Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 20/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Sức khỏe & Đời sống >
  Nhiễm độc chì - mối họa bị bỏ qua... Nhiễm độc chì - mối họa bị bỏ qua... , Người xứ Nghệ Kiev
 

Thứ Hai ngày 04/12/2017

(HNM) - Từ thuốc, thực phẩm, nguồn nước, đất, không khí cho tới các vật dụng trong gia đình… đều có nguy cơ gây nhiễm độc chì cho cơ thể người mà ít ai ngờ tới. Thế nhưng, với đặc trưng tích tụ lâu ngày rồi mới phát tác, nhiều người bỏ qua cảnh báo nguy hiểm nhiễm độc chì để rồi dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Nguy cơ nhiễm chì từ thuốc cam, sơn, thực phẩm...

Mỗi năm, Khoa Cấp cứu chống độc (Bệnh viện Nhi trung ương) tiếp nhận hàng chục trường hợp trẻ em ngộ độc chì từ thuốc cam do sự thiếu hiểu biết của người lớn. Bác sĩ Lê Ngọc Duy, Phó Trưởng khoa Cấp cứu chống độc bệnh viện cho biết, mặc dù đã có rất nhiều cảnh báo về nguy cơ ngộ độc chì trong thuốc cam không rõ nguồn gốc nhưng nhiều cha mẹ vẫn quá tin vào loại “thần dược” này. Nhiều người còn cho rằng, thuốc cam có thể giúp trẻ tăng cân, chữa lành một số bệnh thông thường… những quan niệm sai lầm này đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng với trẻ.
 
Người dân làng tái chế chì Đông Mai (huyện Văn Lâm, Hưng Yên) đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe do hằng ngày tiếp xúc với các chất gây hại.Ảnh: Môi Trường

Tại Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), các bác sĩ cũng từng tiếp nhận rất nhiều bệnh nhi bị ngộ độc chì do sử dụng các loại thuốc Nam, thuốc cam. Thạc sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc dẫn chứng, từ tháng 8-2017 đến nay bệnh viện đã tổ chức các đoàn bác sĩ về huyện Lục Nam, huyện Tân Yên và TP Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang) để khám, điều trị và cấp thuốc miễn phí cho hàng chục trẻ em có nồng độ chì vượt ngưỡng cho phép. Ở Bắc Giang hiện có khoảng 50 trường hợp bị ngộ độc chì, chủ yếu là do cha mẹ dùng thuốc cam để vệ sinh răng miệng cho trẻ.

“Chúng tôi đã nhiều lần đề xuất loại chì, asen và thủy ngân ra khỏi danh sách nguyên liệu thuốc y học cổ truyền, tránh tình trạng nhiều loại thuốc cam, thuốc Nam có hàm lượng chì vượt ngưỡng được bán rộng rãi khiến từ năm 2011 cho đến nay, nhiều trẻ bị ngộ độc chì phải nhập viện”, Thạc sĩ Nguyễn Trung Nguyên nói.

Nguy cơ nhiễm độc chì không chỉ từ thuốc cam mà còn đến từ nhiều tác nhân xung quanh môi trường sống. PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ, nồng độ chì cho phép tồn tại trong cơ thể người là dưới 10mcg/dL. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều nghiên cứu cho thấy, hàm lượng chì trung bình trong cơ thể người Việt Nam là 20mcg/dL (gấp đôi hàm lượng chì cho phép). Nguyên nhân được chỉ ra là do ô nhiễm chì từ trong không khí, nguồn nước sinh hoạt và một phần do con người trực tiếp đưa vào cơ thể thông qua ăn uống và sử dụng vật dụng gia đình.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, ngay cả các bao gói đựng thực phẩm, như: Giấy báo, bát đĩa in hoa văn, hộp đựng có chứa chì… hay nhiều nghề nghiệp, như: Sản xuất, tái chế, sửa chữa ắc quy, nung, nấu hoặc tinh chế chì… đến những vật dụng mỹ phẩm, son, đồ chơi có sơn chì, đạn chì… đều là mối nguy cơ khiến chì xâm nhập vào cơ thể. Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị nhiễm độc chì hơn cả, bởi mức hấp thụ chì ở trẻ em cao và lâu hơn ở người lớn.

Một trong những yếu tố có thể gây nhiễm, ngộ độc chì là sơn tường nhưng ít được đề cập đến. PGS.TS Phạm Duệ, nguyên Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cảnh báo, chì xâm nhập vào cơ thể con người nhiều nhất là qua đường ăn uống và hít thở. Nếu sử dụng các loại sơn nhiễm chì nhiều màu sắc bắt mắt trong phòng ngủ của trẻ thì nguy cơ trẻ sẽ bị nhiễm độc chì qua đường hít thở.

Càng để lâu, càng nguy hiểm

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nhiễm độc chì là một cảnh báo nguy hiểm cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người chủ quan khi chưa nhìn thấy hậu quả từ việc này, tức là khi cơ thể chưa phát bệnh nên trì hoãn chữa trị, hoặc bỏ dở điều trị. Thực tế, thải được nồng độ chì trong cơ thể không đơn giản, càng để lâu, càng nguy hại cho sức khỏe. Riêng với nhiễm độc chì khiến trẻ có những bất thường về thể lực và trí tuệ, gây thiếu máu, rối loạn ý thức, chậm phát triển về nhận thức, chậm phát triển về chiều cao... Nếu bị nặng, có thể bị liệt cơ, thiếu máu, co giật và hôn mê. Do vậy, khi có những biểu hiện đáng ngờ bị nhiễm độc chì cần đưa người bệnh đến bệnh viện và tuyệt đối tuân thủ các phương pháp điều trị của bác sĩ.

