Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 23/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Tật nguyền vẫn ra khơi Tật nguyền vẫn ra khơi , Người xứ Nghệ Kiev
 

Bị tai nạn cụt chân, từng rơi vào ma túy nhưng anh đã tự vươn lên thành một ông chủ giỏi, có thể đảm bảo thu nhập cho 10 thuyền viên theo tàu của mình.


Mỗi khi rời tàu về nhà, anh Lê Văn Xuân vẫn tham gia vá lưới cùng với mọi người.
Mỗi khi rời tàu về nhà, anh Lê Văn Xuân vẫn tham gia vá lưới cùng với mọi người.
 

Cả hai chân bị cưa gần đến đầu gối sau khi bị viêm tắc động mạch, cuộc đời của anh Lê Văn Xuân ở thôn Đông Hải, xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An (nay là phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai) tưởng như phải tạm xa nghiệp chài lưới. Thế nhưng với nỗi lo cơm áo, nhớ sóng, nhớ gió khơi xa, anh vẫn tiếp tục lê đôi chân cụt lủn của mình lên những con tàu lớn, tiếp tục vượt sóng trùng dương.

Tai nạn hiểm nghèo

Năm 1986, tai nạn tìm đến anh sau những ngày chòng chành cùng sóng biển. Chân bị xóc vào cát, cộng thêm việc chăm sóc, điều kiện vệ sinh trên tàu không đảm bảo nên khi về tới đất liền, bác sĩ chẩn đoán anh bị viêm tắc động mạch. Chuỗi ngày sau đó là những lần chuyển viện dai dẳng và đau đớn. Anh Xuân nhớ lại: “Lúc đó, đã có bác sĩ đòi cắt hết chân tôi nhưng nhờ có một bác sĩ khác đề nghị: “Nó còn trẻ, giữ được phần nào thì hay cho cháu”, nếu không giờ tôi chẳng còn có khúc thịt nào ở chân nữa cũng nên”.

Năm đó, anh vừa mới bước sang tuổi 24. Tỉnh dậy khi một bên chân của mình đã bị cắt cụt, ít lâu sau anh tiếp tục chứng kiến một phần của bàn chân thứ hai phải lìa xa cơ thể trai tráng của mình. “Có lần đau quá, tôi không chịu được, cứ muốn lao đầu vào bờ tường mà đập, chết cũng được chứ đau không thể chịu nổi” - anh Xuân nói.

Cũng giống như rất nhiều thanh niên ở xã Quỳnh Phương khi đó, anh cũng theo nghiệp nổi nênh sóng nước từ rất sớm. Anh nối nghiệp bố, bố anh nối nghiệp ông nội, cuộc sống của người dân nơi đây phần nhiều dựa vào những chuyến ra khơi của người đàn ông. Lúc đó, đứa con gái của anh cũng vừa lẫm chẫm biết đi, những đồng tiền nhỏ nhoi ky cóp được của những ngày chống chọi sóng gió trên tàu cứ teo dần theo sức khẻo của anh. Đến khi bệnh tật có chiều suy chuyển, cũng là lúc trong nhà anh “vét không ra mấy chục ngàn đồng”.

Vượt sóng

“Nhìn vợ con nheo nhóc, làm thằng đàn ông trong nhà không lo được cho vợ con thì nhục lắm chú à” - anh Xuân bày tỏ. Không còn cách nào khác, anh lại xin được theo tàu, bám biển. Biết hoàn cảnh gia đình anh, chủ tàu dù rất ái ngại nhưng cũng gật đầu cho anh tiếp tục công việc của mình.

Do trước đó anh đã từng có thời gian làm thợ lái tàu nên khi trở lại được chủ giao phụ trách buồng lái. Đôi chân không thể ngồi lâu một chỗ, nó tê dại và bầm đỏ nhưng anh cứ cắn răng chịu để hoàn thành công việc của mình. Ngoài lái tàu, hầu như mọi việc khác trên tàu anh đều xắn tay vào làm. “Tôi không muốn người ta thương hại mình, việc gì mọi người làm được tôi cũng làm, dù không được nhanh như mọi người. Kéo lưới tôi cũng kéo, lái tàu tôi cũng lái, thậm chí tôi cũng có thể sửa được máy” - anh Xuân tâm sự.

Hình ảnh quen thuộc mà anh Xuân để lại mỗi lần ra khơi đó chính là bóng đôi vợ chồng trên con đường đất lầy lội. Mấy chục năm kể từ khi bàn chân anh bị cắt cụt, vợ anh đã thay đôi chân của chồng mỗi lần ra khơi. Không biết được bao lần chị đã cõng chồng đi trên con đường ấy nhưng chị chỉ nhớ bấy nhiêu lần chồng đi là từng ấy lần hồn chị treo đầu cột buồm. “Người ta lành lặn còn lo, huống chi là chồng tui có cái chân cụt thế kia. Tui sợ thiên tai một, thì tui sợ chồng tôi ốm đau trên tàu mười” - chị Hồ Thị Linh, vợ anh Xuân, tâm sự.

 

 

Chị Linh, vợ anh Xuân, cõng chồng ra tàu mỗi chuyến ra khơi hay đi đâu ra khỏi nhà.

