Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 22/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
  -  Pháp luật và cuộc sống
  -  Giáo dục
  -  Sân khấu - Điện Ảnh - Thời Trang-Ca Nhạc
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn hóa - Xã hội >
  Bệnh viện xuống cấp giữa lòng thành phố (bài 1): Suốt 12 năm, bệnh viện mới vẫn nằm trên giấy Bệnh viện xuống cấp giữa lòng thành phố (bài 1): Suốt 12 năm, bệnh viện mới vẫn nằm trên giấy , Người xứ Nghệ Kiev
 
Bạch Dương Thứ năm, ngày 10/11/2022 
LTS: Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng chia sẻ, TP.HCM có 3 bệnh viện chuyên khoa xuống cấp, cũ kỹ mà chưa có đất, chưa được đầu tư xây mới. Đó là Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và Bệnh viện Tâm thần. Chuyện đã kéo dài nhiều năm khiến người bệnh và nhân viên y tế đều thiệt thòi.
Bệnh viện xuống cấp giữa lòng thành phố (bài 1): Suốt 12 năm, bệnh viện mới vẫn nằm trên giấy - Ảnh 1.

Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình luôn trong tình trạng đông nghẹt bệnh nhân. Ảnh: G.L

Bệnh viện xuống cấp giữa lòng thành phố: Tận dụng mọi không gian để khám bệnh

Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM ban đầu là một bệnh viện của người Hoa, được xây dựng năm 1968 với diện tích khuôn viên 5.051m2, đến nay đã thay đổi qua nhiều tên khác nhau. Trải qua hơn 50 năm nên cơ sở hạ tầng kết cấu công trình đã xuống cấp. Bệnh viện lúc đầu được xây với quy mô chỉ 100 giường bệnh, đến nay thì thực trạng bệnh viện khoảng 600 giường (bao gồm các giường nằm ngoài hành lang các khoa phòng).


Tại khoa khám bệnh của bệnh viện lúc nào cũng ken đặc người. Lãnh đạo bệnh viện cho biết, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khám ngoại trú khoảng 1.500-2000 bệnh nhân, bệnh nhân nội trú khoảng từ 600-700 bệnh nhân. Mỗi bệnh nhân nội hoặc ngoại trú có ít nhất có 1 người đi theo, cộng với khoảng 900 nhân viên, chưa kể các sinh viên, bác sĩ đi học chấn thương chỉnh hình (học định hướng chấn thương chỉnh hình, chuyên khoa I, II, cao học…) thì mỗi ngày bệnh viện tiếp khoảng 5.000 con người trong 1 bệnh viện xuống cấp và quá tải.

"Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình giống như một cái áo chật chội nên khu vực nào cũng quá tải. Nhưng quá tải trầm trọng là ở khu khám bệnh, khu vực chụp X quang, khu vực nội trú (khoa chi dưới và khoa chi trên) và khu phòng mổ", một bác sĩ nói.

Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình cũng là bệnh viện có nhiều "không" nhất: Không có cổng vào khám bệnh riêng, cổng cấp cứu cũng là cổng để bệnh nhân vào khám bệnh. Bệnh nhân đến bốc số khám bệnh từ sáng sớm, một hành lang nhỏ nhưng tập trung bao gồm cấp cứu, lấy số thứ tự khám bệnh (cấp cứu, bảo hiểm, không bảo hiểm), nhà thuốc, phòng viện phí, khu vực ngồi chờ khám, không đủ ghế ngồi bệnh nhân phải ngồi lên bậc tam cấp, phải đứng…để chờ khám, lãnh thuốc…

Bệnh viện không có chỗ để xe. Bãi xe của bệnh viện phục vụ cho bệnh nhân đến khám nhưng quá nhỏ, bệnh nhân đến thường gặp bảng ghi "hết chỗ để xe" và bệnh nhân phải tự tìm chỗ gởi xe bên ngoài. Bệnh viện không có khuôn viên để xe cho nhân viên y tế, phải thuê nhà dân bên ngoài cho nhân viên và xin để xe bên phần đất của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới.

Bệnh viện xuống cấp giữa lòng thành phố (bài 1): Suốt 12 năm, bệnh viện mới vẫn nằm trên giấy - Ảnh 3.

