Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 23/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Người thầy xứ Nghệ dạy con Vua, cháu Chúa Người thầy xứ Nghệ dạy con Vua, cháu Chúa , Người xứ Nghệ Kiev
 
(Baonghean.vn) - Trong thời gian làm chức Giảng dụ, ông bộc lộ là một học quan có kiến thức uyên thâm, tư cách mẫu mực, học trò của ông chủ yếu là con Vua, cháu Chúa.
 

Tọa lạc trên núi Cấm thuộc xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương, nằm hướng Tây Nam, di tích mộ và đền thờ Phan Sỹ Tuấn thuộc vị trí đắc địa. Đứng tại di tích, du khách có thể phóng tầm mắt quan sát được cả một làng quê trù phú, với phong cảnh vừa nên thơ, vừa hùng vĩ. Thật xứng với nơi an nghỉ ngàn thu của một bậc tuấn kiệt xứ Nghệ. 

Đền thờ ông Phan Sỹ Tuấn tại núi Cấm, xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương. Ảnh: Ngọc Phương

Theo gia phả của dòng họ Phan Sỹ, ông Phan Sỹ Tuấn còn gọi là Phan Nguyễn Tuấn, sinh vào khoảng những năm 50, 60 của thế kỷ 18. Ông là đời thứ 5 của dòng họ Phan Sỹ tại xã Tràng Sơn, là con trai thứ hai của ông Phan Sỹ Oánh và bà Nguyễn Thị Kiều.

Sinh ra trong một gia đình nghèo, từ nhỏ, Phan Sỹ Tuấn được cha mẹ cho học hành tử tế, lại sẵn có tư chất sáng dạ, thông minh, ham học hỏi nên ông học đâu nhớ đó, văn chương đối đáp hơn người.

Năm Quý Mão (1783) niên hiệu Cảnh Hưng thứ 44, Phan Sỹ Tuấn khăn gói lên đường dự kỳ thi Hương và trúng giải Nguyên Hương Cống. Ông được tuyển vào làm Giám sinh Trường Quốc Tử Giám ở Thăng Long. Sau đó, lại được bổ nhiệm làm chức Giảng dụ trong cung.

Trong thời gian làm chức Giảng dụ, ông bộc lộ là một học quan có kiến thức uyên thâm, tư cách mẫu mực, học trò của ông chủ yếu là con Vua, cháu Chúa. Phan Sỹ Tuấn luôn được học trò quý mến, đồng liêu nể phục. Đến năm Ất Tỵ (1785), niên hiệu Cảnh Hưng thứ 46, Phan Sỹ Tuấn được triều đình phong tước Thượng Khanh.

Không gian thượng điện đền thờ Phan Sỹ Tuấn. Ảnh: Ngọc Phương

Cuối thời Cảnh Hưng, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài và Đàng Trong đều mục nát, không thể cứu vãn được, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra ở nhiều nơi. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của 3 anh em nhà Tây Sơn ở Đàng Trong đã lật đổ chính quyền chúa Nguyễn. Đầu năm 1786, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc giương cao ngọn cờ “phù Lê diệt Trịnh”, đã lật đổ chúa Trịnh, tôn phù Lê Chiêu Thống lên ngôi. Tuy nhiên, sau khi Nguyễn Huệ rút về Nam thì các dư đảng của chúa Trịnh lại nổi lên. Đồng thời, lợi dụng sự suy yếu của triều đình, nhiều phường trộm cướp nổi lên khắp nơi. Trong bối cảnh rối ren đó, ông Phan Sỹ Tuấn xin phép triều đình về quê mở trường dạy học. 

Ngày 15 tháng 10 năm Bính Ngọ (1786) niên hiệu Cảnh Hưng thứ 47, trên đường về quê, ông đã bị đội quân ngụy đảng Thiên lý phường do tên Chưởng Thước cầm đầu sát hại. Hay tin ông bị sát hại, nhân dân trong vùng vô cùng thương tiếc đã làm lễ tang cho ông và an táng thi hài ông tại xứ Mồ Hùng. Sau khi Phan Sỹ Tuấn mất, triều đình đã cấp đất hương hỏa, giao cho làng xã thờ phụng.

Cuộc đời và sự nghiệp còn dang dở, tuy những cống hiến của ông Phan Sỹ Tuấn đối với đất nước chỉ trong thời gian ngắn nhưng cũng đã để lại cho các học trò, bạn bè và nhân dân sự kính nể, tôn phục. Ông sống rất giản dị, hiếu thuận, trọng nghĩa tình, luôn lấy chữ “Tâm” đặt lên hàng đầu.

Cỗ chè bằng đá, một trong những hiện vật cổ tại đền thờ Phan Sỹ Tuấn, xung quanh chân cỗ có khắc nhiều chữ Nho. Ảnh: Ngọc Phương

Cảm phục một con người tài hoa bạc mệnh, hiền lành, đức độ, nhân dân làng Tràng Thịnh, xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương đã tôn ông làm Bản cảnh Thành Hoàng, nhân dân các vùng lân cận thường về đền chiêm bái. Hiện, đền thờ có nhiều hiện vật cổ có giá trị như: lư hương, cỗ chè bằng đá, sắc phong và nhiều đồ tế khí…

Thi hài ông được an táng ngay sau đền thờ. Năm 2018, phần mộ và đền thờ Phan Sỹ Tuấn được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.


  Các Tin khác
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65996024

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July