Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 24/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Tình đẹp như mơ của ‘Ông thẳng’ 40 năm viết đứng Tình đẹp như mơ của ‘Ông thẳng’ 40 năm viết đứng , Người xứ Nghệ Kiev
 

Người dân quanh vùng gọi ông Trương Quang Thứ (xã Quỳnh Lập, huyện Quỳnh Lưu - Nghệ An) là “ông thẳng” vì toàn thân ông cứng đơ như một khúc gỗ, chẳng có khớp nào gập lại được.


Vợ chồng Trương Quang Thứ
Vợ chồng Trương Quang Thứ

Khi đi, ông lê từng bước rón rén như mèo con. Ông Thứ bảo, cũng may, các khớp tay và khớp đùi còn chịu nghe lời.

Lúc tôi “phi” xe máy từ cửa biển lên tìm, ông Thứ vừa đưa đứa cháu đến nhà trẻ và đang lê từng bước về nhà.

Một người chuyên làm thơ, viết báo như ông mà lúc nào cũng phải đứng thẳng, không thể ngồi bởi từ cổ đến đầu gối các khớp xương đều cứng đơ trong suốt mấy chục năm có lẽ là một kỳ tích có một không hai.

Người 40 năm… viết đứngỞ làng Trắp (Quỳnh Lập) này, người dân vẫn coi ông Thứ là nhà thơ của làng. Một ngôi làng đến 90% dân số sống bằng nghề đánh cá ở biển lại có một người biết làm thơ. Họ tự hào sung sướng lắm. Khi gặp ông, người làng đều “chào nhà thơ”. Những lúc đó ông chỉ cười, bởi ông đâu có tự nhận như vậy dù nhiều năm qua ông sinh hoạt ở Hội Văn học Nghệ An.

Tình đẹp như mơ của "Ông thẳng" 40 năm viết đứng - 1

Nhà thơ Trương Quang Thứ đứng viết

Giới thiệu về cái “góc” riêng của mình, ông Thứ rất hăng hái. Ở đó là những cuốn sách quý, những chồng báo, những tập bản thảo cũ, mới đều được ông gìn giữ cẩn thận. Đó cũng là nơi mà ông luôn phải đứng viết. Trước đây, khi chưa xây dựng được ngôi nhà khang trang như bây giờ, ông Thứ cũng đứng viết trong ngôi nhà chật ních luôn bị dột vào mỗi khi mưa.

Chuyện làm thơ, viết báo đối với những người bình thường đã chẳng phải dễ dàng gì, đằng này gần bốn mươi năm qua, ông Thứ đứng viết bằng một thân thể tật nguyền, lặng lẽ âm thầm.

Trương Quang Thứ chỉ tay vào góc nhà và giới thiệu: “Tôi viết được trong mọi hoàn cảnh. Nếu có bàn, tôi đứng tỳ vào và viết, hoặc cứ đứng và tỳ giấy lên tường, hoặc chỉ cần chồng mấy cái tải hàng như thế này lên là viết. Cũng may ông trời cho tôi cái duyên với thơ, nên tôi sống được với thơ, để rồi chẳng phải mang tiếng ăn bám vợ”.

Hiện nay, ông Thứ là cộng tác viên ruột của các báo như Phụ nữ Việt Nam, báo Nghệ An, tạp chí Thế giới trong ta, báo Thiếu niên tiền phong, Đài Tiếng nói Việt Nam… Ông có nhiều thơ đăng ở báo Báo, Văn nghệ, Mực tím…

Dù không phải là một người được đào tạo cơ bản, một “dân” viết chuyên nghiệp, nhưng ông đã tạo cho mình cách làm việc chuyên nghiệp, khoa học. Khi tôi hỏi tại sao ông lại đến với nghiệp viết, Trương Quang Thứ trả lời rằng, ngay từ ngày học cấp I ông đã thích thơ văn và có thơ đăng báo.

