Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 08/02/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Sức khỏe & Đời sống >
  16 Công Dụng Của Củ Gừng Với Sức Khỏe 16 Công Dụng Của Củ Gừng Với Sức Khỏe , Người xứ Nghệ Kiev
 

Từ lâu, gừng được biết như là một loại gia vị đối với việc nấu ăn. Nhưng ngoài việc giúp thức ăn thơm ngon hơn, gừng còn có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe, mời các bạn cùng tìm hiểu những công dụng của củ ngừng nhé!cong-dung-cua-gung-doi-voi-suc-khoe-7Theo các nhà nghiên cứu Đan Mạch, gừng có thể làm giảm cơn đau tim và đột quỵ. Một thí nghiệm kéo dài 7 ngày cho thấy, những phụ nữ ăn 70 g hành sống hoặc 5 g gừng tươi mỗi ngày có thể tránh được việc sản sinh dramacin, một chất gây kết dính tiểu cầu, tạo thành cục máu, làm tắc nghẽn thành mạch.

 

Theo y dược học hiện đại, gừng có tinh dầu 2% – 3%, chất nhựa 5%, chất béo 3% tinh bột và các chất cay như zingeron, shogaola. Gừng và tinh dầu chiết xuất từ gừng còn được cho là mang lại nhiều công dụng sức khỏe trong những trường hợp như:

1. Giảm sự khó chịu của dạ dày

Gừng đã được chứng minh là một loại thuốc giúp trung tiện tốt, vì thế giúp bạn chống lại cảm giác đầy hơi. Hiệu quả hơn hầu hết loại thuốc tây, gừng là một liệu pháp tự nhiên khi bạn đang cố gắng làm giảm bớt sự khó chịu của dạ dày.

cong-dung-cua-gung-doi-voi-suc-khoe-9

Đây là một trong các biện pháp khắc phục tốt nhất cho chứng khó tiêu, đau bụng, co giật, tiêu chảy, đầy hơi và các vấn đề khác liên quan đến đường ruột. Trà gừng cũng được sử dụng để giảm bớt một số triệu chứng dạ dày và tăng cảm giác thèm ăn.

2. Ngộ độc thực phẩm: Gừng có tính sát trùng nên có thể dùng trong điều trị ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra còn có thể điều trị nhiễm trùng đường ruột và kiết lỵ do vi khuẩn.

cong-dung-cua-gung-doi-voi-suc-khoe-12

3. Buồn nôn và nôn: Nghiên cứu đã chứng minh rằng rễ gừng và tinh dầu cũng có hiệu quả chống buồn nôn, say tàu xe và nôn mửa. Trong một số trường hợp còn có thể sử dụng để giảm tình trạng nôn mửa ở phụ nữ mang thai.

4. Giảm cân

Gừng chứa một “nhà máy” sinh nhiệt giúp cơ thể chúng ta đốt cháy chất béo. Nó cũng được cho là làm tăng tỷ lệ trao đổi chất lên 20%.

cong-dung-cua-gung-doi-voi-suc-khoe-11

Ngoài ra, người ta cũng phát hiện ra rằng thức uống chứa gừng nóng dùng kèm trong bữa ăn giúp giảm sự thèm ăn. Điều này có nghĩa là bạn sẽ giữ được cảm giác no lâu hơn và ăn ít hơn.

5. Ngăn ngừa và chống lại ung thư

Các nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ toàn bộ củ gừng có tác dụng ức chế tăng trưởng và hiệu quả tiêu diệt hàng loạt tế bào ung thư mà không ảnh hưởng tới các tế bào khỏe mạnh quanh chúng.

cong-dung-cua-gung-doi-voi-suc-khoe-10

Trong khi các thử nghiệm vẫn tiếp tục được thực hiện, gừng đã được chứng minh, không như nhiều loại thuốc chữa ung thư, nó không khiến khối u biến đổi theo kiểu xuất hiện trở lại to hơn và nguy hiểm hơn.

6. Cải thiện tiêu hóa

cong-dung-cua-gung-doi-voi-suc-khoe-14

Bằng cách thêm gừng vào chế độ ăn, bạn sẽ thấy bất cứ vấn đề tiêu hóa nào bạn đang đối mặt cũng được giảm nhẹ. Gừng làm tăng sản xuất nước bọt và dịch tiêu hóa trong cơ thể của bạn, vì thế giúp bạn thoát khỏi tình trạng khó tiêu.