Bác sĩ Lê Ngọc Duy phân tích, các biểu hiện cấp tính khi trẻ bị nhiễm độc chì là tăng kích thích, co giật, ngủ lịm từng lúc, hôn mê... Các biểu hiện lâu dài cũng không điển hình, như: Chậm phát triển nhận thức, tinh thần, giảm khả năng nghe, thái độ hành vi kỳ dị, ít chơi, mệt mỏi, khó chịu, vô cảm, mất phối hợp, mất các kỹ năng học được, học kém. Ngoài ra, khi nhiễm độc chì còn ảnh hưởng về tiêu hóa khiến trẻ hay bị nôn, đau bụng, chán ăn. Nhìn bên ngoài, da trẻ xanh xao, cơ thể gầy yếu do thiếu máu.

Ngoài các triệu chứng rõ rệt như trên, trẻ nhiễm độc chì còn có rất nhiều biểu hiện kín, chỉ có thể phát hiện bằng các xét nghiệm định lượng chì trong máu. Để đề phòng ngộ độc chì, gia đình cũng cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, hạn chế để trẻ nhỏ tiếp xúc với đồ chơi không rõ nguồn gốc có thể nhiễm kim loại nặng và chì.

PGS.TS Phạm Duệ cũng đưa ra khuyến cáo, các bậc cha mẹ không được tùy tiện cho con uống thuốc Nam, thuốc cam không rõ nguồn gốc từ các thầy lang. Nếu có, chỉ sử dụng các thuốc của nhà sản xuất và phân phối có nhãn mác ghi rõ địa chỉ, có chứng nhận cho phép của các cơ quan chức năng.

Ngoài ra, tuyệt đối không nên sử dụng các vật dụng liên quan đến chì, như: Ắc quy thải loại, đồ chơi có chứa chì… Khi chọn sơn nhà, người tiêu dùng cần tìm hiểu mua những loại sơn không chứa chì. Nếu cha mẹ làm việc trong môi trường có chì nên tắm gội, thay quần áo sạch sẽ khi xong công việc, nhất là trước khi tiếp xúc với trẻ để hạn chế nguồn lây nhiễm chì.
Thu Trang
Nguồn hanoimoi.com.vn
http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Suc-khoe/884593/nhiem-doc-chi---moi-hoa-bi-bo-qua



  Các Tin khác
  + Đi bộ sau bữa ăn có tốt không? (19/04/2024)
  + 8 loại trái cây tốt cho người bị tiểu đường (19/04/2024)
  + 3 loại cây này đặt trong nhà bếp, vừa hút khói dầu, khử khí độc, vừa kích hoạt tài lộc, mang may mắn đến (19/04/2024)
  + Trồng 6 cây gia vị này trong nhà vừa có rau ăn, vừa đuổi muỗi hiệu quả, thư giãn, giảm căng thẳng (19/04/2024)
  + 5 loại lá trong vườn, có thể ăn sống, lại có nhiều lợi ích cho sức khỏe (19/04/2024)
  + Cách ngâm nước dâu tằm không lo mốc hỏng hay nổi váng, chỉ 5 phút là có cốc nước chua chua ngọt ngọt (10/04/2024)
  + Nước ép hoa quả và 6 điều kiêng kỵ không nên làm (10/04/2024)
  + Muỗi sợ nhất thứ này, lấy nó cắm vào quả chanh rồi để trong phòng là muỗi chạy sạch (07/04/2024)
  + Loại lá là ẩm thực núi rừng, nay lên phố thành đặc sản bán với giá 180.000 đồng/kg (04/04/2024)
  + Loại quả ‘cháy hàng’ mùa hè, chị em thành phố săn lùng với giá 70.000 đồng/kg (04/04/2024)
  + 5 loại cá ngọt thịt, ít xương: Bảo bối cho bữa cơm gia đình (30/03/2024)
  + Sáng dậy uống cốc nước này còn hơn nhân sâm tổ yến, là "thần dược" kiểm soát mỡ máu, huyết áp, lại cực rẻ (30/03/2024)
  + 3 loại rau giàu Protein hơn thịt, nhiều canxi gấp 2 lần xương: Không bị nuôi hóa chất, bổ như nhân sâm, tổ yến (30/03/2024)
  + Trong máy giặt có "chiếc hộp nhỏ" công dụng vô cùng lợi hại: Không biết dùng quá phí (29/03/2024)
  + Loại trái cây ngon ngọt giúp kiểm soát đường huyết, đẩy lùi ung thư, giá chỉ vài chục nghìn đồng (23/03/2024)
  + Nước luộc rau muống chuyển màu xanh đậm có phải rau nhiễm chì không? (23/03/2024)
  + Hoa chuối có nhiều công dụng bất ngờ với sức khỏe mà cả nam nữ đều cần nhưng nhiều người chưa biết dùng (23/03/2024)
  + Chảo mất hết lớp chống dính đừng vứt đi: Nhỏ vài giọt này vào, chảo phục hồi như mới, không còn lo dính (23/03/2024)
  + Rã đông thịt đừng ngâm nước: Đầu bếp khách sạn mách mẹo nhỏ rã đông sau 5 phút và trông như thịt mới mua (23/03/2024)
  + 4 loại dầu ăn không tốt cho sức khỏe nên hạn chế (12/03/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 4
Total: 60232347

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July