Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 23/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Về ngôi mộ Hoàng bảng Đại tướng quân Hà Tông Chính - Bách Khoa Về ngôi mộ Hoàng bảng Đại tướng quân Hà Tông Chính - Bách Khoa , Người xứ Nghệ Kiev
 

 Trong đợt khảo sát địa danh và nhân vật lịch sử trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, nhóm nghiên cứu di sản văn hóa đã trực tiếp khảo sát ngôi mộ cổ liên quan đến nhân vật lịch sử cuối thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15 ở phường Nguyễn Du.

Ngôi mộ cổ ở khối phố 6, phường Nguyễn Du, thành phố Hà Tĩnh. Quy mô ngôi mộ cổ đơn giản, nấm mộ hình tròn nằm trong khuôn viên bao quanh ước định khoảng 8m2. Hiện trạng cho thấy, ngôi mộ nằm lọt trong khu vực hành lang sau của các hộ dân ở đây và đã bị các hộ dân liền kề xây tường bao khép kín, không có lối vào. Vào thăm mộ phải leo qua bờ tường hàng rào, hoặc men theo hành lang thoát nước sau của các hộ dân.

Phần bia mộ cho biết, đây là phần mộ của cụ Hà Tông Chính - nhân vật lịch sử cuối thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15.

Sau khi khảo sát thực trạng, tìm hiểu tư liệu về nhân vật lịch sử Hà Tông Chính, nhóm nghiên cứu đã có thông tin như sau: Hà Tông Chính (húy là Dư - được ghi trong các tư liệu là Hà Dư) sinh năm Bính Ngọ (1366), là con trai duy nhất của tướng quân đời nhà Trần - Hà Mại, tướng trấn thủ xứ Nghệ An thời vua Trần Dụ Tông (Tướng quân Hà Mại là thủy tổ dòng họ Hà ở xã Tùng Lộc. Lăng mộ tướng quân Hà Mại tại xã Phúc Lộc, huyện Can Lộc đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh công nhận di tích LSVH năm 2010). Theo đường binh nghiệp của cha, Hà Tông Chính tham gia vào quân đội triều Trần bảo vệ phòng tuyến phía nam của nước Đại Việt trước sự xâm lấn của vương quốc Chiêm Thành. Khi tướng quân Hà Mại về trí sĩ ở phía nam núi Hồng Lĩnh, Hà Tông Chính vẫn ở lại quân ngũ tiếp tục phục vụ nhà Trần, với chí dũng mưu, lập nhiều công lớn, năm Bính Tý (1396) Hà Tông Chính được vua Trần phong hàm Hoàng bảng Đại tướng quân  khi ở độ tuổi 30.

Tháng 12, năm Mậu Tý (1408), Hà Tông Chính tham gia trận Bô Cô dưới sự tổng chỉ huy của vua Trần là Trần Giản Định (Trần Ngỗi) và Đặng Tất, trận đánh thắng lợi nhưng sau đó có sự gièm pha nên Đặng Tất đã bị vua Trần Giết. Trước thế sự đó, Hà Tông Chính cùng tướng quân Hà Sản (con trai) trở về vùng Thiên Quan, ít lâu sau trở lại trấn Nghệ An tiếp tục tổ chức kháng chiến chống giặc Minh.

Vào năm 1410, về cơ bản nhà Minh đã bình định xong phía bắc xứ Nghệ An (bắc sông Lam). Chúng xây dựng núi Thành làm căn cứ,Trương Phụ huy động toàn bộ lực lượng bao vây nam Nghệ An, liên tục đánh vùng này trong thời gian 3 năm.