7. Chữa đau bụng kinh

Nếu bị hành hạ bởi chứng đau bụng kinh, bạn có thể không cần dùng đến bất cứ loại thuốc giảm đau nào và tự làm cho mình một tách trà gừng nóng.

cong-dung-cua-gung-doi-voi-suc-khoe-2

Gừng đã được thử nghiệm với một nhóm phụ nữ bị đau bụng kinh và kết quả cho thấy loại củ này hiệu quả hơn tất cả loại thuốc giảm đau. Bạn cứ thử sẽ thấy ngay tác dụng này.

8. Các vấn đề tim mạch: Nhiều bác sĩ đông y cho rằng gừng có thể giúp ngăn ngừa bệnh và giúp tim mạch khỏe hơn. Nghiên cứu sơ bộ đã chỉ ra rằng gừng có thể hữu ích trong việc giảm mức cholesterol và ngăn ngừa đông máu, giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và giảm tỷ lệ đột quỵ do tim.

cong-dung-cua-gung-doi-voi-suc-khoe-18

9. Rối loạn hô hấp: Do củ gừng và tinh dầu gừng tốt cho tiêu đờm, nó cũng có hiệu quả trong các vấn đề khác nhau về đường hô hấp như lạnh, ho, cảm cúm, viêm phế quản, hen suyễn và khó thở.

cong-dung-cua-gung-doi-voi-suc-khoe-6

Gừng rất hiệu quả trong việc loại bỏ chất nhầy từ cổ họng và phổi. Việc sử dụng mật ong và gừng trong điều trị các vấn đề hô hấp rất phổ biến tại một số nước Châu Á.

10. Viêm và đau: Chiết xuất gừng thường được sử dụng trong các loại thuốc truyền thống để giảm viêm. Nghiên cứu đã chứng minh rằng các đặc tính chống viêm có được là nhờ chất men zingibain có trong gừng.

cong-dung-cua-gung-doi-voi-suc-khoe-8

Chất men này là một loại thuốc giảm đau tự nhiên, giúp giảm các cơn đau cơ, viêm khớp, thấp khớp, đau đầu hay đau nửa đầu. Tinh dầu gừng hoặc bột nhão gừng dùng để mát xa giảm đau đầu, cơ bắp, căng cơ. Nếu sử dụng thường xuyên, gừng làm giảm lượng prostaglandin, do đó giúp giảm đau.

11. Vấn đề kinh nguyệt: Gừng giúp hỗ trợ giảm đau, điều trị ra kinh nguyệt không đều.

cong-dung-cua-gung-doi-voi-suc-khoe

12. Bệnh sốt rét: Củ gừng và tinh dầu gừng cũng có hiệu quả trong điều trị bệnh sốt rét và sốt vàng da.

13. Stress: Tinh dầu gừng giúp giải tỏa tinh thần, loại bỏ các trạng thái căng thẳng,, chóng mặt, bồn chồn và lo lắng.

cong-dung-cua-gung-doi-voi-suc-khoe-17

14. Điều trị liệt dương: Gừng có ích cho sức khỏe nam giới bởi công dụng kích thích sinh dục, hiệu quả trong việc loại bỏ bất lực và điều trị xuất tinh sớm. Gần đây, một nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết, gừng còn có thể điều trị hiệu quả bệnh viêm tinh hoàn.

cong-dung-cua-gung-doi-voi-suc-khoe-15

15. Thận: Nước gừng được cho là có thể làm tan sỏi thận.

16. Chăm sóc tóc: 
Gừng hiệu quả cho chăm sóc tóc. Nước gừng có thể ngăn ngừa gàu.

Lưu ý khi sử dụng gừng

1. Không nên gọt vỏ: Nhiều người gọt vỏ khi ăn gừng mà không biết rằng vỏ gừng cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Vì vậy khi ăn gừng nên rửa sạch sau đó sử dụng theo mục đích.

cong-dung-cua-gung-doi-voi-suc-khoe-13

2. Không nên ăn gừng trong thời gian dài: Những người mắc những bệnh dưới đây không nên ăn gừng liên tục: âm hư hỏa vượng, nhiệt trong, mắc các bệnh mụn nhọt, viêm phổi, phù thũng phổi, hạch phổi, viêm dạ dày, viêm gan, viêm thận, bệnh tiểu đường…

3. Không dùng gừng cho người say nắng: Khi bị cảm lạnh uống nước gừng sẽ rất hiệu quả. Tuy nhiên, trái lại đối với những trường hợp cảm mạo thử nhiệt, cảm mạo phong nhiệt hoặc bị trúng nắng tuyệt đối không cho dùng gừng.

cong-dung-cua-gung-doi-voi-suc-khoe-5

4. Không nên ăn gừng tươi đã bị dập: Chắc chắn nhiều người không biết rằng củ gừng tươi sau khi bị dập sẽ sinh ra một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu đàn sẽ biến thành ung thư gan, ung thư thực quản.

