Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 22/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Người khôi phục những nét ''''Trung thu xưa'''' Người khôi phục những nét ''''Trung thu xưa'''' , Người xứ Nghệ Kiev
 

(NSHN) - Dưới ý tưởng và tâm huyết của nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách, những món đồ chơi Trung thu mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc như đèn cá hóa long, đèn con thỏ, đèn cá chép, các con giống bột… đã hồi sinh sống động giúp cho người Hà Nội hôm nay đón một Tết Trung thu đầy đủ ý nghĩa.

Đèn cá hóa long - mẫu đèn truyền thống xưa được ông Trịnh Bách và nghệ nhân làm sống lại trong mùa trăng năm nay.


Đèn “cá hóa long” tái xuất

Những ngày này, du khách đến vui chơi Trung thu ở Hoàng Thành Thăng Long vô cùng thích thú khi nhìn thấy chiếc đèn Trung thu “cá hóa long” lần đầu tiên được trưng bày.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách, đèn cá hóa long được ông và các nghệ nhân phục dựng theo mẫu của bảo tàng ở Pháp sau 3 năm mày mò, thử nghiệm.

Ông Bách cho biết, đèn “cá hóa long” xuất hiện ở Hà Nội vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX do các nghệ nhân làng Báo Đáp ở Nam Trực, Nam Định làm bằng khung tre, có những chỗ làm bằng dây thép và dán giấy hoặc vải. Bảo tàng bên Pháp có lưu giữ nhưng đến nay con bằng giấy đã nát. Chiếc đèn này là chiếc đầu tiên được phục dựng lại. Để giữ chất giấy, các nghệ nhân đã dùng các loại dầu như dầu bạch tùng, dầu trẩu... trộn vào nhau rồi quết lên đèn.

Nhìn chiếc đèn truyền thống như chưa hề vắng bóng, cụ Võ Thị Xuân (quận Hoàng Mai, Hà Nội) như thấy lại tuổi thơ năm nào. Cụ bảo: “Tôi vừa kể cho các cháu của mình về tuổi thơ với những chiếc lồng đèn ngày xưa rất cầu kỳ. Thật may là truyền thống văn hóa này vẫn được bảo tồn để giữ lại những nét xưa cho Hà Nội, để người cũ được hoài niệm và người trẻ nhớ cội nguồn...”.

Nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách (trái) và nghệ nhân với mẫu đèn cá hóa long phục chế cho mùa Trung thu 2020.


Hành trình đưa đồ chơi Trung thu truyền thống trở lại

Từ nhiều thế kỷ trước, trẻ em Việt Nam đã vui Tết trung Thu của mình với những thứ đồ chơi độc đáo như con giống làm bằng bột và đèn lồng hình dạng các con thú. Đấy là một phong tục đẹp đẽ và độc đáo của riêng người Việt.

Trong ký ức của nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách, vào Tết Trung thu xưa, trẻ em không thể thiếu 3 món là bánh Trung thu, con giống bằng bột và đèn. Ông nói: “Cho đến cuối thế kỷ XIX thì thú chơi lồng đèn Trung thu ở miền Bắc Việt Nam, nhất là ở Hà Nội, đã thành nếp rõ lắm rồi”.

Là người yêu văn hóa Việt Nam, những năm sống ở nước ngoài, ông Trịnh Bách thường đến các bảo tàng tìm hiểu. Ông đã rất bất ngờ khi nhìn thấy tại bảo tàng ở Pháp những chiếc đèn Trung thu đa dạng và những con giống bột rất tinh xảo được làm cho Tết Trung thu Hà Nội từ những thập niên đầu thế kỷ XX.

Tìm hiểu thêm ông được biết, ngày xưa ở Bắc Bộ có nhiều nơi làm đèn Trung thu nhưng nổi trội nhất là làng Báo Đáp ở Nam Trực, Nam Định. Người làng Báo Đáp làm đèn Trung thu bài bản và quy mô để cung cấp cho nhiều nơi, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội.

Ấy thế nhưng, từ khi trở về nước, cứ mỗi dịp tháng Tám âm lịch đến gần, nhìn phố Trung thu Hàng Mã ngày càng mất đi màu sắc truyền thống, các loại đèn tinh xảo cổ xưa bị thất truyền và bị thay thế bằng các đèn nhựa Trung Quốc vô hồn, ông Trịnh Bách đau đáu nỗi niềm phải bằng mọi cách khôi phục chúng.

Âm thầm và lặng lẽ, từ năm 2007, ông đã bỏ nhiều công sức để tìm trong ký ức, trong thư viện, trong bảo tàng, “đào xới” trên internet những hình ảnh còn vương sót về những mẫu đèn Trung thu. Ông bảo, có được mẫu đã gian nan, nhưng gian nan hơn cả vẫn là hành trình đi tìm nghệ nhân tâm huyết cho việc phục hồi lại môn nghệ thuật quý báu này.

Cuộc sống đã khiến nghệ thuật làm lồng đèn Trung thu cổ truyền quý báu của người Việt gần như biến mất, chỉ còn một số người dân làng Báo Đáp di cư vào Nam giữa thập niên 1950 tụ họp lại lập ra xóm Phú Bình (quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh) là tiếp tục nghề của cha ông.

