Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 23/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
  -  Pháp luật và cuộc sống
  -  Giáo dục
  -  Sân khấu - Điện Ảnh - Thời Trang-Ca Nhạc
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn hóa - Xã hội >
  Lên chùa lễ Phật Lên chùa lễ Phật , Người xứ Nghệ Kiev
 

(GDVN) - Lên chùa lễ Phật là một nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của người Việt, một giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc ta.

LTS: Nhân dịp Tết đến xuân về, Đại tá Đặng Việt Thủy chia sẻ với bạn đọc gần xa về nét văn hóa lên chùa lễ Phật trong đời sống tâm linh của dân tộc Việt Nam.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Từ thuở xa xưa, những mái chùa cổ kính đã góp phần tô điểm cho làng quê Việt Nam.

Tiếng chuông chùa, cùng với hình bóng của những cây đa, bến nước, sân đình… luôn luôn khắc sâu trong tâm khảm của mỗi người con khi xa quê hương, đau đáu nhớ về nơi "chôn nhau, cắt rốn" của mình, nhớ về tổ tiên, ông bà, cha mẹ, anh em họ hàng, làng xóm.

Lên chùa lễ Phật là nhu cầu của tâm linh, của tình cảm, hướng tới Chân - Thiện - Mỹ.

Lên chùa lễ Phật là để tĩnh tâm, thanh thản, giúp con người gác lại những lo toan, nhọc nhằn của đời thường hoặc những u buồn, sầu não về tinh thần hay vật chất trong cuộc sống.

Ảnh minh họa trên phatgiao.org.vn

Lên chùa còn để đắm mình vào không gian tôn nghiêm và cũng để cảm nhận vẻ đẹp của chùa và thiên nhiên xung quanh.

Vẻ đẹp của chùa là sự kết hợp giữa cái đẹp bên trong của ngôi chùa với cái đẹp bên ngoài của hình dáng kiến trúc cụ thể, với cảnh quan môi trường. Nó bao gồm cả vật thể và phi vật thể.

Lên chùa lễ Phật, vãn cảnh, không chỉ là việc làm của các Phật tử mà còn là của đông đảo các tầng lớp nhân dân, không những ở trong nước mà còn có cả du khách quốc tế.

Đạo Phật ra đời ở Ấn Độ do Thích Ca Mâu Ni (Thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên) sáng lập.

Sự ra đời của đạo Phật gắn liền với việc tìm ra nguyên nhân nỗi khổ của chúng sinh, quy luật của cuộc sống và phương cách giải thoát mọi khổ đau của Thái tử Tất Đạt Ma (Siddhartha), con vua Suddhodana, trị vì bộ tộc Sakya ở miền Bắc Ấn Độ.

Thái tử Tất Đạt Ma sau khi thành Phật được gọi là Sakya Muni (Thích Ca Mâu Ni), có nghĩa là hiền nhân của dòng họ Sakya, còn có nghĩa là vị hiền triết - nhà thông thái.

Phật giáo được xem là một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới, phát triển mạnh ở các quốc gia châu Á, đặc biệt ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và các quốc gia Nam Á.

Một trong những giáo lý cơ bản của Phật giáo là luận về sự khổ và con đường đau khổ của con người, được thể hiện trong Tứ diệu đế (Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế).

"Tứ diệu đế" là một hệ thống giáo lý cho rằng, khổ là "bản tính" tất yếu của con người, đồng thời chỉ ra nguyên nhân và con đường giải thoát.

Theo Phật giáo, con người sinh ra bởi nhân duyên kết hợp.

Cuộc đời con người ở trần thế là "bể khổ" được thể hiện ở bát khổ đế bao gồm: sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, thụ biệt ly khổ, oán tăng hội khổ, ngũ thủ uẩn khổ, sở cầu bất đắc khổ.

Nguyên nhân của nỗi khổ là do tham, sân (giận dữ), si (mê lú), sinh ra.

Muốn tới cõi "Niết bàn", tới được trạng thái không còn dục vọng, không còn sinh tử, chúng sinh phải theo bát chính đạo (tám con đường đúng):

Nhận thức đúng, nói năng đúng, hành động đúng, sinh sống, làm ăn chân thật, nỗ lực đúng, tụng niệm đúng, tập trung tư tưởng đúng.

Phật giáo khuyên con người tu nhân tích đức.

Phật giáo vào Việt Nam khoảng thế kỷ thứ II sau Công nguyên, bắt đầu từ Luy Lâu, Bắc Ninh, bằng nhiều con đường khác nhau (từ Trung Quốc xuống, Ấn Độ sang…).

Phật giáo khi truyền vào Việt Nam mang một hình thái riêng, lúc đầu phát triển theo đơn vị "gia cư", mỗi cơ sở Phật giáo như một đơn vị gia đình, gọi là "Trụ xứ tòng tâm".

Mỗi vùng có tên gọi khác nhau. Ở miền Bắc gọi là "Sơn môn", ở các tỉnh miền Trung gọi là "Môn phái", ở các tỉnh miền Nam gọi là "Môn phong".

Cho đến giữa thế kỷ XVII, Phật giáo Đại thừa mới được truyền vào phía nam.

Các tỉnh miền Nam, ngoài Phật giáo Đại thừa còn có Phật giáo Tiểu thừa của đồng bào người Việt gốc Khơ-me sinh sống rải rác ở các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cửu Long.