"Kẹt xe" trong Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM. Ảnh: G.L

Khuôn viên bệnh viện quá chật chội, chỉ có 1 con đường "độc đạo" để di chuyển bệnh nhân khám bệnh, chụp X-quang, chuyển bệnh nhân đi mổ cấp cứu, thậm chí… di chuyển rác thải. Điều này dẫn đến tình trạng "kẹt xe" ngay trong bệnh viện, khiến môi trường bệnh viện dễ bị nhiễm khuẩn hơn, nhiều kẻ xấu lợi dụng bệnh nhân chen lấn để móc túi, cò bệnh… Cả nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà đều mệt mỏi do cơ sở vật chất chật hẹp, quá đông.

Bệnh viện đã phải gộp các phòng nhỏ thành phòng lớn để tăng diện tích sử dụng, tận dụng tối da diện tích để phục vụ bệnh nhân như xây thêm phòng mổ, phòng chụp X-quang… Thậm chí phải kê thêm bàn khám trong 1 phòng khám để khám được nhiều bệnh nhân hơn.

Khi dịch Covid-19 xuất hiện, vấn đề làm sao để có khu cách ly cấp cứu, khu cách ly nội trú, khu cách ly ngoại trú, khu vùng đệm đối với bệnh viện thực sự là một vấn để nan giải. Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình phải làm việc với UBND phường để làm các container bên ngoài bệnh viện thay thế phòng khám bệnh nhằm sàng lọc bệnh nhân có triệu chứng hô hấp, nghi ngờ Covid-19.

Bệnh viện xuống cấp giữa lòng thành phố (bài 1): Suốt 12 năm, bệnh viện mới vẫn nằm trên giấy - Ảnh 4.

Ký túc xá Trường Kỹ thuật Cao Thắng chắn bên ngoài Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM. Ảnh: G.L

Bệnh viện xuống cấp, hơn 50 tuổi nơm nớp nỗi lo nguy cơ cháy nổ

Chắn ngay bên ngoài Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM là khu ký túc xá Trường Kỹ thuật Cao Thắng được xây dựng từ rất lâu, xuống cấp trầm trọng, đã nhiều lần ảnh hưởng đến an toàn của bệnh viện.

Năm 2007, tấm đan bê tông từ lầu 5 ký túc xá rơi xuống làm chết một người lái xe ôm đậu phía trước cổng số 2 của bệnh viện trên đường Trần Hưng Đạo.

Năm 2015, đoạn ống nước bằng sắt rơi từ lầu 8 ký túc xá xuyên qua mái tôn xuống phòng mổ của bệnh viện.

Ngày tháng 11/2017, nước thải từ bô rác của ký túc xá chảy sang bệnh viện làm nhiễm khuẩn khu vực cấp cứu, hành lang chuyển bệnh vào phòng mổ.

Bệnh viện xuống cấp giữa lòng thành phố (bài 1): Suốt 12 năm, bệnh viện mới vẫn nằm trên giấy - Ảnh 5.

Vụ cháy ký túc xá năm 2019. Ảnh: P.V

Đặc biệt, chỉ trong tháng 7/2019, ký túc xá này bị cháy 2 lần khiến bệnh viện phải sơ tán khẩn cấp bác sĩ và bệnh nhân sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, có bệnh nhân vừa phẫu thuật cột sống được buộc chặt vào giường, khoảng 6-7 nhân viên y tế khiêng từ lầu 3 xuống để di tản.

Lãnh đạo bệnh viện cho biết, mặc dù đám cháy đã được kiểm soát, không có thiệt hại về người nhưng đã gây nên nỗi lo, sự hoảng hốt của bệnh nhân, thân nhân người bệnh và đội ngũ nhân viên y tế đang làm việc tại bệnh viện.

Ngay sau đó, tháng 8/2019, Sở Y tế TP.HCM đã có tờ trình gửi UBND TP, kiến nghị cần phải tháo dỡ ngay tòa nhà ký túc xá Trường kỹ thuật Cao Thắng. Sở Y tế nhận định, tòa nhà này đã xuống cấp và gây nhiều sự cố lớn, có nguy cơ đe dọa tính mạng, sức khỏe đối với bệnh nhân, thân nhân và y bác sĩ Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình. Đặc biệt, nếu sự cố xảy ra vào ban đêm, hậu quả sẽ vô cùng lớn bởi đặc thù người bệnh tại đây là bệnh chấn thương, di chuyển rất khó khăn…

Đến nay, sau 3 năm Sở Y tế gửi văn bản kiến nghị, ký túc xá Trường kỹ thuật Cao Thắng vẫn đang sừng sững trước mặt Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình.

