Trang chủ Liên hệ       Thư ba, Ngày 23/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Lục lạc đồng của các dân tộc trên dải Trường Sơn Lục lạc đồng của các dân tộc trên dải Trường Sơn , Người xứ Nghệ Kiev
 

Lục lạc là vật dụng được con người chế tác và sử dụng từ rất lâu đời. Nó được làm bằng đồng, chì, sắt...nhưng phổ biến nhất là bằng đồng.

 Người đàn ông Cor (đầu tiên biên trái) đeo lục lạc đồng để đấu chiêng đôi

Lục lạc có một số hình dạng khác nhau, có cái hình tròn, hình quả bầu, có loại giống chiếc chuông hay cái loa. Mỗi chiếc lục lạc bao giờ cũng có phần đầu và phần đuôi. Phần đuôi thường được khoét lỗ để xâu chúng lại thành chuỗi hạt lục lạc hoặc phối hợp với các loại trang sức khác như cườm để đeo hoặc gắn trên quần áo, đồ dùng. Loại lục lạc to còn được đồng bào xỏ thêm chiếc vòng để đeo hoặc để cầm. Trên giữa đầu chiếc lục lạc có một khe hở rộng, chia đều đầu lục lạc ra hai bên giống như cái mồm cá. Trên thân lục lạc có trang trí điểm xuyết một số hoa văn, hoạ tiết. Bên trong lục lạc thường gắn một thanh nhỏ hay những viên rời để khi rung hoặc cử động, những vật này chạm vào thành lục lạc hay chạm vào nhau, nhờ cộng hưởng phát ra âm thanh.

Lục lạc dùng để làm đồ trang sức, làm đồ chơi của trẻ em, nhạc cụ, nhạc hiệu... Loại lục lạc to còn được đồng bào ta dùng để đeo trên cổ voi, trâu, bò... Khi các con vật nuôi được chăn thả trong rừng hay bị thất lạc, chủ nó nghe tiếng lục lạc mà tìm ra chúng đưa về chuồng. Đặc biệt, lục lạc là đồ trang sức có từ lâu đời. Thời tiền sơ sử con người đã biết chế tác và sử dụng lục lạc. Trong các di chỉ khảo cổ học thuộc văn hoá Đông Sơn, Sa Huỳnh, lục lạc đồng là loại hiện vật được phát hiện tương đối nhiều. Cư dân Đông Sơn thích đeo trang sức vòng ống chân, vòng ống tay. Mặt ngoài của chiếc vòng luôn có mấu để đeo thêm những chiếc lục lạc dài. Đó cũng là nét đặc trưng của trang sức Đông Sơn. Trải qua thời gian, lục lạc không bị mất đi mà được nhiều tộc người vẫn ưa chuộng.

 Chuỗi hạt lục lạc lớn và nhỏ của người Cor

Đối với người Cơ Tu, lục lạc (rơriu) là đồ trang sức mới du nhập vào cộng đồng so với đồ trang sức có từ xưa như cườm, mã não. Đây là loại trang sức được đeo trên cổ và gắn lên các loại váy áo, dùng cho cả nam và nữ ở trong các dịp lễ hội, trong đám cưới. Khi đi lục lạc sẽ phát ra tiếng reo dòn dã như tiếng nhạc. Thanh niên nam nữ đều thích đeo lục lạc vì tiếng reo của chúng như tín hiệu thay cho lời kêu gọi bạn tình. Người Ca Dong ở Nam Trà My cũng ưa thích món trang sức bằng lục lạc. Trên chiếc vòng đeo cổ thường gắn thêm hai chiếc lục lạc nhỏ.

Người Cor có một số loại lục lạc khác nhau, lục lạc lớn gọi là grót, to như quả trứng gà được móc vào chuỗi cườm dùng trong lễ cúng, loại nhỏ hơn là lục lạc krăng năng, to bằng ngón tay cái, kế đến là loại krắk reo to bằng ngón tay út đeo ở lưng và cuối cùng là lục lạc nút, chỉ to bằng hạt đậu, dùng để tạo đường riềm ở dải chuỗi cườm kết đeo ở hông phụ nữ. Chính loai nhỏ nhất (nút) là loại đắc giá nhất bởi vì chúng khó đúc. Chỉ một vóc tay nhưng có giá bằng một con trâu. Trong các lễ cúng của người Cor không thể thiếu xâu hạt cườm - lục lạc, một loại chuỗi hạt cườm dài, một đầu có đeo vài chiếc lục lạc. Xâu cườm - lục lạc đặt trên mâm lễ vật và được rung lên với âm thanh rộn ràng như lời thưa gửi thần linh. Trong điệu múa ca đáo của đồng bào Cor không thể thiếu lục lạc. Nó vừa là đồ trang sức đeo trên cổ, trên hông, trên đôi tay... đồng thời là nhạc cụ tạo âm thanh rộn ràng, nhịp nhàng cho động tác múa.

 Lục lạc treo trên gấu áo người Cơtu

Trong tang lễ, những người đưa tang cũng không thể quên mỗi người mang theo trên cổ xâu cườm - lục lạc để rung giữ hồn mình, nếu không, người ta tin rằng linh hồn mình sẽ bị bắt giữ theo người chết. Trong lễ giả rạ, kết thúc vụ mùa của dân tộc Cor, thầy cúng dùng xâu lục lạc và cườm rung lên, gọi hồn lúa nhập vào cườm và lục lạc, ở với gia đình, giữ chòi lúa, phù hộ cho gia đình luôn no đủ. Lục lạc đồng còn được người Cor dùng để trang trí trên các vật dụng như ống đựng thuốc hút, ống đựng tên để săn bắn.

Cùng với các loại trang sức khác, lục lạc chính là vật gia bảo của đồng bào các dân tộc thiểu số trên dải Trường Sơn. Lục lạc vừa là trang sức làm đẹp cho chủ nhân của nó vừa là vật dụng gắn với lễ nghi cúng bái của một số tộc người. Người có nhiều lục lạc chính là người giàu có, được mọi người nể phục, tôn kính.

Tấn Vịnh/ langvietonline.vn

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/ban-sac-van-hoa/luc-lac-dong-cua-cac-dan-toc-tren-dai-truong-son-20201111160506900.htm


  Các Tin khác
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
  + Mây tràn khắp lối, du khách ùn ùn kéo tới Sa Pa check-in khung cảnh bồng bềnh (06/12/2022)
  + Ly kỳ 2 quả núi cùng tên “kẹp” một dòng sông (26/11/2022)
  + Độc đáo bức tường bằng đá ong hàng trăm năm tuổi ở làng cổ Yên Trường (26/11/2022)
  + Cuộc đời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua ảnh (21/11/2022)
  + ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐUA THUYỀN ĐỘC MỘC TRÊN SÔNG PÔ KÔ (11/11/2022)
  + NGHỆ NHÂN LÝ THỊ NHIỄN TÂM HUYẾT GÌN GIỮ VĂN HÓA DÂN TỘC CHÂU RO (10/11/2022)
  + “SỨ MÓNG CÁI, VẠI HƯƠNG CANH” (08/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 6
Total: 60287779

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July