“Theo quan điểm và trải nghiệm của riêng tôi thì bốc mộ là một thứ cực hình. Tôi đã từng chứng kiến nhiều đám bốc mộ, có cảm giác ghê ghê. Tôi tin là nhiều người có cảm giác như tôi....
PGS-TS Bùi Xuân Đính
Xem Video: clip rùng mình phong tục bốc mộ ở Việt nam
Theo quan điểm và trải nghiệm của riêng tôi thì bốc mộ là một thứ cực hình’ – PGS.TS Bùi Xuân Đính nêu quan điểm.
PGS.TS Bùi Xuân Đính (viện Dân tộc học, viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) cho rằng, phong tục cải táng của người Việt đã không còn phù hợp với bối cảnh Kinh tế, xã hội và môi trường ngày nay.
Là một người có nhiều nghiên cứu sâu về dân tộc Việt, ông có thể cho biết phong tục cải táng có từ khi nào và ý nghĩa ban đầu của tục này?
PGS. TS Bùi Xuân Đính: Theo nghiên cứu của tôi, tục cải táng (hay nhiều nơi còn gọi là bốc mộ, sang cát) xuất hiện muộn, vào khoảng thời vua Lê thánh Tông (1460-1497) trở đi.
Thời điểm này, nền giáo dục và khoa cử Nho học được đẩy mạnh, phát triển lên một bước mới, xuất hiện nhiều gia đình, dòng họ đỗ đạt. Từ đó hình thành quan niệm về ‘đất kết phát của mộ tổ’, dẫn đến sự ra đời của tục cải táng.
Cũng có một số quan điểm cho rằng, khi bố mẹ mất đi, con cái không kịp mua sắm quan tài tốt để an táng, vì thế sau nhiều năm, gia đình mới ‘bốc mộ’ để thay quan tài mới cho người không qua khỏi. Hoặc do mối kiến, nước lụt nên người ta phải ‘bốc mộ’ sang chỗ mới.
Còn trước đó, theo nhiều tài liệu và bằng chứng khảo cổ thì người Việt xa xưa không có quan niệm về tác động của mồ mả đối với cuộc sống của người đang sống, nên chỉ chôn một lần, không có tục cải táng người không qua khỏi.
Chỉ từ thế kỷ thứ XV đến nay mới hình thành quan niệm mới về việc cải táng. Cụ thể là con cái phải lo xong việc ‘sang nhà mới’ này mới được coi như hoàn thành nghĩa vụ với bố mẹ, làm tròn chữ ‘hiếu’, rồi mới yên tâm lo tính các công việc khác.
ảnh minh họa
– Trong bối cảnh và cuộc sống ngày nay, theo ông tục cải táng có còn phù hợp?
Theo quan điểm và trải nghiệm của riêng tôi thì bốc mộ là một thứ cực hình.
Tôi đã từng chứng kiến nhiều đám bốc mộ, có cảm giác ghê ghê. Tôi tin là nhiều người có cảm giác như tôi.
Dưới đây là những ý kiến của PGS.TS về phong tục này
“Thứ nhất, việc bốc mộ gây vất vả cho người sống. Việc bốc mộ thường được làm vào tháng Một (tháng 11 âm lịch) hoặc tháng Chạp (tháng 12 âm lịch) – thời điểm rét mướt gaʏ gắt nhất trong năm. Thêm nữa, các phần việc thường phải làm vào khoảng 2-3 giờ sáng vì quan niệm thời gian của âm dương đối lập nhau. Thế nên, nếu gặp phải ngày mưa phùn, gió bấc thì công việc này là một thứ cực hình cho cả người trực tiếp làm lẫn những người quan sát.
Thứ hai là việc cải táng rất tốn kém. Gia đình người không qua khỏi phải lo rất nhiều chi phí, từ việc mua tiểu, xây mộ mới, cỗ bàn ăn uống… Nhiều nơi, gia chủ phải bày đặt 50-70 mâm cỗ, mời cả họ, thông gia, làng xóm và bạn bè khắp nơi. Chi phí cho một đám bốc mộ này tốn kém không khác mấy so với việc tổ chức tang lễ lúc người thân vừa mất.
ảnh minh họa
Thứ ba là việc bốc mộ rất mất vệ sinh, không an toàn cho người trực tiếp bốc mộ và những người phụ giúp. Ngày nay, nhiều trường hợp, khi bốc mộ, Thі thể người không qua khỏi không phân hủy do chứa nhiều dư lượng thuốc kháng sinh, hoặc đất đai, nước tại khu mộ không thuận lợi cho việc phân hủy, nên không chỉ gây vất vả, mất vệ sinh mà còn gây sự kіnh hãі cho người bốc cũng như những người chứng kiến…
Từ những lý do trên, theo tôi, đã đến lúc cần đẩy mạnh việc tuyên truyền để dần bỏ tục này”.
Bình luận của CĐM
Bình luận của CĐM
Bình luận của CĐM