“Gia đình tôi ngày đó ai cũng quý sách như vàng. Bản thân tôi nếu một ngày không đọc một bài thơ thì thấy thiếu thốn lắm. Tôi cũng là học sinh giỏi cấp tỉnh môn văn, nên sau khi bị liệt tôi nắm lấy thế mạnh của mình là làm thơ, làm báo. Tôi thu thập thông tin theo cách của riêng mình và may mắn được các tòa báo chấp nhận”.

Từ năm 1972 khi bị cứng khớp đến nay, Trương Quang Thứ đã có 3 tập thơ in riêng, 3 tập in chung và hàng trăm bài báo đã đăng. Ông cũng gặt hái được một số giải thưởng: Giải nhì Hội Văn học nghệ thuật Nghệ Tĩnh 1991; giải 3 báo Nhi đồng năm 1994; giải B báo Nghệ An năm 1996; giải B tạp chí Sông Lam 1996; giải khuyến khích báo Thiếu niên tiền phong năm 2000...

“Ông thẳng” Trương Quang Thứ đặc biệt viết nhiều thơ thiếu nhi, bởi theo ông tất cả mỗi con người đều phải trải qua thời gian trẻ thơ và khi trưởng thành, những biểu hiện của trẻ nhỏ vẫn tồn tại.

Hơn nữa, ở quê ông vùng biển, trẻ em thiệt thòi và trước đây chẳng được bố mẹ chú ý cho đi học. Các em luôn phải sớm làm lụng, mưu sinh và sớm mất đi tuổi thần tiên đẹp đẽ. Làm thơ và tư duy thơ cho thiếu nhi, Trương Quang Thứ muốn trả lại một phần tuổi thơ bị khuyết cho những em nhỏ, mà giờ đây nhiều thanh niên muốn mua một tấm vé quay về tuổi thơ mà không được nữa.

Trương Quang Thứ sinh năm 1951 trong một gia đình nông dân nghèo có tới 11 anh chị em nhưng đã hy sinh một, ba người khác chết vì bạo bệnh. Khi đi học, cậu bé Thứ luôn là học sinh giỏi toàn diện. Tương lai của Thứ sẽ vô cùng rộng mở nếu không có một ngày, mảnh bom găm vào chân.

Ông Thứ bùi ngùi nhớ lại: “Năm 1972, trong một trận oanh tạc của không lực Mỹ, tôi bị một mảnh bom găm vào chân khi đang đi sản xuất. Độ đó thuốc thang ít, lại chẳng kiêng khem được. Vết thương nhiễm trùng rồi sinh ra bệnh khớp và biến chứng. Từ chân bị đau dẫn đến cột sống bị liệt. Lúc đó tôi đang độ hai mươi, đầy mơ ước nhưng coi như bị cắt đứt hy vọng”

Khi đó, gia đình đưa Thứ đi chữa trị khắp các bệnh viện nhưng tiền mất tật mang. Thứ vẫn nằm bất động. Suốt 3 năm liệt giường, Thứ nghĩ cuộc đời đã khép cửa lại với mình. Nhiều lần nghĩ quẩn, Thứ đã nghĩ đến cái chết. Thế rồi, một ngày sau cơn mưa nhìn qua cửa sổ, Thứ bỗng thấy ngoài kia đời còn đẹp lắm. Vốn có tính lãng mạn, nhìn ra ngoài bầu trời cơn mưa, lá non trổ đầy cành và chim líu lo hót. Thứ thấy khung cảnh đẹp quá và làm thơ.

Tình đẹp như mơ trong cuộc đời

Biết bao cô gái đọc trên báo, mê thơ mà viết thư làm quen, rồi tìm đến nhà. Sau khi thấy tác giả là một người nằm bẹp trên giường, họ bỏ đi. Thứ ngơ ngác buồn, không biết con thuyền của mình sẽ đỗ lại bến nào trong cuộc đời này.

