Nhân một chuyến đi thâm nhập thực tế sáng tác với cán bộ chiến sỹ đồn biên phòng Tam Quang, thuộc bộ chỉ huy bộ đội Biên Phòng tỉnh Nghệ An, tôi được đến thăm “lớp học tình thương”, do Ban Chỉ huy đồn Biên Phòng Tam Quang mở và trực tiếp giảng dạy.
Lớp gồm có 34 học viên, 100% là người dân tộc thiểu số: Thái, Tày Poọng, Đan Lai, Khơ mú. Học viên 100% là phụ nữ. Bà con đang sinh sống trên ba bản giáp biên: bản Tân Hương, Tùng Hương và Liên Hương. Hầu hết các gia đình học viên thuộc hộ nghèo xã Tam Quang, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Độ tuổi lớp học từ 23 tuổi đến 50 tuổi. Các học viên đều đã có gia đình. Đặc biệt có người đã lên chức bà nội, bà ngoại. Đồn đã cử ra một nhóm cán bộ gồm: 03 Đ/c, hàng ngày lo hoàn thành nhiệm vụ ở đồn. Đêm xuống tận bản, giúp bà con học viết, học đọc. học làm các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Điều làm tôi ngạc nhiên nhất là ở lứa tuổi này và là chủ nhân của mỗi gia đình, mà các bà các chị vẫn đến lớp đều đặn. Mỗi tuần học 3 buổi: thứ 2, thứ 4 và thứ 6. Thời gian học từ 20 h đến 21h30. Ngày ngày các bà lên nương làm rẫy, lên rừng chặt nứa về bán đong gạo. Ruộng lúa nước ở đây không nhiều. Nguồn thu nhập chính của đồng bào là dựa vào thiên nhiên, rừng núi. Tranh thủ khi lớp học nghỉ giữa giờ, tôi đã kịp tìm hiểu và được biết: Trước đây do điều kiện kinh tế và hoàn cảnh sống, do nhận thức con gái không cần học chữ. Hầu hết con gái không được đi học, ở nhà lấy chồng hoặc theo mẹ lên nương.
không biết chữ để sách báo, nên không nắm bắt được thông tin tình hình trongnước, trong tỉnh; không tiếp thu, học hỏi được kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật. Đơn giản là không biết sử dụng điện thoại di động. Nhất là khi được nhà nước hỗ trợ vay vốn, để phát triển kinh tế, do không biết đọc, không biết ký vào các hồ sơ theo quy định, nên rất khó khăn...; Hơn nữa, vì không biết chữ, dễ bị các đối tượng xấu lợi dụng, lừa phỉnh đưa đi nước ngoài trái phép, và dễ bị đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản...; Chính vì thế mà chị em luôn mặc cảm, thiếu tự tin khi tiếp xúc ngoài xã hội. Trước cảnh đói nghèo, khát khao con chữ của đồng bào, Đảng ủy, Ban chỉ huy Đồn Biên phòng Tam Quang, đã chủ trương mở “Lớp học tình thương”. Người thầy giáo mang quân hàm xanh, đã không quản khó khăn, hết lòng
giúp bà con, mở mang tầm hiểu biết …
- Bây giờ chúng tôi ai cũng biết đọc, biết viết cái tên của mình rồi cô ạ – các
học viên nói trong niềm tự hào - Chị em trong các bản rất vui mừng, phấn khởi và biết ơn cán bộ Đồn Biên phòng Tam Quang lắm đó. Các thầy giáo bộ đội đã tận tình giúp đỡ giảng dạy, đến nay chúng tôi đã đọc thông, viết thạo. Nhiều chị em chúng tôi đã biết tính toán, cộng trừ và áp dụng vào thực tế cuộc sống, để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; bây giờ chị em rất tự tin khi ra ngoài xã hội, khi tiếp xúc với nọi người. Có cái chữ như có cái đuốc sáng, đi vào rừng ban đêm mà không sợ thú dữ, không sợ lạc đường …
Việc xóa mù chữ và tái mù chữ cho đồng bào, thực sự có ý nghĩa nhân văn
rất lớn, qua đó giúp cho người dân tự tin hơn trong cuộc sống. Góp phần nâng cao trình độ dân trí, từng bước xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Nhất là đối với bà con dân tộc thiểu số vùng sâu biên giới.
Đồng hành cùng cấp ủy, chính quyền địa phương trong công cuộc phát triển
kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, củng cố vững chắc danh hiệu “Xã đạt chuẩn Nông thôn mới”. Đồng thời là một trong những hoạt động nổi bật của đơn vị trong năm 2018, thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 30 năm Ngày Biên phòng toàn dân (03/3/1989 – 03/3/2019) và 60 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (03/3/1959 – 03/3/2019).
