Trang chủ Liên hệ       Thư ba, Ngày 24/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  NHÌN LẠI ĐỀ ÁN BẢO TỒN BỀN VỮNG TỘC NGƯỜI ĐAN LAI Bài cuối: Những mục tiêu còn dang dở NHÌN LẠI ĐỀ ÁN BẢO TỒN BỀN VỮNG TỘC NGƯỜI ĐAN LAI Bài cuối: Những mục tiêu còn dang dở , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Bài cuối: Những mục tiêu còn dang dở

(Baonghean) - sau 6 năm thực hiện, bên cạnh những hiệu quả bước đầu, Đề án Bảo tồn bền vững tộc người Đan Lai còn rất nhiều mục tiêu đang dang dở. Hiện UBND huyện Con Cuông đã đề nghị tạm dừng một số hạng mục của dự án...
 
Sau khi tìm hiểu cuộc sống của bà con Đan Lai ở bản mới Thạch Sơn, chúng tôi men theo con đường nhựa giữa núi rừng đi đến điểm tái định cư Kẻ Tắt, xã Thạch Ngàn. Nhìn từ xa, khu tái định cư như một dãy biệt thự cao cấp giữa rừng già với những ngôi nhà sàn kiểu mới được làm bằng chất liệu bê tông, lợp ngói đỏ. Đẹp là vậy, nhưng từ nhiều tháng nay, khu nhà bỏ hoang, không có người ở. Bên cạnh những ngôi nhà đã hoàn thiện, được khóa cửa chắc chắn để chờ người đến bàn giao, còn có nhiều ngôi nhà khác đang xây dở, trơ khung sắt giữa rừng núi hoang sơ.
 
Ở giữa trung tâm tái định cư là hệ thống các công trình gồm nhà cộng đồng, trường học, trạm y tế xã được xây mới khang trang. Nhưng cũng như những ngôi nhà bên cạnh, các công trình này trong tình cảnh cỏ dại phủ kín cả lối đi, sân vườn. Ở cuối dãy phòng học là một công trình đang còn nguyên dàn giáo bằng cọc tre đã mục gãy, rêu mốc phủ kín cả lớp gạch đỏ và vữa bê tông. Dọc khu “biệt thự” đang xây dựng dở dang và bị xuống cấp là con suối Kẻ Gia. Bên bờ suối, dự án cải tạo đất rừng thành đồng ruộng cũng đang dần hoang hóa trở lại vì không được canh tác, chăm sóc.
 
Theo tìm hiểu của chúng tôi, ở khu vực tái định cư này sẽ có 35 ngôi nhà sàn 2 gian và 3 gian được xây mới để đón người dân Cò Phạt và bản Búng nơi thượng nguồn sông Giăng, theo hợp phần số 1 của Đề án Bảo tồn tộc người Đan Lai. Công trình khởi công xây dựng từ đầu năm 2011, bị chậm tiến độ và được UBND tỉnh Nghệ An giãn tiến độ đến tháng 12/2013. Theo kế hoạch, đầu năm 2014, người dân sẽ được di chuyển từ thượng nguồn sông Giăng ra khu vực tái định cư này. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có 26 trong tổng số 35 ngôi nhà được xây dựng, dự án đang phải tạm dừng và không biết khi nào mới thi công được trở lại. Còn thiếu nhiều công trình phụ trợ như nước sạch, nhà vệ sinh, sân vườn. Một số hạng mục khác cũng chỉ đạt từ 60 – 64% khối lượng. Các hạng mục đã hoàn thành và đưa vào sử dụng là hệ thống nước sạch tự chảy về bể chung ở hai khu tái định cư thuộc xã Môn Sơn và Thạch Ngàn nhưng đều đã bị hỏng, không thể sử dụng.
 
 
Nhà tái định cư   bị bỏ hoang ở Kẻ Tắt.
Nhà tái định cư bị bỏ hoang ở bản Kẻ Tắt.
Theo đề án, ngoài việc xây dựng mới hai điểm tái định cư Thạch Sơn và Kẻ Tắt, còn có thêm khu tái định cư số 3 cho 64 hộ ở khu vực bản Bá Hạ, xã Thạch Ngàn. Tuy nhiên, quỹ đất ở địa điểm này không đủ, huyện Con Cuông đã khảo sát, lập dự án xây dựng khu tái định cư số 3 ở bản Chòm Mọi, xã Mậu Đức nhưng đến nay, khu tái định cư này vẫn đang nằm trên giấy vì quỹ đất không đủ, công tác thu hồi đất không được nhân dân sở tại đồng tình.
 
Không riêng gì các hạng mục đầu tư xây dựng đang dang dở mà hiện nay, đời sống của người dân ở hai vùng tái định cư bản Thạch Sơn xã Thạch Ngàn và Tân Sơn, Cửa Rào thuộc xã Môn Sơn cũng như của 187 hộ dân còn lại ở vùng thượng nguồn sông Giăng đang gặp rất nhiều khó khăn và chưa bền vững. Tại bản Thạch Sơn, trong gần 2 năm qua, nhiều diện tích ruộng đồng đã bị bỏ hoang, bà con đòi quay về bản cũ. Hầu hết các gia đình người Đan Lai ở Cửa Rào, Tân Sơn và Thạch Sơn đều thuộc diện hộ nghèo. Tập quán canh tác lạc hậu, du canh du cư vẫn ăn sâu trong tiềm thức của bà con. Quá trình hội nhập cộng đồng của người dân vẫn còn chậm, vẫn có tâm lí tự ti, trông chờ, ỷ lại các nguồn hỗ trợ của nhà nước.
 