Trước tình thế đó, Hà Tông Chính đã cùng với quân và dân trong vùng dũng cảm quyết liệt chống trả quân Minh, với bao khó khăn, bất lợi, nhân lực, vật lực bị cạn  kiệt dần, địa bàn ngày bị thu hẹp, tháng tư năm Quý Tỵ (1413) bọn Trương  Phụ nhà Minh ồ ạt tấn công, trong một trận chiến đấu không cân sức, Hà Tông Chính đã ngoan cường, dũng cảm, đánh trả quyết liệt với giặc Minh và ông đã tử trận trước trận tiền khi vừa tròn 48 tuổi. Thi hài của ông được người dân làng Hào Mai, xã Trung Tiết (nay thuộc phường Nguyễn Du, thành phố Hà Tĩnh) mai tang tại đồng quê, sau đó tôn vinh làm Thành Hoàng và lập đền thờ phụng tôn nghiêm.

Về cái chết của Hà Tông Chính được người dân trong vùng lưu truyền như sau: "Cách đây lâu lắm rồi, ở vùng này giặc giã lung tung, giặc Nam (quân Chiêm Thành), giặc Bắc (quân nhà Minh) và sự tiếm quyền của Hồ Quý Ly đã liên tục đánh nhau với quân nhà Vua (nhà Hậu Trần) trong suốt mấy chục năm (1380-1417)... Hôm ấy có một ông tướng cưỡi ngựa chạy đến quân doanh của đạo Hà Tĩnh, tay ôm đầu, mình  đẫm máu, gặp một bà cụ trong  làng đi ra trông thấy buột miệng nói: "Tội nghiệp, người đứt đầu thế kia còn sống làm sao được!". Ông tướng nghe vậy thốt lên: "Cụ  ấy nói  vậy thì ta còn sống làm sao được!". Dứt lời, buông tay, đầu thõng xuống, lăn mình khỏi ngựa chết.

Trong cuốn gia phả họ Hà (xã Sơn Thịnh, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) lập ngày 16 tháng 10 năm Ất Dậu (1745) ghi: "Trong một trận chiến đấu ác liệt, Tướng quân Hà Dư (Hà Tông Chính), vị tổ đời thứ 2 của  họ Hà ta, bị thương nặng ở cổ, vẫn phi ngựa về đến làng, khi qua quán hàng nước đầu làng, Ngài đã hỏi bà chủ quán: "Thưa bà, phàm trên đời có ai bị đứt cổ mà vẫn sống được không?". Bà chủ quán nói rằng: "Thưa tướng quân, trường hợp như thế mà còn sống được hoạ là người nhà Trời!". Nghe xong, Tướng quân cởi băng khỏi cổ, máu chảy tuôn trào, rồi chết.... Dân làng mai táng, sau đó hiển thánh giúp nhiều dân làng tai qua nạn khỏi, dân làng tôn vinh làm Thành hoàng của địa phương và lập đền thờ, cúng lễ hàng năm".

 Dưới thời nhà Nguyễn, vua Duy Tân năm thứ 3 (1909) đã có sắc phong cho tướng quân Hà Tông Chính là "Trừng trạm Dực Bảo trung hưng Đồng Giang linh ứng thần".

Nhóm nghiên cứu cũng đã khảo sát một số địa điểm, tìm hiểu về chủ nhân ngôi mộ đã phát hiện thêm tư liệu về ngôi đền Yên Lệ trên địa bàn phường Nguyễn Du, thành phố Hà Tĩnh liên quan đến nhân vật lịch sử Hà Tông Chính.