- Khi được hỏi về lớp học, Bí thư chi bộ bản nói: - Chi bộ, Ban quản lý và
nhân dân bản Liên Hương, Tân Hương, Tùng Hương rất biết ơn Đồn Biên phòng Tam Quang, đã kịp thời nắm bắt nguyện vọng, thấy được những khó khăn của bản và nhân dân, tổ chức mở được 2 “Lớp học tình thương” xóa mù chữ cho người dân; Cán bộ Đồn Biên phòng rất có trách nhiệm, tận tình đến từng nhà để vận động chị em đến lớp, tận tình hướng dẫn từng nét chữ, từng phép tính..., Lúc đầu chị em ngại học lắm. Cái tay nó cứng do lao động nhiều, nên cái chữ cũng cứng như que củi rừng. Bây giờ chị em đã viết được rồi. Ai cũng vui cái bụng lắm. Nhờ những việc làm đó của các chú bộ đội, đã góp phần nâng cao nhận thức về xã hội cho phụ nữ, giúp cho chị em biết đọc, biết viết, biết tính toán. Tin rằng, rồi đây các bà các mẹ, sẽ không để cho con cái mình đi theo kẻ xấu, phá hoại thuần phong mỹ tục, phá hoại cuộc sống đang bình yên của bản…
- P/v: Thưa đồng chí đồn trưởng đồn biên phòng Tam Quang – thượng tá Phan Thanh Hồng, để có lớp học như hôm nay, cấp ủy, chỉ huy đơn vị đã đề ra chủ trương, giải pháp gì để thực hiện kế hoạch giảng dạy và duy trì phát triển lớp học?
Những khó khăn, Thuận lợi?
- Trước đây, do hoàn cảnh lịch sử và điều kiện sống, một số chị em phụ nữ ở 3 bản vùng giáp biên bị mù chữ, hoặc học hành không đến nơi đến chốn nên bị tái mù chữ. Chúng tôi rất trăn trở và đã đưa ra bàn bạc, thảo luận nghiêm túc, đầy trách nhiệm trong cấp ủy, chỉ huy đơn vị. Sự thống nhất cao về chủ trương là phải nâng cao hơn nữa vai trò công tác vận động quần chúng, trong việc xây dựng điểm sáng văn hóa vùng biên. Khi đã xác định “Đồn là nhà. Biên giới là quê hương. Đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, thì việc tổ chức “Lớp học tình thương” xóa mù chữ cho bà con là rất cần thiết. Đây là một trong những hoạt động thường xuyên của Đồn Biên phòng trên địa bàn biên giới. Chúng tôi rất quan tâm và thấu hiểu trước những khó khăn của địa phương. Cái khó của chúng tôi là người đứng lớp không qua trường lớp đào tạo. Phía học viên đều là trụ cột gia đình. Họ đi học mà vẫn còn lo cuộc sống ngày mai . Nhưng thiết nghĩ, mỗi đồng chí cần có sự cố gắng tự học nhiều hơn nữa, tham khảo và nghiên cứu nhiều tài liệu, sách báo, nghiệp vụ sư phạm. Nhất là có trái tim yêu thương, nhiệt tình nóng bỏng và nêu cao tinh thần trách nhiệm, thì mọi khó khăn có thể vượt qua. Đêm đêm người thầy giáo mang quân hàm xanh, vẫn thay phiên nhau đến lớp, dạy chữ cho bà con. Hy vọng con chữ sẽ dần mở mang, từ việc giúp bà con biết đọc, biết viết, cao hơn là biết nhận thức đúng đắn mọi chủ trương đường lối của Đảng. Góp phần nâng cao trình độ dân trí, nâng cao nhận thức về mặt xã hội. Bà con biên giới sẽ dễ dàng tiếp cận khoa học kỹ thuật, những kinh nghiệm, kiến thức trong lao động sản xuất, làm kinh tế... từng bước xóa đói giảm nghèo; bên cạnh đó, việc chị em phụ nữ biết đọc, biết viết, biết tính toán sẽ tránh được nguy cơ bị đối tượng xấu lợi dụng, lừa
đảo chiếm đoạt tài sản, lừa phỉnh đưa đi lao động trái phép ở nước ngoài, hoạt động mua bán người... …Chúng tôi xác định việc dạy chữ gắn với xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia TTATXH trong khu vực Biên giới, tạo sự đoàn kết gắn bó mật thiết giữa đồng bào với bộ đội biên phòng, xây dựng nền biên phòng toàn dân ngày càng vững mạnh. Góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới từ lớp học trở về Đồn Tam Quang, lòng tôi nặng trĩu nỗi suy tư. Vừa thương các anh bộ đội xa nhà, chịu nhiều thiệt thòi, hy sinh, vất vả, để giữ vững chủ quyền ANBGQG, vừa trân trọng, cảm phục các anh . Tự hào về người thầy giáo chưa qua trường lớp đào tạo… mà tiết học lên lớp rất chuyên nghiệp, có nghiệp vụ sư phạm. Là người trong nghề giảng dạy và đào tạo giáo viên ở trường sư phạm, tôi càng yêu quí các anh hơn. Bởi có tình thương và trách nhiệm, xem đồng bào như anh em ruột thịt, mà các anh đã làm nên điều kỳ diệu – mở lớp học và duy trì sỹ số của lớp học đặc biệt này, quả là không dễ chút nào. Điều làm tôi trăn trở day dứt không nguôi là học viên của lớp hầu hết đã lớn tuổi. Hoàn cảnh quá khó khăn. Họ vừa đi học vừa kiếm sống nuôi gia đình …
Bài và ảnh Hoàng Cẩm Thạch
Đ/C : Hoàng Cẩm Thạch
83 đường Kim Đồng TP Vinh, Nghệ An
ĐT 0915770597
|