Nhiều mục tiêu đặt ra của đề án như giúp bà con phát triển kinh tế theo hướng bền vững, phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn và gia cầm theo hướng tập trung có chuồng trại, trồng cỏ để cung cấp thức ăn tại chỗ cho gia súc; phát triển du lịch sinh thái, du thuyền vượt thác ghềnh trên sông Giăng - khe Khặng, phát triển văn hoá ẩm thực, khai thác đặc trưng văn hoá người Đan Lai như múa cồng chiêng, bắn cung tên, trèo cột, ném còn; sản xuất hàng lưu niệm từ nguồn nguyên liệu tại chỗ như song, mây, mét, dệt thổ cẩm (khăn, váy, áo...) bán cho khách du lịch hiện vẫn dẫm chân tại chỗ. Bà Ngân Thị Hà - Chủ tịch UBND xã Môn Sơn thừa nhận, chưa có mô hình phát triển kinh tế bền vững cho bà con Đan Lai cả ở thượng nguồn sông Giăng lẫn các điểm tái định cư. Việc phát triển kinh tế gắn với du lịch sinh thái cũng chưa được thực hiện. Còn tại bản Thạch Sơn, xã Thạch Ngàn, những mục tiêu tưởng chừng là đơn giản như các hộ sẽ có vườn rau, vườn cây ăn quả như nhãn, vải, cam, xoài, đu đủ đến nay vẫn chưa thành hiện thực,…
 
Một trong những mục tiêu quan trọng của đề án là di chuyển 146 hộ dân tộc người Đan Lai ra khỏi thượng nguồn sông Giăng đến nơi tái định cư mới nhưng đến nay, mới chỉ có 42 hộ được di chuyển, trong khi đó, dân số ở vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát đang không ngừng tăng lên. Theo thống kê, hiện nay, có 187 hộ dân tộc Đan Lai đang sống ở vùng lõi của Vườn quốc gia Pù Mát, trong khi tại thời điểm lập đề án là 176 hộ và mục tiêu đặt ra là chỉ để 30 hộ ở lại, còn tất cả đều phải di chuyển ra các khu tái định cư. Tuy nhiên, hiện nay, việc vận động người dân di chuyển đang gặp nhiều khó khăn, và có thể khẳng định rằng, mục tiêu di chuyển 146 hộ dân ra khỏi vùng thượng nguồn sông Giăng như đề án đặt ra là chưa đạt được.
 
Trước những bế tắc hiện nay của đề án, nhiều người đã đặt câu hỏi liệu khi xây dựng đề án, những người có trách nhiệm đã tính toán, khảo sát và đưa ra lộ trình thực hiện hợp lí hay chưa. Theo đề án, thời gian thực hiện là 3 năm, từ 2007 đến 2009, trong khi tộc người Đan Lai đã tồn tại trong rừng từ hàng chục, thậm chí là hàng trăm năm, thời gian 3 năm để đưa họ ra khỏi rừng và thay đổi thói quen, phong tục như đề án đặt ra quả là điều rất khó. Thực tế, đến nay đã gần 7 năm mà rất nhiều mục tiêu vẫn chưa thể đạt được.
 
 Bên cạnh đó, khi đề án được phê duyệt, tổng kinh phí thực hiện là hơn 93 tỷ đồng, nhưng đến nay nhu cầu vốn để thực hiện đã lên đến hơn 400 tỷ đồng. Điều này được giải thích là do vốn cấp xuống nhỏ giọt và thời gian thực hiện kéo dài dẫn đến trượt giá. Tuy nhiên, mức trượt giá gấp quá nhiều lần so với kế hoạch là điều cần phải xem xét lại. Trước khi trình đề án và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, những người có trách nhiệm chưa tính đến vấn đề gia tăng dân số, không khảo sát xem quỹ đất ở xã Thạch Ngàn có đủ để bố trí các điểm tái định cư hay không, đến khi phát hiện quỹ đất ở Thạch Ngàn bị thiếu mới khảo sát khu vực tái định cư mới ở bản Chòm Mọi, xã Mậu Đức vừa gây lãng phí, vừa không hiệu quả.
 
Trước những khó khăn của đề án, hiện nay, UBND huyện Con Cuông đã kiến nghị tạm dừng một số hạng mục của dự án như: Không tiếp tục khảo sát xây dựng Dự án tái định cư ở xã Mậu Đức, không di chuyển 122 hộ dân còn lại như mục tiêu của đề án; dừng việc cải tạo đồng ruộng đợt 2 cho bà con tái định cư ở Tân Sơn và Cửa Rào; dừng dự án xây dựng đường điện từ Khu tái định cư Kẻ Tắt đến bản Bá Hạ,… Ông Hồ Đăng Tài - Phó Chủ tịch UBND huyện Con Cuông cho rằng, trong giai đoạn khó khăn chung hiện nay, việc dừng một số hạng mục của đề án là điều cần thiết, vì nếu tiếp tục làm mà không có vốn thì sẽ gây lãng phí và không hiệu quả. 
 
Như vậy, có thể khẳng định rằng, vì nhiều lí do khác nhau, Đề án Bảo tồn bền vững tộc người Đan Lai đã không đạt được kết quả như mong muốn. Trước đây, khi đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, rất nhiều người đã đặt kỳ vọng về một sự đổi thay toàn diện cho tộc người Đan Lai, trong đó, mục tiêu cao nhất là đưa họ ra khỏi vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của tộc người Đan Lai, góp phần bảo vệ rừng, bảo vệ an ninh biên giới. Thế nhưng, những ước mơ ấy vẫn còn nhiều dang dở…
 
Nhóm P.V
Theo Baonghean.vn

  Các Tin khác
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 66028750

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July