Ông Nguyễn Văn Hiệp, (82 tuổi), khối phố 6, phường Nguyễn Du, cho biết, gia điình cụ định cư tại vùng đất này đã lâu và trước đây ở khu vực này có một ngôi miếu làng gọi là miếu làng Yên Lệ, có tên chữ là: Hà Quang Chính tự (nghĩa là đền thờ một vị tướng họ Hà) ngôi miếu đã bị phá hủy trong chiến tranh. Theo cụ Hiệp nhớ lại, khi còn nhỏ cụ đã thấy ngôi miếu đồ sộ bao gồm phía trước có hai trụ nanh (cổng đền), nối liền với hệ thống tường dắc, hai bên tả hữu chạm hình ngựa và hai người lính đứng chầu, tiếp đến là hệ thống tắc môn và hồ bán nguyệt phía trước sân đền. Hai bên tả hữu có hai bệ thờ tả vu và hữu vu. Hàng năm, vào rằm tháng 7 và ngày tế tổ rằm tháng giêng làng tổ chức rước sắc chỉ và làm lễ tế. Trước đây có nhiều sắc phong tại đền sau đó hợp tự về tại miếu Chai, xã Thạch Linh (nay là phường Thạch Linh, thành phố Hà Tĩnh). Ngôi đền Yên Lệ thờ một vị tướng họ Hà, theo chuyện kể vị tướng này đánh giặc bị thương nặng phi ngựa về tới vùng đất này thì mất và được nhân dân lập đền thờ làm thành hoàng làng. Mộ vị tướng được chôn cất tại đây cách đền thờ khoảng 100m về phía bắc, dân làng thường gọi là “Mả trạng”…

Ông Trần Hậu Đức (80 tuổi), khối phố 6, phường Nguyễn Du cũng cho biết thêm, trước đây làng Yên Lệ có một ngôi miếu thờ một vị tướng người họ Hà đi đánh trận bị thương và mất tại đây, được dân làng lập đền thờ. Thân phụ ông là Trần hậu Hoành thủ chỉ làng phục vụ hương khói ở đền trong nhiều năm. Về ngôi mả trạng, lớn lên cụ đã thấy và cứ vào sáng 14/01 (âl) hàng năm con cháu họ Hà ở Can Lộc vào làm lễ dâng hương tại mộ…Qua bao thăng trầm của lịch sử, những người trong coi đền (thủ từ) đã cao tuổi không biết giao việc hương khói và cất giữ các văn tự có liên quan lại cho ai, đã làm lễ yết bái, rồi đốt hết đồ tế lễ cùng mọi văn tự… Rồi môt thời nhận thức sai lầm của lịch sử, một thời chiến tranh, cũng như bao làng quê khác làng quê này cũng bị bom đạn, miếu thờ nhân vật lịch sử Hà Tông Chính bị phá hoàn toàn và nay chỉ còn lại mộ phần trong một diện tích nhỏ mà thôi…

Kết quả khảo sát và nguồn tư liệu ban đầu đã cho biết chủ nhân của ngôi mộ cổ là nhân vật lịch sử thời nhà Trần - Hoàng bảng Đại tướng quân Hà Tông Chính, người đã có nhiều đóng góp cho lịch sử quốc gia Đại Việt giai đoạn cuối thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15. Sau khi mất được người dân lập đền thờ phụng, về sau người dân trong vùng đã tôn ông là thành hoàng của làng. Theo tục lệ, vào các dịp lễ tết, người dân làng Trung Tiết xưa đều có lễ vật đến làm lễ tạị miếu làng Yên Lệ, dâng hương tại khu mộ để tạ ơn người đã công với dân với quê hương, dân tộc.

Như vậy, ngôi mộ cổ ở phường Nguyễn Du, thành phố Hà Tĩnh đã có niên đại 600 năm (1413-2012), đến nay vẫn là ngôi mộ hình nấm, phần đất xưa nay đã bị thu hẹp lại, diện tích ngôi mộ chỉ ước định khoảng 8m2, không có lối vào…Với truyền thống uống nước nhớ nguồn, báo đáp, tri ân công lao những người đã có công với lịch sử, việc quy hoạch tôn tạo ngôi mộ của Hoàng bảng Đại tướng quân Hà Tông Chính, quy hoach phục dựng miếu làng Yên Lệ là một việc làm cần thiết.

            Theo tạp chí Văn hóa Nghệ An

 


  Các Tin khác
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 4
Total: 65989021

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July