Phật giáo Tiểu thừa của đồng bào gốc Khơ-me Nam Bộ có quan hệ tu hành theo truyền thống với các nước Phật giáo Tiểu thừa như Xri Lan-ca, Mi-an-ma, Thái Lan, Cam-pu-chia.

Phật giáo là tôn giáo giàu tình thương yêu con người, tính nhân văn, bác ái nên rất gần gũi với nhân dân và dễ được dân gian hóa.

Điều đó làm cho Phật giáo chịu tác động của văn hóa bản địa.

Nó không chi phối toàn bộ đời sống tín ngưỡng, vẫn tồn tại một cách thân thiện với tín ngưỡng bản địa, như tục thờ cúng Tổ tiên và các tập tục khác ở Việt Nam.

Nơi sinh hoạt tôn giáo của Phật giáo là chùa.

Các nghi lễ đẹp trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam

 

Quy mô của mỗi ngôi chùa tuy khác nhau, nhưng chùa vừa là cơ sở sinh hoạt tín ngưỡng, vừa là công trình văn hóa của mỗi vùng dân cư và còn là một nơi lưu trữ những giá trị văn hóa của dân tộc, vừa là trường rèn luyện đạo đức, nhân cách, giáo dục lòng nhân ái, làm điều lành, tránh điều dữ cho tăng ni, Phật tử.

Phật giáo vào Việt Nam trong sự hòa nhập với cuộc sống, tập quán và các tôn giáo khác, tạo ra xu hướng "Tam giáo đồng nguyên".

Hiểu biết về Phật giáo và những ngôi chùa đã được xây dựng từ bao đời nay trên khắp đất nước ta cũng chính là hiểu rõ thêm về bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Đó cũng là việc làm của mỗi người dân đất Việt trên mọi lĩnh vực trong đời sống hàng ngày, góp phần vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Việc bảo tồn các di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa vật chất nói riêng, trong đó có các ngôi chùa là một trách nhiệm, nghĩa vụ thiêng liêng của nhiều thế hệ nối tiếp nhau.

Đó là niềm tự hào của mỗi người dân, là tài sản vô giá do tổ tiên đã tốn biết bao công sức, trí tuệ và tiền của để tạo dựng trong suốt tiến trình lịch sử của dân tộc.

Lên chùa lễ Phật là để tu tâm, để cầu phúc, tham vấn giáo lý hay tham quan vãn cảnh hoặc chỉ đơn giản là để an tịnh tâm hồn.

Lên chùa lễ Phật là một nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của người Việt, một giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc ta.

Đại tá ĐẶNG VIỆT THỦY
http://giaoduc.net.vn/Van-hoa/Len-chua-le-Phat-post183983.gd

  Các Tin khác
  + Thầy bói online nở rộ, người dân tiền mất tật mang, ĐBQH chất vấn Bộ trưởng giải pháp nào để xử lý (12/11/2024)
  + Chủ tịch Quốc hội đề nghị các Bộ trưởng, Trưởng ngành thực hiện tinh thần "nói đi đôi với làm và làm ngay" (12/11/2024)
  + An Tây trước khi liên quan ma túy: Kiếm tiền tỷ từ mạng xã hội, sống sang chảnh (11/11/2024)
  + Thủ tướng đề nghị Trung Quốc hỗ trợ vốn, công nghệ xây 3 tuyến đường sắt (07/11/2024)
  + Rủi ro "mất tích" của phi công khi cố đưa máy bay Yak-130 xa khu dân cư (07/11/2024)
  + Quảng cáo thực phẩm chức năng như thần dược: Sai sự thật, bất chấp đạo đức (07/11/2024)
  + Quá khứ vào tù ra tội của trùm giang hồ Bình "Kiểm" (06/11/2024)
  + Công an tỉnh Tây Ninh hỗ trợ Campuchia khống chế đám cháy ở casino (05/11/2024)
  + Hai bệnh viện chục tỷ bỏ không, ĐBQH đề nghị đưa vào sử dụng ngay (05/11/2024)
  + Đại biểu Quốc hội nói về sàn Temu hoạt động "bát nháo", giá vàng nhảy múa (24/10/2024)
  + Quy trình bầu Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo Quy định mới của Đảng (23/10/2024)
  + Công an triệu tập 5 người dân ở Đà Lạt đăng tin xuyên tạc về Đoàn mô tô hộ tống và Kỵ binh (13/10/2024)
  + Phó Chủ tịch Quốc hội: Nên giảm bớt xây dựng công trình hoành tráng rồi một năm chỉ sử dụng đôi lần (08/10/2024)
  + Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu "điểm sáng" của nền kinh tế sau bão lũ (07/10/2024)
  + Bắt Trưởng Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Bắc Kạn vì liên quan đến ma túy (07/10/2024)
  + Nghệ sĩ Nhân dân có nhan sắc "vạn người mê", 17 tuổi đã giành giải Nhất tại liên hoan âm nhạc quốc tế (07/10/2024)
  + Đề nghị truy tố 17 người trong giai đoạn 2 vụ án "chuyến bay giải cứu" (02/10/2024)
  + Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật 3 cựu Bí thư Tỉnh ủy (02/10/2024)
  + Kẹt xe nghiêm trọng gần Khu du lịch Đại Nam của CEO Nguyễn Phương Hằng khi khu du lịch này mở cửa miễn phí (29/09/2024)
  + Thông tin mới nhất vụ sạt lở ở Hà Giang, đã có 4 người chết, mất tích, 7 nhà sập đổ hoàn toàn (29/09/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65123040

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July