyền thống mà là tập hợp dân cư thuần túy, theo đó, phong cách người nông dân truyền thống cũng dần mai một.

Nguyễn Mạnh Hà

 Baohatinh.vn


  Các Tin khác
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 6
Total: 66066600

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July