5. Không nên ăn nhiều gừng: Mặc dù gừng có nhiều tác dụng nhưng không nên quá lạm dụng. Chỉ ăn lượng ít mỗi ngày, và không nên ăn liên tục trong thời gian dài.

6. Những người không nên ăn gừng kể cả dùng gừng làm gia vị:  Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng, Đang bị khối u, Viêm hoặc bị loét ruột, Khi bị bệnh gan, Bị sỏi mật, Khi bị trĩ, xuất huyết, Khi bị huyết áp cao, bệnh tim, Khi mang thai giai đoạn cuối và cho con bú thì nên hạn chế dùng gừng, Khi thân nhiệt cao, Các bệnh viêm da và bệnh ngoài da, Quá trình dị ứng, Sự tương tác thuốc.

Lưu ý, nhược điểm của gừng là có thể gây ra một phản ứng khi kết hợp với một số loại thuốc, vì thế trước khi đưa loại thảo mộc này vào chế độ ăn uống của mình, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

cong-dung-cua-gung-doi-voi-suc-khoe-16

Kết luận, gừng tươi tác dụng vào các kinh phế, tỳ, vị, thận và đại tràng, có tác dụng làm ấm, chống lạnh, hồi dương, thông lạch. Có thể dùng gừng để chữa thổ tả, đau bụng, sình bụng, chân tay lạnh, mạch yếu, cảm lạnh, ho, thấp khớp do lạnh… Khoảng 70% đơn thuốc đông y có vị gừng. Do khả năng kỳ diệu của nó, người xưa có câu: “Mỗi ngày một lát gừng già, lương y bất đáo gia”.

Khỏe Mới Vui – 16 Công Dụng Của Củ Gừng Với Sức Khỏe

http://khoemoivui.com/16-cong-dung-cua-cu-gung-voi-suc-khoe/


  Các Tin khác
  + 5 loại quả ‘cứu tinh’ cho tim mạch và giải độc gan, người Việt bày mâm ngũ quả từ lâu (27/01/2025)
  + Uống rượu bia, tuyệt đối không nên đụng đũa 3 loại thịt này: Đặc biệt vị trí thứ nhất nhiều người mắc phải (27/01/2025)
  + Có nên ăn cơm vào buổi sáng? Lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng (24/01/2025)
  + 6 loại rau củ tốt từ đầu đến chân, mọi người nên tận dụng ăn thường xuyên (24/01/2025)
  + Uống 1 cốc nước chanh quế vào mỗi sáng, bạn sẽ thu được 6 lợi ích tuyệt vời (24/01/2025)
  + 4 lợi ích tốt của việc ăn toàn đồ luộc đối với sức khỏe (24/01/2025)
  + 4 loại nước uống đẹp da, giảm rụng tóc, loại số 1 nhiều người yêu thích (20/01/2025)
  + Nam giời từ tuổi 45-55 là ngưỡng "sinh tử", hãy bảo vệ sức khỏe với 5 điều này (20/01/2025)
  + 3 loại đau đầu có thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm, bất kỳ ai cũng không nên chủ quan bỏ qua (20/01/2025)
  + Sống khoẻ sau tuổi 60: Tập thể dục hàng ngày hay cách nhật tốt hơn (17/01/2025)
  + Đi chợ thấy 5 loại cá này: Ngon - Bổ - Rẻ, tốt ngang nhân sâm, tổ yến (17/01/2025)
  + 3 phần thịt lợn cực bẩn, chứa đầy mầm bệnh, ra chợ thấy rẻ cũng đừng ham (17/01/2025)
  + Top 5 loại quả sạch, ít hoá chất: An tâm cho sức khoẻ gia đình (17/01/2025)
  + Ai không nên ăn rau cải cúc? (17/01/2025)
  + Uống 1 cốc nước chanh quế vào mỗi sáng, bạn sẽ thu được 6 lợi ích tuyệt vời (17/01/2025)
  + Loại quả có hương vị ‘đệ nhất thế giới’, mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ (17/01/2025)
  + Khung giờ ăn sáng, ăn trưa tốt cho sức khỏe: Ai cũng nên biết sớm (17/09/2024)
  + Thêm thứ này khi hâm nóng cơm nguội bằng lò vi sóng, cơm thơm dẻo như vừa mới nấu (11/08/2024)
  + 5 loại hạt được xem như "thuốc bổ trời ban" khi ngâm thành nước uống (10/08/2024)
  + Trào lưu uống nước muối thải độc cơ thể, bạn có tham gia không? Chuyên gia nhận định gì về trào lưu này? (10/08/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 67008001

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July