Khi cùng các nghệ nhân nơi đây tìm tòi chất liệu và phương pháp để tạo khung, bồi giấy cho các loại đèn con thú cổ truyền Việt Nam, ông Bách nhận ra, không phải chỉ cần có đúng chất giấy, chất liệu vẽ và tạo được khung đèn là xong, mà còn cần cả tấm lòng và đôi bàn tay khéo léo.

Ngoài đèn, Trung thu Hà Nội xưa còn có nét rất riêng so với các vùng miền khác, đó là mâm cỗ với những con giống bột và các loại trái cây được gọt tỉa vô cùng khéo léo. Để mâm cỗ chơi trăng của trẻ em thêm ý nghĩa, ông Bách cũng tiến hành khôi phục những con giống bột màu.

Để phục chế các con giống bột, ông Bách cố gắng tìm các nghệ nhân. Đi từ Nam ra Bắc, giữa khi tưởng như vô vọng, ông gặp được bà Phạm Nguyệt Ánh (Trung Hòa, Hà Nội). Có lẽ bà là người nặn con giống bột Đồng Xuân cuối cùng ở Hà thành. Sau đó, ông cũng tìm được nghệ nhân Đặng Văn Hậu (huyện Phú Xuyên, Hà Nội). Ý định ấp ủ hàng chục năm cuối cùng cũng hoàn thành khi những con giống bột ngày xưa được hồi sinh trước những cặp mắt tròn xoe thích thú của trẻ nhỏ.

Con giống bột.


Trân trọng, gìn giữ những giá trị tốt đẹp

“Khi thấy con giống bột không còn nữa, tôi đau đáu tìm cách để mang nó trở lại với đời sống, vì thương trẻ em ngày nay không biết được nhiều cái hay, đẹp của văn hóa Việt. Nhiều người nói tôi mất của, mất công đi “vác tù và hàng tổng” nhưng tôi không nghĩ thế”, nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách chia sẻ.

Theo ông Bách, muốn khôi phục di sản thành công thì đầu tiên phải hiểu về di sản. Sự hiểu ấy phải thông qua nhiều nguồn, mà sách vở chỉ là một phần. Quan trọng là phải tìm được các nhân chứng, các nghệ nhân biết nghề, yêu nghề và nhất là có lương tâm nghề nghiệp.

Ông kể: “Cách đây mấy năm, tôi đã cố gắng chỉ cho một người làm lồng đèn cách dán lông thỏ giả vào những cái đèn như một gợi ý cho anh ta về cách trang trí đèn lồng Trung thu xưa, nhưng vì anh thợ không hứng thú nên không thành công. Hiện nay, nhiều lồng đèn bán ở chợ vẫn dán lông giả đủ màu sắc mà hoàn toàn không có một căn bản mỹ thuật nào. Và người ta cũng không hiểu mục đích dán lông như vậy để làm gì. Thật đáng tiếc!”.

Trước áp lực của cơ chế kinh tế thị trường, nhiều người thợ muốn ăn xổi, ít chịu luyện tay nghề hay làm qua loa với tâm lý “tưởng không ai biết gì”. “Họ phải thay đổi lối suy nghĩ đó thì mới có thể giữ và phát triển nghề được”, ông Bách khẳng định.

Và ông cũng nói thêm: “Qua những việc làm cụ thể của mình, tôi chỉ mong khôi phục lại được những nét văn hóa đã bị mai một của dân tộc, để mọi người hiểu và trân trọng giữ gìn. Đã dấn thân vào con đường này thì phải làm việc một cách nghiêm túc, bài bản với một nền tảng kiến thức vững vàng, không được phép tùy tiện...”.

Nhà nghiên cứu Trịnh Bách hướng dẫn chuẩn bị mâm cỗ Trung thu ở Ngôi nhà Di sản Hà Nội.


Bà Trần Thị Thúy Lan, Phó Ban quản lý phố cổ Hà Nội cũng đánh giá cao những việc làm của nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách: “Anh Trịnh Bách là nhà nghiên cứu văn hóa có tâm huyết, tài năng và uy tín. Mấy năm nay, anh đã tư vấn và là cầu nối hữu hiệu giúp chúng tôi thực hiện những hoạt động ý nghĩa; giúp bảo tồn, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống, đem đến cho các cháu thiếu nhi một không gian vui chơi bổ ích, một cơ hội tìm hiểu văn hóa cha ông, đồng thời thúc đẩy phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh khu phố cổ Hà Nội nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung”.

Những món đồ chơi Trung Thu và mâm cỗ Trung Thu truyền thống mà nhà nghiên cứu Trịnh Bách cùng các đồng sự bỏ công sức phục dựng được trưng bày tại các địa chỉ văn hóa của Hà Nội nhân dịp Trung Thu năm nay được tất cả mọi người, từ người lớn đến trẻ nhỏ, đều hâm mộ, yêu thích.

Thu Hằng

Nguồn hanoimoi.com.vn

http://nhipsonghanoi.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/van-hoa/823356/nguoi-khoi-phuc-nhung-net-trung-thu-xua


  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 5
Total: 65986924

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July