Sau những ngày lênh đênh trên biển, khi tàu cập bến, bệnh tật hoành hành anh lại lên xe khách đến bệnh viện để thăm khám và điều trị. Anh lẩm nhẩm tính, phải đến hơn chục cái tết anh và người thân không được đón thời khắc giao thừa ở nhà. Thời tiết cuối năm lạnh, đôi chân và những đốt ngón tay cứ rần rần đau nhức, bởi vậy vợ anh phải vét hết những đồng tiền anh cật lực kiếm được đưa chồng ra Hà Nội chạy chữa.

Trong những ngày tháng chiến đấu với bệnh tật ấy, có những lúc chứng kiến cơn đau dày vò của anh, nhiều lần bác sĩ đã tiêm Morphine (một thuốc giảm đau gây nghiện) vào cơ thể. Đằng đẵng như thế, anh nghiện khi nào chẳng hay. Bệnh tật chưa chữa xong, anh bập vào ma túy. Bốn năm anh nghiện ngập là từng ấy thời gian gia đình anh lâm vào cảnh túng bần cơ cực. Lúc tỉnh táo, nhìn cảnh con cái nheo nhóc, vợ mình gầy ruộc anh lại đấm vào cơ thể mình tự trách nhưng khi cơn nghiện giày vò thì anh lại tìm đến ma túy như một phương thức thần hiệu để giảm đau. “Thấy anh ấy dùng ma túy hết đau nên tôi cũng không dám khuyên bảo nhiều, chỉ thỉnh thoảng động viên anh ấy. Cuối cùng anh ấy cũng nghe, quyết tâm cai nghiện” - vợ anh Xuân kể.

Không đến trung tâm cai nghiện, anh Xuân quyết tâm cai tại nhà. Mỗi lúc cơ thể lên cơn đau, anh lại kêu mấy đứa con dậm nhẹ lên lưng để quên đi sự giày vò của cơ thể. “Cứ nhìn tình cảnh trong nhà không còn một xu, tôi quyết tâm cai cho bằng được. Một tháng sau, tôi cai nghiện thành công” - anh Xuân kể.

Chủ tàu khuyết tật

Dứt được ma túy, anh Xuân lại bắt đầu những chuyến lênh đênh trên biển. Khoảng năm 1992, khi sức khỏe dần ổn định và đã tích góp được một số vốn nho nhỏ, ước mơ “có một con tàu của riêng mình” từ thời trẻ trai của anh lại trỗi dậy như những cơn sóng lớn. Anh cật lực vay mượn thêm mọi người, bắt đầu những ngày gây dựng ước mơ. Một năm sau đó, con tàu mang số hiệu NA TS 94009 của chủ tàu Lê Văn Xuân chính thức được hạ thủy, hướng ra khơi xa.

Với kinh nghiệm của một người dạn dày sóng gió, tàu của anh nhanh chóng khẳng định thành quả vượt trội của mình so với những con tàu khác. Hơn 20 năm đứng trong buồng lái, anh đã nhiều lần đưa con tàu của mình vượt qua được những trận cuồng nộ của biển khơi, đưa tàu cập bến bình yên với hơn 10 thuyền viên trở về. “Nghề gì cũng thế chú ạ, phải có cái duyên. Có lúc cái duyên tự nhiên mà đến, có lúc nó cũng từ kinh nghiệm mà thành. Bây giờ phụ huynh các cháu thấy tôi lên tàu là họ yên tâm lắm, vì tôi đi thì tàu an toàn, mà thu hoạch cũng khá” - anh Xuân cho biết.

Với hàng chục công nhân và thuyền viên, mỗi tháng anh đem lại thu nhập bình quân cho mỗi người từ 5 đến 6 triệu đồng. Riêng anh đã xây được căn nhà khang trang với khoản thu ổn định khiến nhiều người phải mơ ước.

Đứng ở sân căn nhà khang trang mới xây, chỉ ra con đường típ tắp hướng ra biển, anh nói: “Tôi sắp xuống tàu, mấy hôm nay trở trời đau chân, đau tay lắm… nhưng tôi không đi thì phụ huynh các cháu đi tàu không yên tâm mô”. Vợ anh cho biết bệnh của anh đến giờ vẫn chưa hết, năm nào lạnh cũng phải ra Hà Nội điều trị và lấy thuốc. Chỗ thịt ở đầu mấy ngón tay giờ cứ tụt dần vào trong móng.

Ngồi bên cạnh vợ, anh buông mắt nhìn ra ngoài sân, tâm sự: “Đời người đi biển chông chênh như sóng nước. Tôi bệnh tật, gia cảnh cũng nhiều lúc biến động lắm”. Rồi chỉ tay vào trong chiếc tủ kính hoen màu thời gian, trong đó có ảnh đứa con gái được đóng khung trang trọng, anh trầm giọng: “Khi nhà có của ăn của để thì đứa con gái của tôi đi làm công trong Nam chẳng may bị tai nạn qua đời…”. Anh mới nói dứt câu đã nghe có tiếng ai đó ngoài sân vọng vào: “Anh Xuân ơi, bao giờ tàu chạy đấy?”. Anh gạt nhanh nước mắt, ráo hoảnh đáp: “Chắc nay mai thôi chú!”.



Tin tức nguồn: 
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=687401#ixzz2cW5NnmlV 
doc tin tuc www.xaluan.com


  Các Tin khác
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 4
Total: 66025537

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July