Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 09/02/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Sức khỏe & Đời sống >
  Những lưu ý bạn không thể bỏ qua khi ăn củ sen Những lưu ý bạn không thể bỏ qua khi ăn củ sen , Người xứ Nghệ Kiev
 

Củ sen tươi có vị ngọt và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nó được sử dụng trong nhiều món ăn và các vị thuốc. Tuy nhiên, ít người biết thực phẩm này rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng và gây nguy hiểm khi ăn.

 

Giá trị dinh dưỡng

Củ sen còn gọi là liên ngẫu, là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và có ích cho sức khỏe, nhất là với người phụ nữ.Theo Đông y, củ sen có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ tỳ, bổ phế, cầm máu, tráng dương, an thần. Ngoài ra, củ sen là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong củ sen có chứa 70% tinh bột và một số chất như: asparagin, arginin, trigonellin, tyrosin, glucoze, vitamin A, B, C, PP và một số ít tanin.

Ngoài tác dụng bổ phế, bổ huyết, dưỡng da, nó còn giúp tăng sinh lực. Rất tốt cho người bị huyết hư, thiếu máu, phế suy, ho lâu ngày, da mặt khô héo, người gầy yếu, bứt rứt trong người, ăn ngủ kém, phụ nữ kinh nguyệt không đều, phụ nữ yếu khi mang thai.

Củ sen có vị bùi, giòn có thể ăn sống hoặc nấu chín tùy theo khẩu vị của mỗi người. Từ món xào, chiên đến những tô canh hầm hay thức uống, củ sen đều cho bạn những món ngon và bổ dưỡng.

Tác dụng trong chữa bệnh của củ sen

Giúp tăng cường hệ miễn dịch: Củ sen chứa nhiều khoáng chất quan trọng như kẽm, mangan, magiê, sắt và đồng. Các khoáng chất này có vai trò quan trọng trong hoạt động của enzim, tái sinh các tế bào máu. Nước ép củ sen điều hòa hoạt động của dạ dày và ruột non, giúp giảm các vấn đề về đường ruột cũng như để ngăn chặn táo bón và tiêu chảy. Ăn củ sen giúp ngăn ngừa các bệnh, sự tổn thương đại tràng và ruột. Mỗi ngày uống một cốc nước ép củ sen với gừng sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Ngoài vai trò tích cực trong tiêu hóa thức ăn, củ sen còn chứa nhiều vitamin. Vitamin B6 là một coenzym quan trọng trong tổng hợp hóa học tác động đến tâm trạng. Lượng pyridoxine đầy đủ trong củ sen cũng giúp kiểm soát đau đầu, căng thẳng, lo lắng và giảm tâm trạng tồi tệ.

Tác dụng trong chữa hen suyễn: Lượng vitamin C cao trong củ sen có tác dụng hòa tan chất nhầy tiết ra trong đường hô hấp và loại bỏ chất nhầy bằng cách bài tiết ra khỏi cơ thể. Do đó, củ sen thường được dùng để điều trị bệnh hen suyễn, viêm phế quản, cảm lạnh, ho và bệnh lao.

Bảo vệ tim: Củ sen có chứa nhiều vitamin nhóm B như vitamin B6, niacin, acid pantothenic, riboflavin và thiamin... giúp bảo vệ tim, tránh các cơn đau chỉ đơn giản bằng cách kiểm soát cường độ homocysteine trong máu - nguyên nhân dẫn đến đau tim.

Ngoài ra thành phần natri trong củ sen còn giúp kiểm soát sự tiết mồ hôi của cơ thể và kali có vai trò điều hòa nhịp tim và huyết áp ở mức ổn định.

Có ích trong giảm cân: Mặt khác, củ sen là nguồn cung chất xơ tự nhiên làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate phức tạp, giúp giảm lượng cholesterol cũng như giảm cân.

Kiểm soát thần kinh: Ngoài vai trò tích cực của nó trong tiêu hóa thức ăn, củ sen còn chứa nhiều vitamin. Vitamin B6 là một coenzym quan trọng trong tổng hợp hóa học tác động đến tâm trạng. Lượng pyridoxine đầy đủ giúp ta kiểm soát đau đầu, căng thẳng, lo lắng và thất vọng.

Cung cấp vitamin C cho cơ thể: Trong củ sen chứa hàm lượng vitamin C cao. Nếu ăn 100g củ sen, có thể cung cấp 73% nhu cầu vitamin C của cơ thể mỗi ngày. Vitamin C được biết đến là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có lợi cho cơ thể. Nó giúp loại bỏ các gốc tự do - nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật, kể cả bệnh ung thư - trong cơ thể của bạn và ngăn ngừa sự tấn công của các bệnh như tim mạch và ung thư.

