Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 23/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Không có “tháng cô hồn” trong quan niệm của người Thái Không có “tháng cô hồn” trong quan niệm của người Thái , Người xứ Nghệ Kiev
 
(Baonghean.vn) -Nhiều người e ngại khi cưới hỏi, làm nhà, kinh doanh vào tháng 7 âm lịch. Tuy nhiên theo quan niệm cổ xưa của người Thái thì thời đểm này trùng với tháng Giêng “bươn chiêng”, tháng đầu năm. Theo những chuyên gia về văn hóa thì trong quan niệm của cộng đồng người Thái xưa nay vốn không có “tháng cô hồn”.
 

Trong suy nghĩ của nhiều người, tháng 7 âm lịch không tốt lành. Nó còn được gán cho là “tháng cô hồn” và rằng đó là thời điểm Diêm Vương mở cửa âm phủ cho những vong hồn lên dương thế. Nhiều người có những kiêng kỵ như không kinh doanh, không mua vàng trong tháng này vì cho rằng nó kông mang lại may mắn.

Bộ lịch cổ xem ngày lành tháng tốt vẫn được người Thái ở Nghệ An dùng. Ảnh: Hữu Vi

Tháng “cô hồn” vẫn được nhiều người trong đó có cả những người Thái trẻ tuổi ngại. Tuy nhiên theo một số người nghiên cứu văn hóa dân tộc thiểu số, có một loại lịch cổ truyền từng lưu truyền trong cộng đồng người Thái, tháng 7 âm lịch lại trùng với thời điểm đẹp nhất trong năm, đó là tháng giêng. Người Thái phía Tây Bắc gọi là “bươn chiêng”.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa thì lịch cổ truyền người Thái chỉ phổ biến trong cộng đồng từ nhiều thập niên về trước. Lịch không chỉ phổ biến ở ở Thái Việt Nam mà còn được nhiều cộng đồng người Thái ở Lào và Myanmar dùng trong một thời gian dài. Cũng có thông tin nói rằng, ban đầu lịch này mỗi năm chỉ có 10 tháng. Có lẽ đó là giai đoạn lịch sử mà  văn hóa Trung Hoa chưa ảnh hưởng nhiều đến cộng đồng người Thái. Theo lịch cổ này năm mới bắt đầu vào mùa gieo hạt.

Người Thái ở xã Yên Khê - Con Cuông thường ăn rằm vào tháng 6 âm lcịh Ảnh: Bá Hậu

Ông Quán Vi Miên, một người Thái từng có trên 40 năm nghiên cứu văn hóa bản địa thì “Lịch này có thể gọi là lịch nông nghiệp và bắt đầu năm mới vào mùa thu”. Cũng theo một số người địa phương nghiên cứu văn hóa Thái khác thì tháng 7 âm lịch là thời điểm bắt đầu của mùa mưa. Đó là lúc măng mọc, cây cối sinh sôi. Có thể đó là lý do để người xưa chọn lựa làm tháng đầu năm. Dẫu vậy thì không có nhiều lễ hội diễn ra vào tháng đầu năm mới. Có một lễ hội được người Thái các tỉnh Tây Bắc vẫn duy trì cho đến ngày nay là “Tết Xíp Xí” (Tết 14 tháng bày).

“Còn ở Nghệ An, người Thái hầu như không có lễ hội nào mang tính đặc trưng vào tháng 7 âm lịch.” - Đó là khặng định của tiến sỹ dân tộc học Vi Văn An. Nhà khoa học quê huyện Con Cuông (Nghệ An) này cũng cho biết có một số dòng họ ở quê ông ăn rằm tháng 7. Nhưng phần lớn họ có gốc gác từ người Kinh. Một số khác sinh sống gần người Kinh qua nhiều thế hệ đã chịu ảnh hưởng từ phong tục của người Kinh. Người Thái “xịn” không hề có tục cúng rằm tháng 7. Ông An cũng cho rằng tháng giêng trong lịch cổ của người Thái trùng với tháng 7 trong dương lịch, chứ không phải tháng 7 âm lịch như nhiều người nghiên cứu văn hóa Thái khác vẫn khẳng định.

Người thái được cho là có nguồn gốc từ người Kinh ở Chi Khê - Con Cuông cúng rằm tháng Bảy. Ảnh: Hữu Vi

Khi được hỏi về tháng 7 âm lịch theo quan niệm của người Trung Quốc mà nhiều bạn trẻ vẫn tin theo, ông An cho biết: "Đó là tháng của những vong hồn, những người chết đói, chết trận, là tháng “xá tội vong nhân”. Thế nhưng người Thái không có quan niệm này đâu.” - Ông An khẳng định.

Trở lại với vấn đề những bộ lịch được người Thái sử dụng. Ngày nay, về cơ bản, người Thái ở Nghệ An cũng dùng lịch âm và dương lịch như người miền xuôi. Còn 2 bộ lịch cổ được dùng trong các làng bản gọi là “lai nham”. Những bộ lịch này cũng được người Mông và Khơ mú sử dụng để xem ngày giờ tốt, phục vụ trong cộng đồng. Không còn nhiều người Thái ở Nghệ An biết đến bộ lịch cổ bắt đầu năm mới bởi tháng 7.


  Các Tin khác
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 66016113

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July