Rất nhiều cô gái đã “một đi không trở lại” thì đến năm 1976, Thứ được gia đình đưa ra Bệnh viện Hà Bắc chữa trị, đã có một cô gái “đỗ lại bến Thứ”. Đó là cô gái đất Kinh Bắc Trần Thị Nị, một cô gái ngoan hiền của trường Trung cấp kỹ thuật Hà Bắc.

Trương Quang Thứ tâm sự, ngày đó bà Nị vào bệnh viện thăm bạn, thế rồi gặp nhau. “Bà ấy ngày đó là cô gái ngoan hiền, được nhiều người yêu mến, nhiều người mê. Bà đồng cảm, nâng đỡ tôi trong những ngày chữa trị đó. Sau đó đến giai đoạn quý và yêu.

Mấy chục năm qua họ sống và gắn bó, là động lực và là niềm an ủi lớn của nhau. Ngày đó hai người cũng bị phản đối kịch liệt của gia đình nhà gái. Bố mẹ cô gái không muốn trao con cho một người bệnh tật, sức khỏe kém, lại ở xa xôi tận miền Trung gió Lào. Nhưng cả hai cố gắng thuyết phục, chứng tỏ tình yêu mãnh liệt của mình. Và rồi đám cưới của hai con người nghèo khó cũng được tổ chức đơn giản, chủ yếu hai bên gia đình gặp gỡ nhau.

Cưới nhau xong, cô gái Kinh Bắc về làm dâu xứ Nghệ, chấp nhận cuộc đời đầy gian khổ. Họ được gia đình dựng cho túp lều nhỏ để sống. Nị vốn không quen với biển, tôm cá, nhưng hoàn cảnh buộc phải xuống biển cào nghêu kiếm tiền cơm cháo, thuốc thang cho chồng.

Trương Quang Thứ có làm thơ nhưng nhuận bút chẳng được là bao. Ba đứa con lần lượt ra đời, một mình người vợ bươn chải, vất vả đủ đường. Thấy không thể như thế mãi được, Thứ nhờ người cưa cho hai cây sào để tập đi. Đôi chân khó bảo phải tập đến hàng ngàn lần mới đứng dậy được. Sau hai năm ròng khổ công tập luyện, Trương Quang Thứ đã có thể đi mà không cần gậy chống, nhưng vẫn chập chững khó khăn. Lúc này, sẵn có vườn nhà, Thứ nghĩ đến chuyện trồng rau.

Ông nói: “Tôi nghĩ cần phải làm việc cật lực. Viết ít thôi, còn làm cây xu hào, bắp cải giống để bán. Chăn nuôi thêm để có vốn. Tôi phải nhờ vợ múc nước ra mấy cái vại lớn, rồi sáng hôm sau ở nhà tự múc ra xô nhỏ để tưới cây”.

Trương Quang Thứ vừa cầm cuốc vừa cầm bút. Ban ngày làm quần quật cùng vợ con, ban đêm lại đứng viết một cách miệt mài. Chính người cha tật nguyền vất vả ấy lại là niềm tự hào, động viên cho ba con trai trưởng thành. Cả hai người con đều học giỏi, thành đạt.

Người con đầu Trương Quang Văn đã tốt nghiệp đại học Khoa học xã hội Nhân văn Hà Nội, nay là giáo viên trường PTTH Hoàng Mai; người con trai thứ Trương Quang Chương đã tốt nghiệp Học viện Quân sự, nay làm việc ở Bộ Tư lệnh thông tin; người con trai út Trương Quang Phương tốt nghiệp Đại học Thuỷ sản Vinh đang làm việc ở Đồng Nai. Hai cô con dâu lớn của ông Thứ đang làm việc ở làng phong Quỳnh Lập.

Một đoạn kết có hậu cho một người có nghị lực phi thường như ông.


  Các Tin khác
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Sáng tháng Năm về thăm quê Bác (16/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65211362

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July