Chiếc bè phao đưa người dân, học sinh, giáo viên sang sông được làm thủ công, bằng vật liệu đơn giản như can nhựa, gỗ, tre. Đến nhiều đoạn nước sâu từ 3 - 5m, chảy xiết, nguy hiểm, rủi ro luôn thường trực với những người có mặt trên chiếc bè.
ảnh minh họa
Theo báo thông tin, trong thời gian qua, người dân thôn Hiệp Thạnh (xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) vẫn đều đặn qua sông Hiệp Thạnh bằng một chiếc bè gỗ khá thô sơ, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Con sông rộng chừng 100m, nối thôn Hiệp Thạnh (xã Ninh Bình) và thôn Xuân Hòa (xã Ninh Phụng).
Trong số họ có không ít người là học sinh, giáo viên cũng phải di chuyển trên phương tiện đầy nguy hiểm này để đến trường.
Phụ trách việc kéo đò đưa người dân, học sinh, giáo viên qua sông là gia đình chị Võ Thị Thu Thanh (38 tuổi, thôn Hiệp Thạnh). Được biết, mỗi người dân cùng xe máy chỉ phải trả 2000 đồng/lượt qua sông, riêng các em học sinh hoàn toàn được miễn phí.
Cũng theo chị Thanh, bè phao đưa người dân sang sông được làm thủ công, bằng vật liệu đơn giản như can nhựa, gỗ, tre… Bè có hình chữ nhật, dài khoảng 4m và rộng 2m, chở được 3 đến 4 người, cùng xe máy. Trước kia, mỗi lần qua sông, người chèo bè phải dùng sào để chống.
Cùng với báo Báo, cô giáo Phùng Thị Cượng (xã Ninh Bình, Ninh Hòa, Khánh Hòa) cho biết, cô hiện đang công tác tại trường tiểu học Ninh Thân và thường đi bè qua sông đến trường dạy học. Cô chọn đi bè vì quãng đường từ nhà đến trường chỉ 4 km, còn nếu đi đường vòng thì tới 12 km.
Người dân, học sinh, giáo viên phải đứng bè, đu dây qua sông. Ảnh: báo Báo.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Vĩnh Thạnh, Phó Chủ tịch UBND thị xã Ninh Hòa cho biết, thị xã đang nghiên cứu, đang đề xuất các phương án để cùng với Sở KH&ĐT báo cáo UBND tỉnh Khánh Hòa nhưng mà chưa báo cáo. Nếu xét thấy được thì UBND tỉnh Khánh Hòa sẽ cho phép lập chủ trương đầu tư, còn bây giờ mới bước khảo sát.
Việc làm này dẫu biết là chứa đầy nguy hiểm nhưng người dân ở đây không còn cách nào khác. Ảnh: báo Báo.
Trước đó, báo Pháp Luật từng thông tin, nhiều năm qua, các em học sinh xã Sơn Bao (huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi) phải qua sông Rin và sông Tang nước cuồn cuộn bằng chiếc bè nứa mong manh để đến trường.
Ở đây, để qua sông đến trung tâm xã, làm nương, làm rẫy, giao thương buôn bán, người dân và gần 60 học sinh cấp 2 và cấp 3 đi học đều phải đu sợi dây thừng mỏng manh hoặc đánh liều bơi qua sông.
Chiếc bè đưa người qua sông dài khoảng 4 m, ngang chưa tới 2 m là những thân lồ ô ghép lại, dùng lốp xe cũ cột vào dây thừng tre. Chỉ cần 1 người đứng lên bè, nước sông đã tràn lên, chưa kể nhiều lúc có cả xe máy. Vậy mà, bình thường bè chở tới 10 học sinh, những lúc cao điểm lên đến 15 em.
Đáng nói, nước từ thủy điện Đak Dring, hồ chứa nước Nước Trong ở thượng nguồn đổ về còn khiến dòng chảy xiết, sâu, bè chòng chành rất nguy hiểm. Chỉ cần một lần trượt tay khỏi sợi dây thừng là cả bè lẫn người sẽ trôi ngay tức khắc.
Ảnh: báo Pháp Luật.
Thậm chí, nhiều trường hợp khi học sinh đi học về sớm hoặc đi trễ không có bè, không có ghe, nhiều em đành cởi quần áo cùng sách vở cầm trên tay, bơi qua sông, xuôi về bờ bên kia. Nhiều đoạn nước sâu từ 3 - 5 m, chảy xiết. Nguy hiểm, rủi ro thường trực với các em.
Trao đổi với báo Pháp luật, bà Đoàn Thị Chiên - Phó chủ tịch UBND xã Sơn Bao cho biết, do mức hỗ trợ quá thấp, với lại giờ đã già nên nhiều lần người này xin nghỉ, nhưng rồi cũng cố gắng làm vì chưa có ai thay thế.
» Hạnh phúc là được đứng trên bục giảng
» Có nên tiếp tục tổ chức kỳ thi để cấp bằng tốt nghiệp THPT?