Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 19/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Sức khỏe & Đời sống >
  Tháng 3 thả muỗi Wolbachia để diệt muỗi sốt xuất huyết Tháng 3 thả muỗi Wolbachia để diệt muỗi sốt xuất huyết , Người xứ Nghệ Kiev
 

Thứ Bảy ngày 13/01/2018

Bộ Y tế sẽ thả thí điểm muỗi mang vi khuẩn Wolbachia để khiến trứng của muỗi sốt xuất huyết bị "ung" không thể nở thành loăng quăng.

Đây là hoạt động nằm trong Dự án hướng tới loại trừ sốt xuất huyết tại Việt Nam, do Bộ Y tế chủ trì. Theo phương án vừa được Bộ Y tế phê duyệt, trong năm nay sẽ thả muỗi mang vi khuẩn Wolbachia tại 8 thôn trung tâm xã Vĩnh Lương, TP Nha Trang (các thôn Lương Sơn 1-2-3, Văn Đăng 1-2-3 và Võ Tánh 1-2). Thời gian thả muỗi dự kiến bắt đầu từ tháng 3 và kéo dài trong 12-18 tuần. Mỗi tuần sẽ thả trung bình một con muỗi Wolbachia trên mỗi 25 m2.

Trước khi tiến hành thả muỗi, các chuyên gia dự án sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường truyền thông và tham vấn cộng đồng (phát tờ rơi đến các gia đình, tổ chức họp dân thôn, lấy ý kiến người dân...). Sau đó sẽ khảo sát về mức độ nhận thức của người dân về phương pháp này và lấy phiếu đồng thuận ở 370 gia đình chọn ngẫu nhiên trong khu vực... Việc thả muỗi Wolbachia chỉ được tiến hành sau khi có được sự đồng thuận cao của cộng đồng (từ 80% trở lên).

 
Cơ chế lan truyền vi khuẩn Wolbachia trong quần thể muỗi vằn. Ảnh: Elminatedengue.

Phương pháp sử dụng muỗi Wolbachia để diệt muỗi gây bệnh sốt xuất huyết đã được nghiên cứu, triển khai tại nhiều nước trên thế giới. Các nghiên cứu đánh giá khoa học toàn diện về tính an toàn tại Australia, Việt Nam, Indonesia và hơn 10 năm nghiên cứu ứng dụng ở nhiều nơi trên thế giới cho thấy loài muỗi này an toàn cho con người, động vật và môi trường.

Kế hoạch ban đầu của Dự án là năm 2017 thả muỗi Wolbachia thí điểm ở 4 phường Vĩnh Phước, Vĩnh Thọ, Vĩnh Trường và Phước Long của thành phố Nha Trang, sau đó mở rộng trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, kế hoạch này về sau thay đổi, bước đầu thả muỗi Wolbachia ở xã Vĩnh Lương và đánh giá kết quả, sau đó mới triển khai tiếp ở các phường tại Nha Trang.

Trước đó, nhóm nghiên cứu của Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương cùng các nhà khoa học Australia nhân nuôi thành công dòng muỗi Aedes aegypti mang vi khuẩn Wolbachia. Muỗi được bắt từ đảo Trí Nguyên, Khánh Hòa. Muỗi Wolbachia đã được thả tại các hộ gia đình trên đảo Trí Nguyên hai đợt, vào tháng 4-9/2013 và tháng 5-11/2014.

Kết quả giám sát dịch tễ các năm gần đây cho thấy trong khi số ca mắc sốt xuất huyết ở TP Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa đều ở mức rất cao, thì riêng tại đảo Trí Nguyên từ khi kết thúc thả muỗi Wolbachia năm 2014 đến nay chưa xảy ra bất cứ ổ dịch sốt xuất huyết tập trung nào. Tháng 8/2016, kết quả nghiên cứu thí điểm ứng dụng muỗi mang vi khuẩn Wolbachia trên đảo Trí Nguyên đã được Bộ Y tế nghiệm thu về tính an toàn, khả năng ức chế virus Dengue.

Việc thả muỗi trong cộng đồng dân cư đã được triển khai ở Australia (2011), Việt Nam (2013), Indonesia, Brazil và Colombia (2014). Australia, Indonesia đã triển khai trên diện rộng ở một số thành phố. Gần đây Brazil đã thả muỗi Wolbachia ở thủ đô Rio de Janeiro. Ấn Độ, Sri Lanka và một số quốc đảo ở Thái Bình Dương cũng bắt đầu tham gia chương trình.