Nó giúp duy trì sự vững chắc thành mạch máu, làm đẹp da và bảo vệ khỏi bị nhiễm bệnh. Do đó, vitamin C trong củ sen còn làm tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.


Những bệnh không nên ăn củ sen

Không tốt với bệnh nhân tiểu đường: Do củ sen giàu tinh bột nên nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến tăng lượng insulin. Vì vậy, người bị bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều củ sen.

Người bị dạ dày: Củ sen nhiều chất xơ, người bị chứng kích thích đại tràng, chướng bụng và viêm loét đại tràng nên tránh ăn vì càng dễ gây đầy bụng, khó tiêu.

Dễ nhiễm ký sinh trùng khi ăn củ sen sống: Củ sen chứa nhiều chất dinh dưỡng, tuy nhiên nếu ăn củ sen sống sẽ dễ nhiễm bệnh trùng lát gừng. Vì củ sen là cây thủy sinh, sống ở vùng nước dễ bị ô nhiễm, nên bên ngoài chúng thường bị dính ấu trùng của trùng lát gừng. Các ấu trùng này khó rửa sạch hoàn toàn khi chế biến.

Triệu chứng của bệnh trùng lát gừng là đau âm ỉ vùng bụng trên, tiêu hóa không tốt, đại tiện loãng, lượng nhiều, mùi lạ, thiếu máu, mệt mỏi, sưng phù. Vì vậy, có thể nhiễm phải ký sinh trùng nếu ăn củ sen sống, do đó, cần nấu chín củ sen trước khi ăn.

(Theo Trí thức trẻ)

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/song-dep-song-khoe/nhung-luu-y-ban-khong-the-bo-qua-khi-an-cu-sen-20150904221437930.htm



  Các Tin khác
  + 5 loại quả ‘cứu tinh’ cho tim mạch và giải độc gan, người Việt bày mâm ngũ quả từ lâu (27/01/2025)
  + Uống rượu bia, tuyệt đối không nên đụng đũa 3 loại thịt này: Đặc biệt vị trí thứ nhất nhiều người mắc phải (27/01/2025)
  + Có nên ăn cơm vào buổi sáng? Lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng (24/01/2025)
  + 6 loại rau củ tốt từ đầu đến chân, mọi người nên tận dụng ăn thường xuyên (24/01/2025)
  + Uống 1 cốc nước chanh quế vào mỗi sáng, bạn sẽ thu được 6 lợi ích tuyệt vời (24/01/2025)
  + 4 lợi ích tốt của việc ăn toàn đồ luộc đối với sức khỏe (24/01/2025)
  + 4 loại nước uống đẹp da, giảm rụng tóc, loại số 1 nhiều người yêu thích (20/01/2025)
  + Nam giời từ tuổi 45-55 là ngưỡng "sinh tử", hãy bảo vệ sức khỏe với 5 điều này (20/01/2025)
  + 3 loại đau đầu có thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm, bất kỳ ai cũng không nên chủ quan bỏ qua (20/01/2025)
  + Sống khoẻ sau tuổi 60: Tập thể dục hàng ngày hay cách nhật tốt hơn (17/01/2025)
  + Đi chợ thấy 5 loại cá này: Ngon - Bổ - Rẻ, tốt ngang nhân sâm, tổ yến (17/01/2025)
  + 3 phần thịt lợn cực bẩn, chứa đầy mầm bệnh, ra chợ thấy rẻ cũng đừng ham (17/01/2025)
  + Top 5 loại quả sạch, ít hoá chất: An tâm cho sức khoẻ gia đình (17/01/2025)
  + Ai không nên ăn rau cải cúc? (17/01/2025)
  + Uống 1 cốc nước chanh quế vào mỗi sáng, bạn sẽ thu được 6 lợi ích tuyệt vời (17/01/2025)
  + Loại quả có hương vị ‘đệ nhất thế giới’, mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ (17/01/2025)
  + Khung giờ ăn sáng, ăn trưa tốt cho sức khỏe: Ai cũng nên biết sớm (17/09/2024)
  + Thêm thứ này khi hâm nóng cơm nguội bằng lò vi sóng, cơm thơm dẻo như vừa mới nấu (11/08/2024)
  + 5 loại hạt được xem như "thuốc bổ trời ban" khi ngâm thành nước uống (10/08/2024)
  + Trào lưu uống nước muối thải độc cơ thể, bạn có tham gia không? Chuyên gia nhận định gì về trào lưu này? (10/08/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 27
Total: 67016013

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July