Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 25/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Phục sức cho voi nhà Buôn Đôn Phục sức cho voi nhà Buôn Đôn , Người xứ Nghệ Kiev
 

Voi là loài vật hoang dã sớm được đồng bào Tây Nguyên thuần dưỡng để phục vụ cho cuộc sống con người. Ngày thường ở buôn làng, voi chỉ có chiếc bành, tấm lót lưng bằng vỏ cây, dây xích bằng sắt, chiếc chuông đồng nhỏ đeo trên cổ. Trong ngày hội voi ở Buôn Đôn, voi được chăm sóc và trưng diện với bộ trang sức chỉnh chu. Trang sức chẳng những để làm đẹp, oai phong cho những ông tượng mà còn khẳng định quý trọng, thương yêu của đồng bào Tây Nguyên đối với từng con voi nhà.

 Con voi được trang điểm hoàn chỉnh tham gia diễu hành trong ngày Hội voi ở Buôn Đôn

Tại xứ sở của nghề thuần dưỡng và săn bắt voi rừng, đồng bào Mnông luôn có ý thức bảo vệ, làm đẹp cho voi bằng những thứ trang sức đi kèm. Trước tiên là chiếc bành voi (vơng) phải đẹp, được làm bằng mây, hết sức cầu kỳ. Vơng đặt trên lưng voi, chở người thân đi thăm bà con xa, đi trao đổi hàng giữa các vùng. Bành có mái làm bằng sợi mây đan dày để che mưa nắng. Chiếc bành càng đẹp càng thể hiện sự sung túc, giàu có của gia chủ. Ngày nay, chiếc bành mây được thay thế bằng bành sắt để có thể sử dụng được lâu dài. Trước khi đặt bành lên lưng voi, đồng bào thường lót nhiều tấm đệm bằng vỏ cây. Trong dịp lễ hội, nhất là khi đoàn voi tham gia diễu hành trên đường phố hay lễ đài, xung quang bành voi thường treo cờ, phướn nhiều màu sắc khác nhau.

Trong dịp lễ hội, khi voi không mang bành thì được phủ trên lưng một tấm choàng thổ cẩm thay cho tấm lót bằng da bò rừng hoặc vỏ cây. Đây là tấm vải thổ cẩm được các thợ dệt ở buôn làng tự tay dệt và khâu kết lại từ nhiều mảnh để có kích cỡ lớn phù hợp với dáng vóc to lớn của các chú voi. Màu sắc và hoa văn trên tấm choàng luôn đẹp mắt, mang đậm một gam màu ấm nóng Tây Nguyên. Tấm choàng vừa che lưng giữ cho những chú voi luôn được mát dịu khi trời nắng, ấm áp khi trời lạnh giá, lại khỏi bị côn trùng tấn công. Xung quanh mép tấm choàng còn trang trí tua rua bằng vải màu. Trên trán voi được che một tấm vải màu, ở giữa có hoa văn hình mặt trời. Khi nhìn thẳng, tấm vải này là điểm nhấn tạo nên nét đẹp cân đối, hài hòa giữa cặp ngà, đôi tai to và chiếc vòi luôn lắc lư chuyển động. Bốn chân voi được gắn những vòng vải màu đỏ hoặc màu hồng, để khi voi đi hoặc chạy đua sẽ tạo nên sắc màu uyển chuyển trên những bước chân chắc khỏe, thô ráp. Những tấm choàng, tấm che bằng thổ cẩm có trang trí hoa văn và màu sắc rực rỡ vừa làm đẹp, làm dáng vừa bảo vệ thân mình của những chú voi trước sự khắc nghiệt của nắng gió, khí hậu Tây Nguyên.

 Cà vạt đeo trên cổ voi

Giống như người, voi cũng đeo vài thứ trang sức ở đôi tai hoặc ở cổ. Đặc biệt, chiếc lục lạc làm bằng thân tre hoặc bằng đồng, hay chiếc chuông đồng nhỏ, là “vật bất ly thân”, luôn luôn gắn trên cổ voi. Lục lạc và chuông đồng là món trang sức đơn giản vừa làm đẹp cho voi vừa là vật dụng khi chúng đi lại sẽ phát ra âm thanh trong trẻo, vui nhộn. Khi thả vào rừng tự tìm cỏ ăn nước uống, không cần dây xích buộc chân, voi ở đâu, người chủ vẫn nghe tiếng kêu để dễ tìm đến. Khi tham gia lễ hội, voi sẽ tháo chuông và lục lạc, hoặc nhét vải vào trong để khi voi di chuyển không còn phát ra tiếng kêu, tạo âm thanh hỗn tạp, nhiễu loạn, nhất là khi cùng một lúc tập trung nhiều thớt voi, sẽ gây khó khăn trong việc điều khiển của các nài voi. Thay vào đó, những chú voi có thể được chủ cho đeo một miếng vải màu tươi sáng, được buộc thắt một cách điệu nghệ, giống như cái cà vạt, làm tăng sự duyên dáng, đáng yêu của các chú voi.

Voi nhà Tây Nguyên được thuần dưỡng từ voi rừng hoang dã. Những chú voi tinh khôn là thành viên của cộng đồng buôn làng. Chúng đã tô điểm cho Tây Nguyên một vẻ đẹp hoang sơ của đại ngàn. Những người nuôi dưỡng voi chẳng những biết thuần hóa voi mà còn biết tạo nên vóc dáng, ngoại hình, diện mạo qua việc trang sức, trang điểm để loài vật đáng yêu này luôn hấp dẫn du khách trong ngày hội của buôn làng.

Tấn Vịnh/ langvietonlien.vn

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/ban-sac-van-hoa/phuc-suc-cho-voi-nha-buon-don-20200601102655250.htm




  Các Tin khác
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
  + Mây tràn khắp lối, du khách ùn ùn kéo tới Sa Pa check-in khung cảnh bồng bềnh (06/12/2022)
  + Ly kỳ 2 quả núi cùng tên “kẹp” một dòng sông (26/11/2022)
  + Độc đáo bức tường bằng đá ong hàng trăm năm tuổi ở làng cổ Yên Trường (26/11/2022)
  + Cuộc đời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua ảnh (21/11/2022)
  + ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐUA THUYỀN ĐỘC MỘC TRÊN SÔNG PÔ KÔ (11/11/2022)
  + NGHỆ NHÂN LÝ THỊ NHIỄN TÂM HUYẾT GÌN GIỮ VĂN HÓA DÂN TỘC CHÂU RO (10/11/2022)
  + “SỨ MÓNG CÁI, VẠI HƯƠNG CANH” (08/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 60335653

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July