Wolbachia là loại vi khuẩn tự nhiên, có trong tế bào của khoảng 60% loài côn trùng sống gần gũi xung quanh con người như ruồi giấm, châu chấu, bướm, chuồn chuồn... Qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học trên thế giới đã thành công trong việc cấy vi khuẩn Wolbachia vào muỗi vằn và chứng minh được rằng trong cơ thể muỗi mang Wolbachia có khả năng ức chế sự phát triển của virus Dengue (gây bệnh sốt xuất huyết), virus Zika và một số loại virus khác truyền qua muỗi, từ đó làm giảm nguy cơ lây truyền virus gây bệnh sang người. Như vậy, vi khuẩn Wolbachia được đưa vào cơ thể muỗi vằn giúp muỗi tăng “sức đề kháng” với virus gây bệnh, có thể ví phương pháp này giống như “tiêm văcxin” cho muỗi.

Một đặc điểm nữa là vi khuẩn Wolbachia được muỗi cái truyền qua trứng sang thế hệ sau, trong khi muỗi đực mang Wolbachia nếu cặp đôi với muỗi cái tự nhiên thì sẽ sinh ra trứng “ung”. Muỗi mang vi khuẩn Wolbachia hoàn toàn không phải là muỗi biến đổi gene vì không có bất cứ sự can thiệp nào vào gene của muỗi. Vi khuẩn này sống cộng sinh trong tế bào muỗi. Muỗi mang vi khuẩn Wolbachia không “tiêu diệt” muỗi vằn tự nhiên, mà chúng cặp đôi, giao phối lẫn nhau.

Việc thả cả muỗi đực và muỗi cái mang Wolbachia giúp loài muỗi này tự duy trì sinh sản qua nhiều thế hệ
Theo Vnexpress
Nguồn hanoimoi.com.vn
http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Doi-song/888382/thang-3-tha-muoi-wolbachia-de-diet-muoi-sot-xuat-huyet



  Các Tin khác
  + Đi bộ sau bữa ăn có tốt không? (19/04/2024)
  + 8 loại trái cây tốt cho người bị tiểu đường (19/04/2024)
  + 3 loại cây này đặt trong nhà bếp, vừa hút khói dầu, khử khí độc, vừa kích hoạt tài lộc, mang may mắn đến (19/04/2024)
  + Trồng 6 cây gia vị này trong nhà vừa có rau ăn, vừa đuổi muỗi hiệu quả, thư giãn, giảm căng thẳng (19/04/2024)
  + 5 loại lá trong vườn, có thể ăn sống, lại có nhiều lợi ích cho sức khỏe (19/04/2024)
  + Cách ngâm nước dâu tằm không lo mốc hỏng hay nổi váng, chỉ 5 phút là có cốc nước chua chua ngọt ngọt (10/04/2024)
  + Nước ép hoa quả và 6 điều kiêng kỵ không nên làm (10/04/2024)
  + Muỗi sợ nhất thứ này, lấy nó cắm vào quả chanh rồi để trong phòng là muỗi chạy sạch (07/04/2024)
  + Loại lá là ẩm thực núi rừng, nay lên phố thành đặc sản bán với giá 180.000 đồng/kg (04/04/2024)
  + Loại quả ‘cháy hàng’ mùa hè, chị em thành phố săn lùng với giá 70.000 đồng/kg (04/04/2024)
  + 5 loại cá ngọt thịt, ít xương: Bảo bối cho bữa cơm gia đình (30/03/2024)
  + Sáng dậy uống cốc nước này còn hơn nhân sâm tổ yến, là "thần dược" kiểm soát mỡ máu, huyết áp, lại cực rẻ (30/03/2024)
  + 3 loại rau giàu Protein hơn thịt, nhiều canxi gấp 2 lần xương: Không bị nuôi hóa chất, bổ như nhân sâm, tổ yến (30/03/2024)
  + Trong máy giặt có "chiếc hộp nhỏ" công dụng vô cùng lợi hại: Không biết dùng quá phí (29/03/2024)
  + Loại trái cây ngon ngọt giúp kiểm soát đường huyết, đẩy lùi ung thư, giá chỉ vài chục nghìn đồng (23/03/2024)
  + Nước luộc rau muống chuyển màu xanh đậm có phải rau nhiễm chì không? (23/03/2024)
  + Hoa chuối có nhiều công dụng bất ngờ với sức khỏe mà cả nam nữ đều cần nhưng nhiều người chưa biết dùng (23/03/2024)
  + Chảo mất hết lớp chống dính đừng vứt đi: Nhỏ vài giọt này vào, chảo phục hồi như mới, không còn lo dính (23/03/2024)
  + Rã đông thịt đừng ngâm nước: Đầu bếp khách sạn mách mẹo nhỏ rã đông sau 5 phút và trông như thịt mới mua (23/03/2024)
  + 4 loại dầu ăn không tốt cho sức khỏe nên hạn chế (12/03/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 60203495

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July