Bệnh viện xuống cấp giữa lòng thành phố (bài 1): Suốt 12 năm, bệnh viện mới vẫn nằm trên giấy - Ảnh 6.

Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM luôn trong tình trạng quá tải, bệnh nhân phải nằm ngoài hành lang. Ảnh: G.L

Hiện nay, nội khu bệnh viện mới được sơn sửa sạch sẽ, nhiều khoa phòng được chỉnh trang lại. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế, bệnh viện vẫn là cơ sở y tế xuống cấp trầm trọng mà chưa được xây mới.

Trên thực tế, năm 2009, dự án Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM mới đã được lập thiết kế xây dựng ở một vị trí khác, thay thế cơ sở hiện tại. Địa điểm là tại khu 6A, ấp 4B, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh. Diện tích xây dựng 5,2 hecta, quy mô 500 giường. Tổng mức đầu tư dự kiến là 1.680 tỷ đồng. Thời gian dự kiến khởi công vào quý 2 năm 2017. Tuy nhiên đến nay đã 12 năm, dự án vẫn nằm nguyên trên giấy, còn người bệnh và nhân viên y tế vẫn nơm nớp nỗi lo cháy nổ, xuống cấp mỗi ngày.

Bài 2: Bệnh viện xấu nhất thành phố

https://danviet.vn/benh-vien-xuong-cap-giua-long-thanh-pho-bai-1-suot-12-nam-benh-vien-moi-van-tren-giay-20221109190944426.htm

 


  Các Tin khác
  + Thầy bói online nở rộ, người dân tiền mất tật mang, ĐBQH chất vấn Bộ trưởng giải pháp nào để xử lý (12/11/2024)
  + Chủ tịch Quốc hội đề nghị các Bộ trưởng, Trưởng ngành thực hiện tinh thần "nói đi đôi với làm và làm ngay" (12/11/2024)
  + An Tây trước khi liên quan ma túy: Kiếm tiền tỷ từ mạng xã hội, sống sang chảnh (11/11/2024)
  + Thủ tướng đề nghị Trung Quốc hỗ trợ vốn, công nghệ xây 3 tuyến đường sắt (07/11/2024)
  + Rủi ro "mất tích" của phi công khi cố đưa máy bay Yak-130 xa khu dân cư (07/11/2024)
  + Quảng cáo thực phẩm chức năng như thần dược: Sai sự thật, bất chấp đạo đức (07/11/2024)
  + Quá khứ vào tù ra tội của trùm giang hồ Bình "Kiểm" (06/11/2024)
  + Công an tỉnh Tây Ninh hỗ trợ Campuchia khống chế đám cháy ở casino (05/11/2024)
  + Hai bệnh viện chục tỷ bỏ không, ĐBQH đề nghị đưa vào sử dụng ngay (05/11/2024)
  + Đại biểu Quốc hội nói về sàn Temu hoạt động "bát nháo", giá vàng nhảy múa (24/10/2024)
  + Quy trình bầu Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo Quy định mới của Đảng (23/10/2024)
  + Công an triệu tập 5 người dân ở Đà Lạt đăng tin xuyên tạc về Đoàn mô tô hộ tống và Kỵ binh (13/10/2024)
  + Phó Chủ tịch Quốc hội: Nên giảm bớt xây dựng công trình hoành tráng rồi một năm chỉ sử dụng đôi lần (08/10/2024)
  + Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu "điểm sáng" của nền kinh tế sau bão lũ (07/10/2024)
  + Bắt Trưởng Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Bắc Kạn vì liên quan đến ma túy (07/10/2024)
  + Nghệ sĩ Nhân dân có nhan sắc "vạn người mê", 17 tuổi đã giành giải Nhất tại liên hoan âm nhạc quốc tế (07/10/2024)
  + Đề nghị truy tố 17 người trong giai đoạn 2 vụ án "chuyến bay giải cứu" (02/10/2024)
  + Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật 3 cựu Bí thư Tỉnh ủy (02/10/2024)
  + Kẹt xe nghiêm trọng gần Khu du lịch Đại Nam của CEO Nguyễn Phương Hằng khi khu du lịch này mở cửa miễn phí (29/09/2024)
  + Thông tin mới nhất vụ sạt lở ở Hà Giang, đã có 4 người chết, mất tích, 7 nhà sập đổ hoàn toàn (29/09/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65100207

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July